thái Tràng An của các hộ điều tra
Đất nông nghiệp các hộ có mức độ tập trung diện tích khác nhau nên việc thu hồi đất nông nghiệp của các hộ tùy theo vị trí và diện tích mà mức độ thu hồi giữa các hộ là khác nhau. Từ năm 2005 đến nay, đã có 3 lần thực hiện thu
hồi ở xã riêng cho dự án xây dựng cơ sở hạ tầng khu DLST Tràng An, với mỗi lần này thì vị trí thu hồi đất là khác nhau nên có hộ có thể bị thu hồi ba lần nhưng có hộ lại chưa bị thu hồi lần nào.
Theo kết quả điều tra năm 2014 cho thấy hầu hết diện tích đất của các hộ điều tra có đất bị thu hồi là đất nông nghiệp do vậy biến động đất nông nghiệp của các hộ điều tra trước và sau khi thu hồi là rất lớn. Trong 3 nhóm hộ điều tra, tổng diên tích đất nông nghiệp của 60 hộ là 120.342,05m² trong đó diện tích đất SXNN chiếm đa số với 84.239,40m² còn lại là diện tích đất ở nông thôn. Tổng diện tích đất thu hồi là 59.166,50m², chiếm 49,16% tổng diện tích đất nông nghiệp của hộ, và phần lớn diện tích đất thu hồi là đất SXNN. Với diện tích đất bị thu hồi khá lớn như vậy tất yếu sẽ có những ảnh hưởng nhất định tới việc làm và thu nhập của các hộ dân.
Bảng 4.6 Sự biến động của diện tích đất nông nghiệp các nhóm hộ điều tra
Chỉ tiêu Đơn vị
Nhóm
I II III
1. Diện tích đất
Diện tích đất trước thu hồi m² 37.968,55 37.976,50 44.397 Diện tích đất bị thu hồi m² 9.886 17.545,50 31.735 Diện tích đất còn lại m² 28.082,50 20.431,05 12.662
% diện tích bị thu hồi % 26,03 46,2 71,48
2. Loại đất bị thu hồi Trước thu hồi Đất SXNN m² 26.577,95 26.583,55 31.077,90 Đất ở nông thôn m² 11.390,60 11.393 13.319,10 Sau thu hồi Đất SXNN m² 18.669,15 12.547,15 4.103,15 Đất ở nông thôn m² 9.413,40 7.883,90 8.558,85 3. Bình quân Trước thu hồi DTĐ/hộ m² 1.898,43 1.898,83 2.219,85 DTĐ/lao động m² 493,09 147,32 554,96 Sau thu hồi DTĐ/hộ m² 1.404,13 1.021,55 633,1 DTĐ/lao động m² 364,7 244,51 158,27
Nhóm I trước khi thu hồi có tổng diện tích đất là 37.968,55m², như vậy bình quân mỗi hộ có 1.898,43 m² để sản suất. Nhóm II bình quân mỗi hộ có 1.898,83m² trong tổng số 37.976,50m² cả nhóm hộ. Nhóm III trung bình mỗi hộ có 2.219,85 m² với tổng diện tích đất nông nghiệp cả nhóm hộ là 44.397m². Nhìn chung trước khi thu hồi bình quân mội hộ có diện tích khá lớn để sản xuất nông nghiệp, người dân chỉ chú trọng vào đất đai nên khi bị thu hồi đất thì họ trở nên bối rối và lo lắng về ổn định cuộc sống sau khi bị thu hồi.
Sau khi thu hồi, nhóm I là nhóm có diện tích đất bị mất với tỷ lệ thấp nhất là 26,03% tương ứng với 9.886 m² đất bị thu hồi. Do có tỷ lệ mất đất thấp nên bình quân DTĐ/hộ và DTĐ/LĐ biến đổi không lớn. Ở nhóm II có sự biến động rõ ràng hơn với tổng diện tích thu hồi của nhóm là 17.545,50 m², tỷ lệ đất thu hồi là 46,2%, diện tích đất BQ/hộ từ 1.898,83m² giảm xuống còn 1.021,55m². Nhóm III có tổng diện bị thu hồi lên tới 31.735m² chủ yếu là đất SXNN, tỷ lệ diện tích đất thu hồi là 71,48%, diện tích đất BQ/hộ sau thu hồi giảm đến 1.586,75 chỉ còn 633,1 m², diện tích đất BQ/LĐ còn 158,27m², do đó có thể thấy nhóm này chịu tác động mạnh mẽ nhất trong các nhóm hộ thu hồi đất. Rõ rằng việc thu hồi đất cho xây dựng CSHT khu DLST Tràng An đã làm cho diện tích đất nông nghiệp giảm đi rõ rệt, dẫn đến diện tích canh tác trên một khẩu cũng giảm theo, điều này kéo theo nguồn thu nhập từ nông nghiệp bị mất, những người làm nông nghiệp trước đây thì không có việc làm. Với những ảnh hưởng mạnh mẽ như vậy, các hộ dân cần được sự giúp đỡ hỗ trợ từ chính quyền các cấp để ổn định cuộc sống trong tương lai.