3.1. ĐỊNH HƯỚNG XUẤT KHẨU HÀNG MAY MẶC GIA CÔNG CỦA
3.1.1. Triển vọng của ngành may mặc Việt Nam trong những năm tới
“Dệt may là một trong những ngành xuất khẩu mũi nhọn của Việt Nam.” Theo Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas), năm 2019 tổng kim ngạch xuất khẩu của ngành đạt 39 tỷ USD, tăng 7.55% so với năm 2018. Thị trường chính xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam là Hoa Kỳ, chiếm tỷ trọng 38.97% trong kim ngạch với giá trị xuất khẩu khoảng 15.2 tỷ USD. EU là thị trường lớn thứ 2 chiếm tỷ trọng là 11.28%, tiếp sau là thị trường Trung Quốc với tỷ trọng là 10.9%.
Tính đến thời điểm hiện tại (tháng 11 năm 2020), Việt Nam đã ký kết thành cơng 14 FTA trong đó có thể kể đến “ Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương – CPTPP, Hiệp định thương mại Tự do ASEAN – Hồng Kong, Trung Quốc” và mới nhất là “Hiệp định Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu (EVFTA)”. Ngoài ra, chúng ta cịn đang trong q trình đàm phán 2 FTA khác là “Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Khối EFTA (bao gồm 4 nước Thụy Sĩ, Na Uy, Iceland, Liechtenstein)” và “Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Israel”. “Với các cam kết chủ đạo là loại bỏ thuế quan đối với phần lớn hàng hóa, trong đó có các sản phẩm dệt may, các FTA mang đến cho các doanh nghiệp dệt may Việt Nam cơ hội được hưởng thuế suất ưu đãi và giảm bớt rào cản xuất khẩu sang các thị trường đối tác FTA. Ngồi ra, đây cịn là cơ hội để thu hút vốn đầu tư, chiếm lĩnh thị phần nội địa và cải cách doanh nghiệp trong ngành kịp cập nhật theo xu hướng đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế, đảm bảo cho sự phát triển bền vững.”
“Theo Hiệp hội Dệt May Việt Nam (Vitas), xung đột thương mại Mỹ - Trung cũng có thể tạo ra các xu hướng cho các nhà đầu tư Trung Quốc và nước ngoài chuyển dịch đầu tư từ Trung Quốc sang Việt Nam, nhất là khâu nguyên liệu để vừa tránh thuế cao, vừa đáp ứng được yêu cầu xuất xứ để hưởng thuế suất thấp của CPTPP và EVFTA.” Năm 2020 có thể được xem là thời điểm có nhiều đột phá trong hội nhập của Việt Nam khi “Hiệp định Đối tác Tồn diện và Tiến
bộ xun Thái Bình Dương (CPTPP)” được thực thi và “Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu (EVFTA)” được ký kết, giúp doanh nghiệp dệt may tại thị trường Việt Nam gia tăng cơ hội tiếp cận và đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu vào những khu vực, thị trường lớn đầy khó tính mang sự cạnh tranh cao.
Căn cứ vào tiềm năng và lợi thế phát triển của ngành dệt may Việt Nam và dự báo được các cơ hội, thách thức do các Hiệp định thương mại tự do mang lại cũng như tình hình biến động, xung đột thương mại trên thế giới, hết năm 2020, ngành dệt may Việt Nam dự kiến đạt được mục tiêu kim ngạch xuất khẩu đạt 42 tỷ USD, tăng 3 tỷ USD so với năm 2019. Trên thực tế, do ảnh hưởng lớn của đại dịch Covid 19, hầu như các nước trên thế giới đều hạn chế hoạt động ngoại thương để kiểm soát dịch bệnh, điều này làm nền cho kinh tế bị ảnh hưởng khá nghiêm trọng, dẫn đến hoạt động XK trong khoảng nửa đầu năm 2020 có xu hướng giảm khá nhiều so với 2019. Tuy nhiên với tình hình hiện nay, dịch bệnh đang dần được kiểm soát tương đối tốt trong nước, Việt Nam đang dần mở cửa để cho phép các mặt hàng y tế, may mặc xuất khẩu nhiều hơn.
Nhìn xa hơn trong tương lai, cơ hội cho ngành vẫn còn khá tươi sáng. Trong kỳ họp Quốc hội vào tháng 5 vừa rồi, các đại biểu đã “ chính thức bỏ phiếu thơng qua hiệp định EVFTA” và bắt đầu có hiệu lực từ tháng 8 năm 2020. “Theo Cơng ty chứng khốn Bảo Việt, khi hiệp định EVFTA vừa chính thức có hiệu lực, ngành dệt may tại Việt Nam sẽ có điều kiện nâng cao năng lực cạnh tranh khi 100% dòng thuế hàng may mặc sẽ được cắt giảm trong vòng 7 năm tại thị trường tiêu thụ hàng may mặc lớn nhất thế giới.” Ký kết thành công FTA này thật sự mang lại nhiều lợi ích cho thương mại cho Việt Nam. Việc ký kết này đồng nghĩa với việc ký kết thương mại tự do với 27 quốc gia thành viên, đây là một ký kết lớn mang tính hợp tác khu vực sẽ giúp thúc đẩy hoạt động kinh tế Việt Nam thuận lợi hơn.