THỰC TRẠNG CHI TIÊU GIÁO DỤC CỦA HỘ GIA ĐÌNH

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động của đặc điểm hộ gia đình đến chi tiêu cho giáo dục hộ gia đình các tỉnh ven biển vùng đồng bằng sông cửu long (Trang 40)

Chương này tập trung vào mô tả tổng quát thực trạng chi tiêu giáo dục của hộ gia đình các tỉnh ven biển ĐBSCL. Nội dung đi sâu trình bày các phần: (i) giới thiệu tổng quát về mẫu dữ liệu; (ii) tổng hợp các biến trong mơ hình; (iii) chi tiêu giáo dục của hộ gia đình theo các đặc điểm kinh tế, đặc điểm nhân khẩu học và đặc điểm khu vực sinh sống của hộ gia đình.

3.1Giới thiệu tổng quát về mẫu dữ liệu

Dữ liệu khảo sát của đề tài bao gồm 533 quan sát hộ các tỉnh ven biển ĐBSCL

và nông thôn là 426 quan sát. Trong mỗi khu vực sinh sống, số hộ có dân tộc Kinh chiếm đa số 485 hộ chia ra thành thị 98 hộ, nông thôn 387 hộ; dân tộc khác là 48 hộ chia ra thành thị 9 hộ, nông thôn 39 hộ [Phụ lục 3.1].

Phân theo nhân khẩu, có 132 hộ có chủ hộ là nữ chia ra thành thị 34 hộ nông thôn 98 hộ; 401 hộ có chủ hộ là nam chia ra thành thị 73 hộ nơng thơn 328 hộ. Đa có chi tiêu cho giáo dục cho trẻ đang đi học từ lớp 1 đến lớp 12. Các quan sát phân bố cho các tỉnh Long An 80, Tiền Giang 82, Bến Tre 73, Trà Vinh 53, Kiên Giang 80, Sóc Trăng 46, Bạc Liêu 60, Cà Mau 59 [Hình 3.1]

số chủ hộ là nam và tập trung nhiều ở nông thôn [Phụ lục 3.4].

Số hộ có tình trạng hơn nhân của chủ hộ sống đơn thân 98 hộ, hộ sống đủ vợ chồng là 435 hộ. Lần lượt thành thị 19 nông thôn 79, thành thị 88 nơng thơn 347 [Phụ lục 3.5].

Về tình hình giáo dục của trẻ: số trẻ đang học từ lớp 1 đến lớp 12 của hộ gia đình chủ yếu một trẻ là 372 hộ, hai trẻ là 134 hộ, ba trẻ là 24 hộ và bốn trẻ là 3 hộ [Phụ lục 3.2].

Số trẻ đang theo học ở các cấp học khác trong mỗi hộ lần lượt không trẻ là 167 hộ, một trẻ là 283 hộ, hai trẻ là 68 hộ, ba trẻ là 15 hộ [Phụ lục 3.3]

3.2Tổng hợp thống kê mơ tả các biến trong mơ hình

Tổng số quan sát được sử dụng trong mơ hình là 533. Giá trị trung bình của LnchiGD_BQ là 7,05 tương ứng với mức chi tiêu cho giáo dục là 1,532 triệu/trẻ/năm; Lnchitieu_BQ là 9,60 tương ứng mức chi tiêu hộ gia đình bình quân là 16,820 triệu/người/năm; LnchiLTTP_BQ là 8,87 tương ứng với mức chi tiêu lương thực thực phẩm bình quân hộ gia đình là 7,971 triệu đồng/người/năm. [Bảng 3.1].

Bảng 3.1: Tổng hợp giá trị trung bình của các biến chính: Mã biến Số quan sát Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất Trung bình Độ lệch chuẩn LnchiGD_BQ 533 5.08 9.33 7.05 .73 chiGD_BQ 533 160.00 11300.00 1532.31 1392.90 Lnchitieu_BQ 533 7.84 11.43 9.60 .50 chitieu_BQ 533 2540.67 91944.00 16820.91 9760.03 LnchiLTTP_BQ 533 6.84 10.28 8.87 .49 chiLTTP_BQ 533 939.00 29280.00 7971.73 4080.80 Tuoi chu ho 533 26 89 49.95 13.85 Treduoi6 533 0 3 .37 .57 Capkhac 533 0 3 .87 .73 Hocvan 533 .00 16.00 6.0469 4.09837 Tsnguoi 533 1 11 4.45 1.50

Nguồn: Kết quả phân tích bộ dữ liệu VHLSS 2012

3.3Chi tiêu giáo dục cho trẻ theo các đặc điểm của hộ gia đình

3.3.1 Đặc điểm khu vực sinh sống của hộ gia đình

Phân theo khu vực sống của hộ gia đình thì chi tiêu cho giáo dục bình qn trẻ có sự khác biệt giữa thành thị và nông thôn. Cụ thể, mức chi tiêu giáo dục khu vực thành thị cao gấp hơn 1,51 lần so với mức chi tiêu ở khu vực nông thôn. Mức chi tiêu cho giáo dục của hộ gia đình ở khu vực thành thị gần 2,104 triệu so với mức 1,388 triệu ở khu vực nơng thơn. Sự chênh lệch này có ý nghĩa thống kê ở mức 5% [Bảng 3.2, Phụ lục 3.6]

Bảng 3.2: Chi tiêu cho giáo dục của hộ gia đình theo khu vực hộ sinh sống (đơn vị: nghìn đồng/trẻ/năm)

Nơng thơn 1.388,53

Thành thị 2.104,71

Chênh lệch (Nông thôn – Thành thị) -716,18

Mức ý nghĩa 5% Có

Nguồn: Kết quả phân tích bộ dữ liệu VHLSS 2012 3.3.2 Đặc điểm nhân khẩu học của hộ gia đình

Các yếu tố nhân khẩu học của hộ được đề cập trong nghiên cứu bao gồm: Sắc tộc của chủ hộ, tình trạng hơn nhân của chủ hộ, quy mơ hộ gia đình, giới tính của chủ hộ, trẻ em dưới 6 tuổi, số trẻ đang theo học cấp học khác, số năm đi học của chủ hộ và giới tính trẻ. Ngồi yếu tố tình trạng hơn nhân của chủ hộ [phụ lục 3.9], quy mơ hộ gia đình [phụ lục 3.15], giới tính của chủ hộ [phụ lục 3.7], và yếu tố số trẻ nhỏ dưới 6 tuổi [phụ lục 3.12] khơng có mối quan hệ rõ ràng đến chi tiêu giáo dục của hộ gia đình, các yếu tố cịn lại đều mối quan hệ với mức chi tiêu này.

Theo dân tộc, mức chi cho giáo dục lớn nhất là dân tộc Kinh sau đó mới đến dân tộc khác (dân tộc Hoa và dân tộc Khơ me). Mức chi này ở các hộ gia đình thuộc dân tộc Kinh là 1,573 triệu đồng/trẻ/năm, dân tộc khác là 1,121 triệu đồng/trẻ/năm . Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê ở mức 5% [Bảng 3.3, Phụ lục 3.8].

Bảng 3.3: Chi tiêu cho giáo dục của hộ gia đình theo sắc tộc của chủ hộ (đơn vị: nghìn đồng/trẻ/năm)

Dân tộc Kinh 1.573

Dân tộc khác (Hoa và Khơ me) 1.121

Mức ý nghĩa 5% Có

Số trẻ đang theo học ở các bậc học khác có mối quan hệ với chi tiêu giáo dục . Theo kết quả kiểm định trung bình nhận thấy số thành viên học cấp học khác càng nhiều thì chi tiêu cho giáo dục cho các thành viên đang theo học lớp 1 đến 12 càng giảm. Hộ gia đình khơng có thành viên học cấp học khác chi 2,133 triệu đồng/trẻ/năm, 01 thành viên chi 1,329 triệu đồng/trẻ/năm, 02 thành viên chi 1,080 triệu đồng/trẻ/năm, 03 thành viên chi 0,729 triệu đồng/trẻ/năm. Tuy nhiên, qua kết quả phân tích phương sai giữa các nhóm thì chỉ có nhóm khơng có thành viên cấp học khác có sự khác biệt với các nhóm cịn lại với mức ý nghĩa ở mức 5%, giữa các nhóm cịn lại khơng có ý nghĩa thống kê [Bảng 3.5, Phụ lục 3.11].

Bảng 3.4: Chi tiêu cho giáo dục của hộ gia đình theo nhóm thành viên học cấp học khác (đơn vị: nghìn đồng/trẻ/năm) 0 2.133 1 1.329 2 1.080 3 729 Tổng cộng: 1.532 Mức ý nghĩa 5% Có

Nguồn: Kết quả phân tích bộ dữ liệu VHLSS 2012

Theo kết quả phân tích giá trị trung bình về chi tiêu giáo dục bình quân trẻ nữ cao hơn trẻ nam. Hộ gia đình có xu hướng chi tiêu giáo dục cho con em là nữ nhiều hơn nam. Mức chi tiêu cho trẻ nữ là 1,699 triệu đồng/trẻ/năm với trẻ nam là 1,378 triệu đồng/trẻ/năm. Kết quả phân tích phương sai giữa hai nhóm có ý nghĩa ở mức 5% [phụ lục 3.10]

Số năm đi học của chủ hộ cũng có mối quan hệ tuyến tính theo xu hướng số năm đi học của chủ càng cao thì càng đầu tư nhiều (chi tiêu giáo dục nhiều) cho con em trong hộ [hình 3.2]. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê ở mức 5% [Phụ lục 3.12]

2.500 2.052 1.745 1.532 1.422 1.500 1.306 1.128 1.000 500 - Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Nhóm 4 Nhóm 5 Tổng

Nhóm 1: số năm đi học chủ hộ thấp nhất; Nhóm 5: số năm đi học chủ hộ cao nhất Nguồn: Kết quả phân tích bộ dữ liệu VHLSS 2012

Hình 3.2: Chi tiêu giáo dục của hộ gia đình theo các nhóm học vấn của chủ hộ

Số năm đi học của chủ hộ càng nhiều thì chi tiêu cho giáo dục của hộ càng nhiều. Ở nhóm có học vấn cao nhất (16 năm đi học) cao hơn gấp 3 lần so với nhóm có học vấn thấp nhất (tối đa là 2 năm đi học). Các sự chênh lệch về chi tiêu cho giáo dục giữa các nhóm học vấn này đều có ý nghĩa thống kê 5% [phụ lục 3.12].

3.3.2 Đặc điểm kinh tế của hộ gia đình

Chi tiêu giáo dục của hộ gia đình quan hệ tuyến tính với mức chi tiêu bình quân đầu người của hộ gia đình. Những hộ thuộc nhóm chi tiêu cao nhất (nhóm 5) có mức chi tiêu giáo dục cao gấp hai lần so với các nhóm có mức chi tiêu thấp nhất [Hình 3.3]. Kết quả phân tích One-way ANOVA [phụ lục 3.16] cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê 5% giữa các nhóm chi tiêu.

2.500 2.286 2.000 1.549 1.532 1.504 1.500 1.264 1.062 1.000 500 - Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Nhóm 4 Nhóm 5 Tổng

Nguồn: Kết quả phân tích bộ dữ liệu VHLSS 2012

Hình 3.3: Chi tiêu giáo dục của hộ gia đình theo nhóm chi tiêu (nghìn đồng/trẻ/năm)

Tóm tắt chương 3:

Kết quả thống kê gồm 533 quan sát các hộ gia đình có con em đang học từ lớp 1 đến lớp 12 của các tỉnh ven biển ĐBSCL bước đầu cho thấy chi tiêu giáo dục có sự khác biệt: phân theo khu vực sinh sống thì hộ gia đình ở thành thị có mức chi bình qn lớn hơn nơng thơn; phân theo đặc điểm nhân khẩu của hộ gia đình như sắc tộc của chủ hộ, giới tính của trẻ, thành viên học cấp học khác, số năm đi học của chủ hộ đều có ảnh hưởng đến mức chi tiêu cho giáo dục; phân theo đặc điểm kinh tế của hộ ta cũng có kết quả tương tự là chi tiêu bình qn đầu người có mối quan hệ chặt chẽ với mức chi tiêu giáo dục.

CHƯƠNG 4: MƠ HÌNH YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG CHI TIÊU GIÁO DỤC

Sau bước đầu thực hiện các bước thống kê mô tả ở chương 3, trong nội dung chương này tác giả sẽ tiến hành xây dựng mơ hình hồi quy. Căn cứ vào các kiểm định cần thiết cho mơ hình tác giả sẽ đưa ra kết quả và giải thích các các kết quả hồi quy cho nghiên cứu.

4.1Mơ hình hồi quy

Triển khai mơ hình nghiên cứu (2.6) đã nêu ở chương 2, mơ hình hồi của nghiên cứu được xây dựng như sau:

Lnchigd_bq = + lnchitieu_bq + lnchiLTTP_bq + treduoi6 +

dantoc

+ ttnt + capkhac + hocvan + gioitinh + honnhan + tsnguoi +

gioitinhtre + ui 4.2Kiểm định mơ hình

Kiểm định hiện tượng tương quan giữa các biến độc lập chính trong mơ hình khơng cho thấy có sự tương quan mạnh giữa các biến do các hệ số tương quan [phụ lục 4.1] tương đối thấp đều nhỏ hơn 0,8. Hệ số tương quan nhỏ hơn 0,8 cho phép ta kết luận khơng có sự tương quan mạnh giữa các biến trong mơ hình (Hồng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008). Từ đó, ta được phép thực hiện các ước lượng hồi quy bằng phương pháp hồi quy OLS.

Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến thì chúng ta thường xem xét các hệ số phóng đại phương sai VIF. Cũng theo (Hồng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008) nếu VIF của một biến lớn hơn 10 thì biến này được coi là có cộng tuyến cao. Kết quả phân tích cho thấy các hệ số VIF của các biến chính trong mơ hình đều nhỏ hơn 10, [Phụ lục 4.2]. Do vậy, có thể kết luận là khơng có hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến độc lập trong mơ hình.

Kiểm định F về sự phù hợp của mơ hình nhằm xem xét có mối quan hệ tuyến tính giữa các biến độc lập trong mơ hình với biến phụ thuộc hay khơng. Mơ hình

trong nghiên cứu được xem là khơng phù hợp khi tất cả các hệ số hồi quy đều bằng khơng và mơ hình được xem là phù hợp nếu có ít nhất một hệ số hồi quy khác khơng. Kết quả phân tích phương sai ANOVA cho thấy giá trị F(18.491) có ý nghĩa ở mức 1% (Sig có giá trị là 0.000) [Phụ lục 4.2]. Giả thuyết H0 là các hệ số hồi quy điều bằng khơng, kiểm định này có ý nghĩa ở mức 1% cho phép bác bỏ giả thuyết H0, và cho phép chấp nhận giả thuyết H1 là có ít nhất một hệ số ước lượng trong mơ hình khơng bằng khơng, mơ hình được xem là phù hợp.

Kiểm định phương sai số dư không đổi sử dụng kiểm định Spearman. Kết quả kiểm định Spearman nhận thấy đa số các biến chính của mơ hình có mức ý nghĩa đều lớn hơn 0,05 [Phụ lục 4.3]. Theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008) cho phép nhận định phương sai phần dư không thay đổi.

Bảng 4.1: Các yếu tố ảnh hưởng đến chi tiêu giáo dục của hộ gia đình

Tên biến Hệ số Mức ý nghĩa

Tung độ góc 4.613 0.000

Ln chi tiêu bình quân 0.533 0.000

Ln chi LTTP bình qn -0.349 0.000

Giới tính của chủ hộ 0.015 0.854

Tình trạng hơn nhân của chủ hộ 0.035 0.697

Số trẻ em dưới 6 tuổi -0.096 0.080

Số trẻ em học cấp học khác -0.336 0.000

Số năm đi học của chủ hộ 0.038 0.000

Giới tính của trẻ -0.066 0.230

Quy mơ hộ gia đình 0.058 0.006

Sắc tộc của chủ hộ 0.233 0.017

Biến phụ thuộc: Ln chi tiêu giáo dục bình quân trẻ

R – bình phương hiệu chỉnh 0.266

Các hệ số trong mơ hình được ước lượng bằng phương pháp OLS thể hiện ở bảng 4.1. Kết quả ước lượng cho thấy hầu hết các biến có ý nghĩa ở mức 5%. Hệ số R bình phương hiệu chỉnh = 0,266. Như vậy, có thể nói 26,6 sự thay đổi chi tiêu giáo dục bình quân trẻ của hộ gia đình được giải thích bởi các biến độc lập trong mơ hình. Ngồi các biến trong mơ hình, cịn có nhiều nhân tố khác tác động đến chi tiêu giáo dục bình quân trẻ của hộ gia đình.

4.3Giải thích kết quả của mơ hình hồi quy

Sau khi thực hiện các bước kiểm định, kết quả cho thấy chủ hộ có giới tính là nam chi tiêu giáo dục nhiều hơn chủ hộ là nữ giới. Hộ gia đình với chủ hộ đơn thân chi tiêu giáo dục ít hơn chủ hộ đầy đủ vợ/chồng. Hộ gia đình chi tiêu giáo dục cho trẻ là nữ nhiều hơn trẻ nam. Tuy nhiên, 3 hệ số hồi quy này đều khơng có ý nghĩa thống kê [phụ lục 4.1].

Các yếu tố ảnh hưởng có ý nghĩa đến chi tiêu giáo dục của hộ gia đình các tỉnh ven biển ĐBSCL bao gồm: chi tiêu bình quân của hộ, chi tiêu thực phẩm bình quân của hộ, khu vực thành thị- nơng thơn, trình độ học vấn, dân tộc của chủ hộ, quy mô hộ và số thành viên học cấp học khác. Tác động của những yếu tố này đến chi tiêu giáo dục thể hiện thông qua các hệ số hồi quy. Tiếp theo, tác giả sẽ thảo luận và phân tích cụ thể các tác động của những yếu tố ảnh hưởng đến chi tiêu giáo dục ở phần dưới đây.

4.3.1Đặc điểm kinh tế hộ gia đình

4.3.1.1Chi tiêu bình quân hộ gia đình

Hệ số hồi quy của biến chi tiêu bình qn của hộ gia đình có hệ số là +0,533, quan hệ cùng chiều với chi tiêu giáo dục của hộ gia đình. Trong điều kiện các nhân tố khác khơng thay đổi, nếu chi tiêu bình qn của hộ gia đình tăng 10% thì chi tiêu giáo dục của hộ gia đình tăng 5,33% và ngược lại. Kết quả hệ số hồi quy mối quan hệ cùng chiều giữa chi tiêu giáo dục và chi tiêu hộ gia đình này cũng phù hợp với kết quả thống kê mơ tả ban đầu khi cho rằng việc tăng chi tiêu bình quân của hộ

cũng sẽ làm tăng chi tiêu giáo dục. Ngồi ra, nhóm hộ có chi tiêu càng cao thì chi tiêu giáo dục càng cao.

4.3.1.2Chi tiêu lương thực, thực phẩm bình quân hộ gia đình

Hệ số hồi quy của biến chi tiêu lương thực, thực phẩm bình quân của hộ gia đình có hệ số -0,349, quan hệ nghịch chiều với chi tiêu giáo dục của hộ gia đình, Trong điều kiện các nhân tố khác không thay đổi, nếu chi tiêu lương thực, thực phẩm bình quân của hộ gia đình tăng 10% thì chi tiêu giáo dục của hộ gia đình giảm 3,49% và ngược lại. Chi tiêu thực phẩm bình quân của hộ gia đình tăng sẽ dẫn đến chi tiêu giáo dục giảm xuống. Điều này có thể được giải thích bởi chi tiêu cho thực phẩm vẫn chiếm tỷ trọng cao (năm 2012 là 56%) trong tổng mức chi tiêu của hộ gia đình (Tổng cục thống kê, 2012). Đời sống của hộ gia đình các tỉnh ven biển ĐBSCL còn thấp, chi tiêu lương thực, thực phẩm lại chiếm tỷ trọng cao trong tổng chi tiêu nên không tránh khỏi ảnh hưởng tiêu cực đến chi tiêu giáo dục của hộ gia đình 4.3.2Đặc điểm nhân khẩu học của hộ gia đình

4.3.2.1Quy mơ hộ gia đình

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động của đặc điểm hộ gia đình đến chi tiêu cho giáo dục hộ gia đình các tỉnh ven biển vùng đồng bằng sông cửu long (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(83 trang)
w