Trình độ học vấn của chủ hộ

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động của đặc điểm hộ gia đình đến chi tiêu cho giáo dục hộ gia đình các tỉnh ven biển vùng đồng bằng sông cửu long (Trang 31 - 33)

CHƯƠNG 2 : PHƯƠNG PHÁP VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU

2.3 Lựa chọn các biến đại diện sử dụng trong mô hình

2.3.2.2 Trình độ học vấn của chủ hộ

Trình độ học vấn của của người thay mặt gia đình đình quyết định các việc hệ trọng trong hộ gia đình cũng là nhân tố có khả năng tác động đến chi tiêu giáo dục.

Ilon và Moock (1991) trong một nghiên cứu của mình ở vùng nơng thơn Peru cũng đã sử dụng biến học vấn của cả bố và mẹ để đánh giá nhu cầu giáo dục của hộ gia đình. Kết quả nghiên cứu cho thấy trình độ giáo dục của mẹ tác động mạnh hơn đến các quyết định giáo dục của con trẻ trong hộ gia đình. Trong nghiên cứu của Glick and Sahn (2000) thì trình độ học vấn của bố mẹ có mối quan hệ tích cực với số năm đến trường của trẻ. Nghiên cứu của Lee (2008) cũng cho kết quả tương tự

về mối tương quan cùng chiều giữa trình độ học vấn của bố mẹ với quyết định đầu tư giáo dục cho con cái. Trình độ học vấn của bố mẹ càng cao thì họ đầu tư giáo dục cho con cái càng cao. Có thể nhận định rằng, trình độ học vấn của bố mẹ có ảnh hưởng đến các quyết định giáo dục của trẻ, trong đó có cả vấn đề chi tiêu cho giáo dục của hộ.

Một vài nghiên cứu khác cũng sử dụng trình độ học vấn của chủ hộ để ước lượng khả năng ảnh hưởng đến chi tiêu giáo dục của hộ gia đình, thay vì việc sử dụng biến trình độ giáo dục của bố mẹ. Tilak (2002) nhận định rằng trình độ học vấn của chủ hộ là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến chi tiêu giáo dục của hộ gia đình. Người chủ hộ trong các gia đình ở Việt Nam thường là chủ lực trong gia đình về mặt kinh tế hoặc người được kính trọng. Nghiên cứu của Trần Thanh Sơn (2012) cho thấy trình độ học vấn của chủ hộ càng cao thì chi tiêu cho giáo dục càng nhiều. Chủ hộ có trình độ học vấn càng cao, khả năng thu nhập của họ cũng sẽ cao hơn và sẽ dành nhiều sự ưu tiên cho chi tiêu giáo dục của các thành viên trong hộ gia đình. Ngược lại, khi chủ hộ có trình độ học vấn thấp, thì nhiều khả năng họ có mức thu nhập thấp, từ đó chi phối đến các quyết định phân bổ ngân sách cho hoạt động giáo dục.

Trình độ học vấn của chủ hộ đại diện cho trình độ nhận thức của chủ hộ và có thể được đo lường bằng nhiều cách khác nhau. Theo Filmer và Pritchett (1998) thì học vấn của một người có thể đo lường bằng số năm đi học. Một cách đo lường khác được Huston (1995) đề nghị và được sử dụng trong nghiên cứu của Qian và Smyth (2008) là sử dụng các biến giả đại diện cho các bậc học khác nhau (tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông…).

Dựa theo các nghiên cứu về giáo dục ở Việt Nam cũng như một số nghiên cứu nước ngoài đã sử dụng số năm đi học để đo lường trình độ học vấn và cho kết quả phù hợp với mục tiêu nghiên cứu ban đầu, Từ đó, trong nghiên cứu này tác giả cũng vận dụng số năm đi học để đo lường trình độ học vấn của chủ hộ. Kỳ vọng đặt ra là số năm đi học của chủ hộ càng nhiều thì chi tiêu giáo dục hộ gia đình càng tăng.

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động của đặc điểm hộ gia đình đến chi tiêu cho giáo dục hộ gia đình các tỉnh ven biển vùng đồng bằng sông cửu long (Trang 31 - 33)