CHƯƠNG 3 THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
3.4. lý Xử số liệu
3.4.5. Phân tích tương quan
Mối tương quan là thước đo cho sự liên kết đồng đều giữa hai biến. Một quan hệ đồng đều giữa hai biến là quan hệ mà trong đó khi giá trị của một biến tăng lên, giá trị của biến khác cũng tăng theo, hoặc khi giá trị của một biến tăng lên, giá trị của biến khác giảm. Trong dữ liệu có sự tương quan, sự thay đổi về giá trị của một biến được gắn liền với sự thay đổi về giá trị của một biến khác theo cùng một hướng hoặc ở hướng ngược lại. Nói cách khác, các giá trị cao hơn của một biến có xu hướng liên hệ với các giá trị cao hơn (tương quan dương) hoặc thấp hơn (tương quan âm) của biến khác, và ngược lại. (Patrick S., Christa B., Lothar A. S., 2018)
Mối quan hệ tuyến tính giữa hai biến là một trường hợp đặc biệt của quan hệ đồng đều. Thông thường, thuật ngữ “mối tương quan” được sử dụng trong bối cảnh xem xét mối quan hệ tuyến tính giữa hai biến số liên tục và ngẫu nhiên, chúng được gọi là hệ số tương quan Pearson, ký hiệu là “r” (Joseph L. R., Alan W. N., 1988). Mức độ thay đổi trong một biến liên tục liên quan đến sự thay đổi trong một biến liên tục khác có thể được mơ tả bằng tốn học dưới thuật ngữ hiệp phương sai của các biến, nó là thước đo về cách hai biến thay đổi cùng nhau. Hệ số tương quan Pearson dùng để đo lường hiệp phương sai theo tỷ lệ dao động từ -1 đến +1 (Dennis D. W., William M. III, Richard L. S., 2008). Trong đó, mối tương quan được coi là hồn hảo khi r có giá trị là -1 hoặc +1, điều đó có nghĩa rằng mọi điểm trong dữ liệu đều nằm chính xác trên 1 đường thẳng. Nếu r bằng 0, điều này có nghĩa khơng có sự tương quan giữa hai biến (Patrick S., Christa B., Lothar A. S., 2018). Mối tương quan giữa các cặp được xem là cao nếu giá trị tuyệt đối của r lớn hơn 0,7 (Booth
G. D., Niccolucci M. J., Schuster E. G., 1994).