CHƯƠNG 2 : PHƯƠNG PHÁP VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
2.3 Lựa chọn các biến đại diện sử dụng trong mô hình
2.3.2.6 Số thành viên còn đi học ở các bậc học khác và số trẻ em dướ i6 tuổi
Trong các đặc điểm nhân khẩu học của hộ gia đình thì quy mơ hộ gia đình cũng là một nhân tố có ảnh hưởng đến các quyết định giáo dục nói chung và chi tiêu giáo dục nói riêng. Các nghiên cứu trước của Huston (1995) và Tilak (2002) đã chứng minh được quy mơ hộ gia đình có tác động đến các khoản chi tiêu giáo dục của hộ gia đình. Tuy nhiên trên thực tế có trường hợp những hộ gia đình có nhiều thành viên, nhưng đa số các thành viên đã tham gia lao động, thì các thành viên cịn lại nhiều khả năng sẽ được chi tiêu giáo dục nhiều hơn. Vì vậy, trong một số nghiên cứu đánh giá nhân tố tác động đến các quyết định giáo dục đã thay thế biến quy mơ hộ gia đình bằng một vài biến phân loại cụ thể hơn. Mauldin và cộng sự (2001) đã sử dụng số trẻ em trong hộ thay thế nhân tố quy mơ hộ gia đình để đánh giá tác
động đến việc đến trường và chi tiêu giáo dục của trẻ. Nghiên cứu Chi tiêu giáo dục hộ gia đình ở khu vực thành thị của Trung Quốc (Quian và Smith, 2010) cũng nhận thấy số trẻ em ở độ tuổi dưới 6 ảnh hưởng có ý nghĩa và tác động tiêu cực đến chi tiêu giáo dục. Điều này có nghĩa là hộ gia đình có càng nhiều trẻ em dưới 6 tuổi, chi tiêu dành cho những thành viên nhỏ tuổi này sẽ làm giảm chi tiêu giáo dục của hộ gia đình.
Bên cạnh đó, số thành viên cịn lại đang đi học nhiều khả năng cũng ảnh hưởng trực tiếp đến chi tiêu giáo dục của hộ gia đình. Số thành viên cịn đang đi học ở các bậc học khác càng nhiều, mức phân bổ ngân sách cho các thành viên đang đi học có thể giảm.
Với nghiên cứu này, tác giả sử dụng số thành viên còn lại trong hộ đang theo học ở các bậc học khác và số trẻ dưới 6 tuổi đại diện quy mơ hộ gia đình để đánh giá tác động đến chi tiêu giáo dục của hộ gia đình. Nghiên cứu kỳ vọng số thành viên đang đi học ở các bậc học khác và số trẻ dưới 6 tuổi càng tăng thì chi tiêu giáo dục càng giảm.