Thúc đẩy phát triển ngành dệt may

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG MAY mặc GIA CÔNG của CÔNG TY cổ PHẦN DỊCH vụ THƯƠNG mại đầu tư THÁI ANH (Trang 61 - 62)

3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ

3.3.1 Thúc đẩy phát triển ngành dệt may

Hiện nay, ngành công nghiệp phụ trợ và ngành may mặc ở nước ta vẫn chưa phát triển tương ứng. Ngành may nước ta chủ yếu nhập khẩu nguyên phụ liệu từ nước ngồi, điều đó chứng tỏ ngành dệt trong nước vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu cho ngành may. Chính vì vậy, nhà nước cần có biện pháp để cân

- Nhà nước nên đầu tư hình thành một số cụm sản xuất dệt, in ấn, nhuộm vải với công nghệ hiện đại để tạo ra nguyên phụ liệu đạt chất lượng phục vụ ngành may mặc trong nước.

- Xây dựng các Trung tâm cung ứng nguyên phụ liệu tại các thành phố lớn như Hà Nội, Hồ Chí Minh, … để kịp thời cung ứng được nguyên phụ liệu cho các doanh nghiệp trong ngành. Có chính sách thu hút và khuyến khích đầu tư nước ngồi trong ngành sản xuất vật liệu, khuyến khích đầu tư hơn nữa vào các vùng nông thôn, đông dân cư nhằm giải quyết vấn đề việc làm đồng thời cân bằng hệ sinh thái, bảo vệ môi trường.

- Phát triển công nghiệp Dệt may cần kết hợp với sự phát triển của ngành nông nghiệp và một số ngành kinh tế khác. Chính vì vậy, Nhà nước cần có những chính sách kêu gọi và hỗ trợ nơng dân ở các vùng nông thôn, vùng trung du tổ chức quy hoạch trồng các cây công nghiệp như bông, đay…phục vụ công nghiệp dệt may. Nhằm xây dựng nguồn cung ứng nguyên phụ liệu ổn định và giá rẻ trong nước cho ngành dệt may và đem lại việc làm và thu nhập cho người dân, qua đó thúc đẩy sự tăng trưởng của nền kinh tế.

- Chú trọng hơn vào việc xây dựng và tăng cường năng lực ứng phó với các vụ kiện chống bán phá giá, các rào cản kỹ thuật thương mại mới trong lĩnh vực dệt may.

- Chú trọng phát triển nguồn nhân lực cho xuất khẩu hàng may mặc, đào tạo ứng dụng các kỹ năng nghiên cứu thị trường, marketing, kỹ năng đàm phán, thanh tốn quốc tế, nghiệp vụ ngoại thương, có khả năng sáng tạo và ứng dụng được khoa học công nghệ hiện đại cho phát triển của Việt Nam trong cuộc cạnh tranh đường dài này.

- Cần tăng cường đầu tư phát triển hệ thống kết cấu cơ sở hạ tầng xuất khẩu, trình độ thơng tin liên lạc. Đồng thời, có các chiến lược để khai thác hiệu quả hệ thống hạ tầng hiện có phục vụ tốt nhất cho hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa. Bên cạnh đó, đẩy mạnh ứng dụng các phương thức thương mại điện tử, công nghệ thông tin trong hoạt động thương mại.

- Thành lập các khu công nghiệp hoặc mở rộng quy mô bằng cách liên kết các cụm công nghiệp may với nhau, chun mơn hóa hợp tác hóa nhằm đảm bảo cung ứng, phấn đấu xây dựng Việt Nam thành trung tâm thời trang khu vực Đông Nam Á.

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG MAY mặc GIA CÔNG của CÔNG TY cổ PHẦN DỊCH vụ THƯƠNG mại đầu tư THÁI ANH (Trang 61 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)