Tình hình chung về việc thu hồi, đền bù sau thu hồi đất nông nghiệp ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Đánh giá ảnh hưởng của việc thu hồi đất nông nghiệp cho phát triển khu du lịch sinh thái tràng an tới thu nhập và việc làm của hộ nông dân trên địa bàn xã trường yên, huyện hoa (Trang 25 - 28)

ở Việt Nam

2.2.1.1 Khái quát tình hình thu hồi đất, đền bù giải phóng mặt bằng ở Việt Nam

Theo số liệu điều tra nông nghiệp, nông thôn Việt Nam từ cục thống kê, tính đến năm 2001 cả nước có tới 445.000 hộ nông dân bị thu hồi đất, chiếm khoảng 4,2% tổng số hộ nông nghiệp và tăng 335.884 hộ so với năm 1994 là cả nước có khoảng 109.116 hộ nông dân bị thu hồi đất. Trong đó, vùng đồng bằng sông Hồng có số hộ bị thu hồi đất lớn nhất với khoảng 300.000 hộ, vùng Đông Nam Bộ có khoảng 108.000 hộ, số hộ bị thu hồi đất ở các vùng khác thấp hơn là Tây Nguyên chỉ có trên 138.291 hộ, Thành phố Hồ Chí Minh là 52.094 hộ…

Đồng nghĩa với thực tế nông dân mất đất sản xuất, thì trong thực tế đã có rất nhiều các KCN, KCX được xây dựng. Theo số liệu điều tra của trường Đại học Kinh tế quốc dân, tính đến hết năm 2003, cả nước đã có 131 KCN và KCX đã được quy hoạch phát triển, trong đó có 91 KCN và 3 KCX được chính thức thành lập, với tổng diện tích 18.240 ha. Ngoài ra còn có 124 cụm công nghiệp hoặc KCN vừa là nhỏ do cá địa phương thành lập, rải rác tại 19 tỉnh, thành phố với tổng diện tích hơn 6.500 ha.

Trong 5 năm từ 2001-2005, tổng diện tích đất nông nghiệp của cả nước đã thu hồi là 366,44 nghìn ha, chiếm khoảng 3,89% tổng diện tích đất nông nghiệp đang sử dụng. Trong đó, diện tích đất nông nghiệp đã thu hồi để xây dựng các KCN và CCN là 39,56 nghìn ha, xây dựng đô thị là 70,32 nghìn ha và xây dựng kết cấu hạ tầng là 136,17 nghìn ha. Trong đó các vùng kinh tế

trọng điểm là khu vực có diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi lớn nhất,chiếm khoảng 50% diện tích đất thu hồi toàn quốc. Những địa phương có diện tích đất bị hồi lớn nhất là Tiền Giang (20.308 ha), Đồng Nai (19.752 ha), Bình Dương (16,627 ha), Quảng Nam (11.812 ha),Cà Mau (13.242 ha),Hà Nội (7.776 ha), Hà Tĩnh (6.391 ha), Vĩnh Phúc (5.573 ha)( Nguyễn Thị Thúy Phương, 2012).

2.2.1.2 Thực tiễn ở một số địa phương

 Thủ đô Hà Nội.

Thủ đô Hà Nội là trung tâm văn hóa, chính trị, kinh tế lớn của cả nước nên quá trình thu hồi đất nông nghiệp để xây dựng KCN diễn ra từ rất sớm. Tính đến hết năm 2004, Hà Nội đã có khoảng 10.000 ha đất nông nghiệp bị thu hồi để xây dựng các KCN, khu đô thị, các khu liên hiệp thể thao quốc gia. Cũng theo số liệu của Bộ NN & PTNT đưa ra, từ năm 2001-2005, Hà Nội có 7.776 ha đất nông nghiệp bị thu hồi. Trước thực trạng nhiều vướng mắc trong giải phóng mặt bằng, các hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp bị thu hồi trên 30% diện tích đất nông nghiệp được giao thì được giải quyết bồi thường bằng đất ở, hoặc nhà ở chung cư hoặc tiền mặt. Diện tích đất trên phải nằm trong Điều 48 Nghị định 84/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 của Chính phủ hướng dẫn thực hiện Luật đất đai. Đối với các trường hợp nhận chuyển nhượng đất nông nghiệp, hoặc thỏa thuận chuyển nhượng, góp vốn bằng quyền sử dụng đất với chủ đầu tư thì không được bồi thường bằng đất ở. Về hạn mức được giao đất ở khi bị thu hồi đất nông nghiệp, đối với thị trấn và các xã ven đô là 60 m², xã đồng bằng là 80 m², xã trung du là 120 m². Nếu không nhận tiền bồi thường bằng đất ở, hộ gia đình và cá nhân có thể nhận bồi thường bằng tiền mặt, hoặc nhà chung cư với diện tích không quá 80 m². Các hộ gia đình, cá nhân khi nhận căn hộ, đất thì phải nộp tiền sử dụng đất ở, tiền mua nhà một lần theo quy định vào ngân sách thành phố, việc nộp tiền không áp dụng dưới hình thức trả chậm. Cho đến nay, Hà Nội đã có 4 KCN

đi vào hoạt động, tiếp nhận 72 doanh nghiệp đầu tư với số vốn lớn và thu hút dược nhiều lao động tham gia sản xuất. Cùng với đó, tình trạng nông dân thất nghiệp cũng diễn ra đáng kể. Để giải quyết vấn đề này, Hà Nội đã có chủ trương hỗ trợ đào tạo nghề cho một lao động là 3,8 triệu dồng, đền bù cho nông dân mất đất SXNN tương ứng với số tiền tính theo diện tích đất bị thu hồi với khung giá đất của UBND TP Hà Nội. Nhờ vậy mà nhiều nông dân sau khi nhận tiền đền bù đã quan tâm chú ý mua sắm vật dụng giai đình mà không quan tâm đến kiếm việc làm nên có rất nhiều hộ nông dân giàu nhưng sau vài năm họ lại rơi vào tình trạng khó khăn do thất nghiệp xảy ra. Nguyên nhân là một phần Hà Nội chưa quan tâm đến vấn đề giải quyết việc làm cho người dân sau khi thu hồi đất ( Phạm Huyền Trang, 2012).

 Tỉnh Bắc Ninh

Bắc Ninh là tỉnh cửa ngõ của Thủ đô Hà Nội, có nhiều tuyến đường quan trọng chạy qua như QL18, QL1A, 1B. Bắc Ninh là tỉnh có cơ chế thông thoáng trong việc đầu tư xây dựng các KCN, có nguồn lao động dồi dào và thị trường tiêu thụ thuận tiện. Vì vậy, trong những năm qua quá trình chuyển đổi mục đích sử dụng đất sang sử xây dựng các KCN của tỉnh diễn ra rất mạnh mẽ, đã góp phần không nhỏ trong đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh luôn đạt mức cao 17-18%, trong đó công nghiệp tăng từ 17-18%, nông nghiệp tăng 4,9-5,2%/năm.Có được kết quả này là do một số KCN của tỉnh đã được xây dựng và đi vào hoạt động nên sớm tạo ra nhiều công ăn việc làm cho nông dân bằng cách mở rộng hệ thống trường dạy nghề, các doanh nghiệp khi thuê đất có chính sách tuyển chọn lao động vào làm việc, tuy nhiên tỷ lệ được tuyển chọn rất thấp. Từ năm 2001-2005, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh mới thu hút được 60.000 lao động vào làm việc, trong đó số lao động địa phương có đất bị thu hồi được tuyển dụng là 3.200 người, nhờ đó mà thu nhập của người dân một ngày tăng lên (Nguyễn Thị Thúy Phương, 2012).

Một phần của tài liệu Đánh giá ảnh hưởng của việc thu hồi đất nông nghiệp cho phát triển khu du lịch sinh thái tràng an tới thu nhập và việc làm của hộ nông dân trên địa bàn xã trường yên, huyện hoa (Trang 25 - 28)