Chi tiêu lương thực, thực phẩm bình quân hộ gia đình

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động của đặc điểm hộ gia đình đến chi tiêu cho giáo dục hộ gia đình các tỉnh ven biển vùng đồng bằng sông cửu long (Trang 50 - 51)

CHƯƠNG 4 : MÔ HÌNH YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG CHI TIÊU GIÁO DỤC

4.3 Giải thích kết quả của mô hình hồi quy

4.3.1.2 Chi tiêu lương thực, thực phẩm bình quân hộ gia đình

Hệ số hồi quy của biến chi tiêu lương thực, thực phẩm bình qn của hộ gia đình có hệ số -0,349, quan hệ nghịch chiều với chi tiêu giáo dục của hộ gia đình, Trong điều kiện các nhân tố khác không thay đổi, nếu chi tiêu lương thực, thực phẩm bình quân của hộ gia đình tăng 10% thì chi tiêu giáo dục của hộ gia đình giảm 3,49% và ngược lại. Chi tiêu thực phẩm bình quân của hộ gia đình tăng sẽ dẫn đến chi tiêu giáo dục giảm xuống. Điều này có thể được giải thích bởi chi tiêu cho thực phẩm vẫn chiếm tỷ trọng cao (năm 2012 là 56%) trong tổng mức chi tiêu của hộ gia đình (Tổng cục thống kê, 2012). Đời sống của hộ gia đình các tỉnh ven biển ĐBSCL cịn thấp, chi tiêu lương thực, thực phẩm lại chiếm tỷ trọng cao trong tổng chi tiêu nên không tránh khỏi ảnh hưởng tiêu cực đến chi tiêu giáo dục của hộ gia đình 4.3.2Đặc điểm nhân khẩu học của hộ gia đình

4.3.2.1Quy mơ hộ gia đình

Hệ số hồi quy của biến quy mơ hộ có hệ số +0,058, quan hệ cùng chiều với chi tiêu giáo dục. Điều này có nghĩa là trong điều kiện các nhân tố khác không đổi, nếu chủ hộ tăng lên một người thì chi tiêu giáo dục của hộ gia đình sẽ tăng lên 5,8%. Kết quả thống kê mơ tả không cho thấy rõ rệt quy mô hộ gia đình tăng lên thì chi tiêu giáo dục sẽ tăng lên nhưng khơng có ý nghĩa thống kê, tuy nhiên kết quả hồi quy thì có ý nghĩa.

4.3.2.2Trình độ học vấn của chủ hộ

Hệ số hồi quy của biến trình độ học vấn của chủ hộ có hệ số +0,038, quan hệ cùng chiều với chi tiêu giáo dục của hộ gia đình. Trong điều kiện các nhân tố khác không đổi, nếu số năm đi học của chủ hộ tăng lên 1 năm thì chi tiêu giáo dục của hộ gia đình đó tăng 3,8% và ngược lại. Thống kê mô tả mối quan hệ giữa chi tiêu giáo dục và học vấn của chủ hộ ở chương 3 (mục 3.4.2) cũng cho kết quả tương tự. Chủ

hộ ở nhóm học vấn cao nhất có mức chi tiêu giáo dục gấp 2 lần so với nhóm có học vấn thấp nhất. Có thể thấy rằng chủ hộ gia đình có trình độ học vấn càng cao thì xu hướng chi tiêu cho giáo dục càng tăng.

4.3.2.3Sắc tộc của chủ hộ

Biến dân tộc của chủ hộ có hệ số hồi quy là +0,233, quan hệ cùng chiều với chi tiêu giáo dục của hộ gia đình. Theo đó, có thể giải thích sự ảnh hưởng của biến sắc tộc của chủ hộ đến chi tiêu giáo dục của hộ gia đình là trong kiện các nhân tố khác khơng đổi, nếu chủ hộ gia đình là người dân tộc Kinh thì có mức chi tiêu cho giáo dục có hệ số góc cao hơn 2,33 (4,613 + 2,33) so với hộ gia đình có chủ hộ là người dân tộc khác. Kết quả phân tích hồi quy tái khẳng định cho sự khác biệt trong chi tiêu giáo dục giữa hai nhóm chủ hộ dân tộc Kinh và nhóm dân tộc khác. Theo kết quả thống kê mô tả ở chương 3 bước đầu cho thấy chủ hộ gia đình là người dân tộc Kinh có mức chi giáo dục cao hơn so với các hộ gia đình thuộc các dân tộc khác. Giá trị trung bình chi tiêu giáo dục giữa nhóm dân tộc Kinh cao hơn xấp xỉ 1,4 lần so với nhóm dân tộc khác.

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động của đặc điểm hộ gia đình đến chi tiêu cho giáo dục hộ gia đình các tỉnh ven biển vùng đồng bằng sông cửu long (Trang 50 - 51)