Có các chính sách ưu đãi nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu gia công

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG MAY mặc GIA CÔNG của CÔNG TY cổ PHẦN DỊCH vụ THƯƠNG mại đầu tư THÁI ANH (Trang 62 - 63)

3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ

3.3.2 Có các chính sách ưu đãi nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu gia công

Nhà nước cần đề ra nhiều chính sách để giúp đỡ doanh nghiệp về vốn, lãi suất tín dụng, chằng hạn như:

- Trong việc di dời và thực hiện chính sách hiện đại hóa các cơng xưởng nhà máy tại các khu đô thị lớn, cần hỗ trợ trong việc vay vốn của các doanh nghiệp cũng như trong việc mở rộng và nâng cao khả năng sản xuất, từng bước chuyển mình từ gia cơng xuất khẩu sang sản xuất và xuất khẩu trực tiếp.

- Qua các cơng cụ tín dụng, lãi suất từ các ngân hàng, chính phủ cũng có thể đề ra các chính sách như cắt giảm định mức tín dụng, thủ tục trong vay vốn ngân hàng diễn ra một cách nhanh chóng và thuận lợi. Doanh nghiệp được hưởng mức giá vay vốn ưu đãi và thời gian hoàn vốn được kéo dài cho các doanh nghiệp mới,...

- Chính sách bình ổn lãi suất, giá sẽ giúp doanh nghiệp ổn định trong sản xuất để doanh nghiệp tập trung đầu tư phát triển xuất khẩu. Ngoài ra, Nhà nước nên áp dụng thêm các biện pháp khác như trợ cấp xuất khẩu, cấp tín dụng xuất khẩu … nhằm giúp các doanh nghiệp may mặc nhỏ lẻ phát triển, từ đó doanh nghiệp có thể tăng lợi nhuận thu về và tăng khả năng cạnh tranh để xuất khẩu hàng hóa.

Về quản lý và phân bổ hạn ngạch: Tuy rằng nước ta đã và đang có sự thay đổi trong vấn đề quản lý song vẫn còn nhiều hạn chế còn tồn đọng. Hiện nay, số lượng sản xuất để xuất khẩu của các doanh nghiệp may mặc luôn lớn hơn hạn ngạch cho phép. Vì vậy, doanh nghiệp ln phải tìm cách xin thêm hạn ngạch hay tìm một số doanh nghiệp để ủy thác xuất khẩu. Điều này làm giảm lợi nhuận, gia tăng chi phí sản xuất gia cơng. Đồng thời cũng có thể tạo ra các vấn đề tiêu cực khi xin hạn ngạch bổ sung cho doanh nghiệp.

Chính sách về tỷ giá hối đối: “Có thể thấy tỷ giá hối đối được sử dụng như một cơng cụ hữu hiệu trong các cuộc cạnh tranh thương mại giữa các nước khi tham gia xuất khẩu. Cơng cụ này có thể khuyến khích xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu, bảo hộ mậu dịch cho các nước đang phát triển”. Đối với ngành Dệt may, với hoạt động xuất khẩu thì việc điều chỉnh về tỷ giá hối đối sẽ có những tác động quan trọng. Vì thế, việc nước ta sử dụng chính sách để tỷ giá hối đoái một cách hợp lý sẽ giúp doanh nghiệp có thể đẩy mạnh xuất khẩu. Đồng thời, Nhà nước luôn phải chú trọng đến các yếu tố tác động đến xuất khẩu khi ấn định tỷ giá hiện hành. Đối với các nước phát triển tiêu biểu là Việt Nam thì điều này là hết sức quan trọng.

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG MAY mặc GIA CÔNG của CÔNG TY cổ PHẦN DỊCH vụ THƯƠNG mại đầu tư THÁI ANH (Trang 62 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)