3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ
3.3.4. Một số kiến nghị với Hiệp hội Dệt may Việt Nam
Hiệp hội Dệt may Việt Nam nên có những hành động cụ thể tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp may mặc trong nước cải thiện chất lượng hàng hóa, tiếp cận được các thị trường quốc tế đầy tiềm năng. Có thể kể đến như:
Hiệp hội nên tổ chức thêm các buổi hội thảo hay các cuộc thi về thiết kế thời trang nhằm tìm ra nhà thiết kế có tài năng, có sự sáng tạo để giúp các cơng ty có mẫu mã, chất lượng tốt. Đào tạo phát triển nguồn nhân lực phù hợp với xu hướng thời trang hiện nay với sự thay đổi sáng tạo không ngừng của ngành.
Tăng cường tổ chức các buổi hội thảo, hội chợ triển lãm trưng bày sản phẩm về ngành hàng may mặc nhằm giới thiệu, quảng bá sản phẩm giữa các
doanh nghiệp với nhau, học hỏi kinh nghiệm sản xuất xuất khẩu, thông tin thị trường, cập nhật kịp thời xu hướng thời trang của các doanh nghiệp.
Tạo cầu nối giữa nhà cung cấp nguyên vật liệu và các nhà sản xuất hàng may mặc, để có thể chủ động hơn trong việc tìm kiếm nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất.
Phối hợp với Cục xúc tiến thương mại Việt Nam để giúp các doanh nghiệp tiếp thị sản phẩm đến gần hơn với thị trường quốc tế, nhằm xây dựng thương hiệu, nâng cao khả năng cạnh tranh cho các doanh nghiệp và cho cả ngành Dệt may Việt Nam.
KẾT LUẬN
Xuất khẩu là một trong những hoạt động quan trọng đối với nền kinh tế quốc dân. Có thể thấy rằng, một đất nước sẽ trở nên mạnh mẽ và hùng cường nếu đất nước ấy mạnh cả về xuất khẩu lẫn nhập khẩu. Nó chính là chất xúc tác thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế. Quan trọng hơn, xuất khẩu cịn có thể giải quyết được những vấn đề nổi hiện nay như giải quyết tình trạng thất nghiệp, đáp ứng được nhu cầu của người lao động cũng như đáp ứng được kỳ vọng và mong muốn của thị trường. Đối với Việt Nam, đấy mạnh xuất khẩu được xem là chìa khóa để mở ra những mục tiêu, cơ hội mới để Việt Nam có thể cạnh tranh cũng như học hỏi được từ những nước bạn. Hiện nay, với cuộc cách mạng 4.0, đây cũng chính là cơ hội cũng như thách thức đối với nước ta. Trong việc xuất khẩu, ta có thể tận dụng những sự đổi mới trong cơng nghệ để có thể rút ngắn được thời gian hồn thành cơng việc, giảm thiểu số lượng lao động, cạnh tranh với các nước khác. Tuy nhiên, chúng ta cịn chưa thực sự có thế mạnh, cịn yếu kém và cần phải học hỏi nhiều hơn nữa, nắm bắt và chớp lấy thời cơ để khơng bị tụt lại phía sau. Với các nước phát triển, có thể thấy rằng, họ rất chú trọng vào việc xuất khẩu cũng như áp dụng cơng nghiệp hóa-hiện đại hóa vào sản xuất để có thể phát triển một cách nhanh, bền vững và có hiệu quả.
Trước tầm quan trọng đó của xuất khẩu, “Cơng ty cổ phần dịch vụ thương mại đầu tư Thái Anh” đã và đang cố gắng trong việc đưa ra các giải pháp góp phần thúc đẩy hoạt động xuất khẩu phát triển một cách tốt nhất và đóng góp tích cực vào nền kinh tế đất nước.
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp đã trình bày các lý luận chung về hoạt động xuất khẩu, thực trạng xuất khẩu hàng may mặc tiêu biểu là Công ty Cổ phần Dịch vụ và thương mại Thái Anh. Qua đó, đưa ra một số giải pháp cũng như khuyến nghị để góp phần tăng cường hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp ra thị trường quốc tế đầy tiềm năng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Báo cáo hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần dịch vụ thương mại đầu tư Thái Anh giai đoạn 2015-2019
2. Giáo trình kinh tế quốc tế, NXB đại học Kinh tế quốc dân ( 2012) của GS.TS. Đỗ Đức Bình và TS.Ngơ Thị Tuyết Mai
3.Giáo trình thương mại và dịch vụ, Nhà xuất bản Thống kế Hà Nội, Đặng Đào Bình chủ biên
4. Báo cáo ngành dệt may (2019) của Sacombank - SBS
5. TS. Trần Văn Hịa, Giáo trình Thương mại quốc tế. NXB Tài chính, 2009 6. Đồn Thị Hồng Vân, Quản trị XNK, NXB Tổng hợp HCM 2013
7. Cẩm nang doanh nghiệp: Tổng hợp cam kết trong các FTA đối với ngành dệt may. Được thực hiện bởi Trung tâm WTO và Hội nhập – VCCI : https://trungtamwto.vn/
8. xuất khẩu: https://vi.wikipedia.org/xuatkhau ; https://www.tampacific.vn/ ;
https://lamketoan.vn/
9. Dữ liệu thông tin doanh nghiệp:
https://www.thongtincongty.com/company/4515b4af-cong-ty-co-phan-dich-vu- thuong-mai-dau-tu-thai-anh/