Trẻ em dướ i6 tuổi và số trẻ học cấp học khác trong hộ gia đình

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động của đặc điểm hộ gia đình đến chi tiêu cho giáo dục hộ gia đình các tỉnh ven biển vùng đồng bằng sông cửu long (Trang 51)

CHƯƠNG 4 : MÔ HÌNH YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG CHI TIÊU GIÁO DỤC

4.3 Giải thích kết quả của mô hình hồi quy

4.3.2.4 Trẻ em dướ i6 tuổi và số trẻ học cấp học khác trong hộ gia đình

Bên cạnh đó, số thành viên dưới 6 tuổi cũng tương quan ngược chiều với chi tiêu giáo dục hộ gia đình. Hệ số hồi quy cho thấy hộ gia đình có thêm trẻ em dưới 6 tuổi thì có mức chi tiêu giáo dục càng giảm. Cụ thể biến số thành viên dưới 6 tuổi có hệ số hồi quy bằng -0,096, điều này cũng được giải thích, trong điều kiện các nhân tố khác khơng đổi, hộ gia đình có thêm một thành viên dưới 6 tuổi thì mức chi tiêu giáo dục giảm 9,6%. Với mức ý nghĩa 10%, điều này được lý giải là hộ gia đình có nhiều trẻ em dưới 6 tuổi thì có rất nhiều khoản chi cho các thành viên này nên hạn chế mức đầu tư cho giáo dục của hộ gia đình.

Tương tự, số trẻ em đang theo học cấp học khác trong hộ cũng tương quan ngược chiều với chi tiêu giáo dục hộ gia đình. Hệ số hồi quy của biến này là mang dấu âm, hộ gia đình càng có nhiều trẻ em học cấp học khác thì sẽ làm giảm mức chi

tiêu giáo dục của hộ gia đình cho nhóm trẻ đang nghiên cứu.

4.3.3 Đặc điểm khu vực sinh sống của hộ gia đình thành thị, nơng thôn

Hệ số hồi quy của biến thành thị- nông thôn là +0,200, quan hệ cùng chiều với chi tiêu giáo dục của hộ gia đình. Trong điều kiện các nhân tố khác khơng thay đổi, nếu hộ gia đình đang sinh sống ở khu vực thành thị thì có mức chi tiêu cho giáo dục có hệ số góc cao hơn 0,2 (4,613+0,2) so với hộ gia đình sinh sống ở khu vực nông thôn.

Kết quả thống kê mô tả cũng khá đồng nhất với kết quả phân tích hồi quy, sự khác biệt giữa chi tiêu giáo dục của hộ gia đình theo đặc điểm khu vực sinh sống rất khác nhau. Theo phân tích ở chương 3 thì có sự chênh lệch rõ rệt trong chi tiêu giáo dục giữa những hộ gia đình ở khu vực thành thị so với hộ gia đình ở nơng thơn. Hộ gia đình ở khu vực thành thị có mức chi tiêu cho giáo dục cao gấp 1,5 lần so với hộ gia đình ở khu vực nơng thơn.

Tóm tắt chương 4:

Trong nội dung chương này, nghiên cứu đã trình bày mơ hình hồi quy tổng thể các nhân tố thuộc đặc điểm hộ gia đình có khả năng ảnh hưởng đến chi tiêu giáo dục của hộ gia đình Việt Nam. Sử dụng phương pháp bình phương bé nhất thông thường (OLS), để ước lượng giá trị của 11 biến độc lập trong mơ hình. Qua các kiểm định cần thiết, nhận thấy mơ hình khơng vi phạm các giả định cần thiết.

Kết quả nghiên cứu cho thấy biến chi tiêu bình quân của hộ gia đình, chi tiêu lương thực, thực phẩm bình quân của hộ gia đình, sắc tộc của chủ hộ, trình độ học vấn của chủ hộ, khu vực sinh sống thành thị - nơng thơn, quy mơ hộ gia đình, số thành viên dưới 6 tuổi và cuối cùng là số thành viên học cấp học khác có ảnh hưởng đến chi tiêu giáo dục. Bên cạnh đó, nghiên cứu cho thấy chưa đủ bằng chứng để nhận định rằng yếu tố giới tính của chủ hộ và tình trạng hơn nhân chủ hộ, giới tính của trẻ có tác động đến chi tiêu giáo dục của hộ gia đình trong nghiên cứu này.

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ

Nghiên cứu này đánh giá các đặc điểm hộ gia đình tác động đến chi tiêu giáo dục của hộ gia đình các tỉnh Ven biển ĐBSCL được thực hiện dựa trên 533 quan sát được trích lọc từ bộ dữ liệu VHLSS 2012. Nghiên cứu đã xây dựng khung phân tích và đặt ra giả thuyết nghiên cứu các đặc điểm hộ gia đình có khả năng tác động đến chi tiêu giáo dục của hộ gia đình dựa trên các cơ sở của những nghiên cứu có liên quan về chi tiêu hộ gia đình và chi tiêu giáo dục của hộ gia đình. Nghiên cứu sử dụng hai biện pháp thống kê mơ tả và phân tích định lượng dựa các quan sát được tác giả trích lọc, nghiên cứu đã làm sáng tỏ được các nhân tố thuộc đặc điểm hộ gia đình ảnh hưởng có ý nghĩa đến chi tiêu giáo dục của hộ gia đình các tỉnh Ven biển

ĐBSCL. Qua đó kết quả nghiên cứu cũng đã giải quyết được những câu hỏi nghiên

cứu đã được đặt ra ở phần mở đầu của đề tài. 5.1Các kết quả chính của đề tài

5.1.1Đặc điểm kinh tế của hộ gia đình

Chi tiêu của hộ gia đình là nhân tố có ảnh hưởng rõ rệt nhất đến chi tiêu giáo dục của hộ. Chi tiêu bình quân cho từng thành viên trong hộ tăng lên hoặc giảm xuống cũng dẫn đến mức chi tiêu cho giáo dục của hộ tăng lên hoặc giảm xuống. Qua đó cũng cho thấy nhiều khả năng ở những hộ gia đình có mức chi tiêu bình quân thấp thì khả năng chi tiêu giáo dục của các thành viên cũng thấp.

Khi chi tiêu bình quân của hộ tăng (giảm) 10% thì chi tiêu giáo dục tăng (giảm) 5,33%. Hệ số của biến chi tiêu bình quân hộ gia đình này chính là độ co giãn của chi tiêu giáo dục đối với chi tiêu bình quân của hộ. Kết quả hồi quy cho thấy, hệ số hồi quy chuẩn hóa (standardized coefficient) cũng xác định được vị trí ảnh hưởng của biến độc lập đến chi tiêu giáo dục của hộ gia đình. Theo đó, chi tiêu của hộ gia đình có mức độ ảnh hưởng tích cực đến chi tiêu giáo dục hộ gia đình là nhiều nhất (40%). Với kết quả này, chúng ta có thể nhận định rằng giáo dục thực sự nhận được sự quan tâm của người dân các tỉnh ven biển ĐBSCL.

Chi tiêu lương thực, thực phẩm có ảnh hưởng tiêu cực đến chi tiêu giáo dục. Sự gia tăng trong chi tiêu của mặt hàng này sẽ làm sụt giảm khoản chi tiêu dành cho mặt hàng kia và ngược lại. Kết quả nghiên cứu này chỉ ra rằng có mối quan hệ nghịch chiều giữa chi tiêu giáo dục và chi tiêu lương thực, thực phẩm của hộ gia đình. Khi chi tiêu lương thực, thực phẩm của hộ gia đình tăng (giảm) 10% thì chi tiêu cho giáo dục của hộ gia đình cũng đồng thời giảm (tăng) 3,49%. Kết quả hệ số hồi quy của chi tiêu lương thực, thực phẩm hộ gia đình trong mơ hình cũng chính là độ co giãn của chi tiêu giáo dục của hộ gia đình đối với chi tiêu lương thực, thực phẩm của hộ gia đình.

5.1.2Đặc điểm nhân khẩu học của hộ gia đình

Kết quả nghiên cứu cho thấy giữa trình độ học vấn của chủ hộ thể hiện qua số năm đi học có mối quan hệ đồng biến với chi tiêu giáo dục của hộ. Chủ hộ là người quyết định nhiều việc trong hộ gia đình vì thế có nhiều nghiên cứu đã sử dụng các đặc điểm của chủ hộ để giải thích các quyết định trong hộ gia đình nói chung và chi tiêu nói riêng. Kết quả nghiên cứu này cũng khơng ngoại lệ với trình độ học vấn của chủ hộ có tác động đến chi tiêu cho giáo dục. Chủ hộ có trình độ vấn càng cao càng có nhiều cơ hội việc làm, kiếm tiền và vì thế thu nhập của hộ gia đình cũng tăng lên dẫn đến có nhiều khả năng chi tiêu giáo dục cho các thành viên đang học của hộ gia đình được gia tăng nhiều hơn.

Nhân tố đặc điểm nhân khẩu học hộ gia đình trong mơ hình tương quan có ý nghĩa với chi tiêu giáo dục của hộ gia đình đó là sắc tộc của chủ hộ. Kết quả nghiên cứu cho thấy chủ hộ gia đình là người dân tộc Kinh có mức chi tiêu cho trẻ học nhiều hơn những hộ gia đình có chủ hộ là người dân tộc khác. Có sự chênh lệch lớn như vậy có thể được lý giải bởi truyền thống của dân tộc Kinh từ xưa đến nay đều đặc biệt quan tâm đến giáo dục, có truyền thống học tập qua nhiều thế hệ. Bên cạnh đó, dân tộc Kinh thường sinh sống ở những khu vực đồng bằng ven biển, giao lưu văn hóa - kinh tế với các vùng trong nước cũng như nước ngoài nên tiếp thu được nhiều điều hay, nâng cao nhận thức của bản thân và tác động đến các thành viên cịn

lại của hộ gia đình. Người dân tộc Kinh có điều kiện kinh tế hơn nên chi tiêu đời sống nói chung và chi tiêu giáo dục nói riêng, trong đó có cả chi tiêu giáo dục cũng nhiều hơn. Các dân tộc cịn lại đa phần thuộc nhóm dân tộc ít người, tập qn sinh sống ở vùng sâu, vùng xa, truyền thống hiếu học không phát triển mạnh, sinh sống chủ yếu bằng khai thác vật chất tại chỗ theo cách thức tự cung tự cấp. Các dân tộc ít người có tập qn kết hơn sớm, nhận thức về kế hoạch hóa gia đình cịn hạn chế nên sinh nhiều con để phục vụ cho sản xuất nơng nghiệp trong điều kiện kinh tế thì eo hẹp. Vì vậy, các khoản chi tiêu hộ gia đình của các dân tộc ít người phần nhiều dành cho tiêu dùng các mặt hàng căn bản, đáp ứng đời sống vật chất nên không đủ điều kiện để đầu tư tri thức cho các thành viên trong hộ gia đình.

Kết quả phân tích hồi quy cho thấy số thành viên dưới 6 tuổi của hộ đình tăng (giảm) thì chi tiêu giáo dục của hộ gia đình cũng giảm (tăng). Điều này khóp với kết quả thống kê mơ tả ở chương 3 số trẻ em dưới 6 tuổi càng tăng chi tiêu giáo dục càng giảm. Sự ảnh hưởng này phần nào được giải thích bởi chính sách phổ cập giáo dục mầm non, đã và đang tác động sâu rộng các hộ gia đình có con em trong độ tuổi dưới 6, sự đầu tư cho bậc học này cũng rất tốn kém, do vậy cũng phần nào làm hạn chế sự đầu tư cho giáo dục ở bậc tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông.

Qua kết quả thống kê mô tả cho thấy quy hộ gia đình ảnh hưởng chi tiêu giáo dục hộ gia đình khơng có ý nghĩa thống kê, điều này cho phép ta nhận xét hộ gia đình đơng người hay ít người đều không ảnh hưởng đến mức chi tiêu giáo dục của hộ. Tuy nhiên, kết quả phân tích hồi quy lại khác. Quy mơ hộ gia đình có mối tương quan với chi tiêu giáo dục hộ gia đình ở mức ý nghĩa 10%, tuy độ tin cậy so với các biến độc lập khác thấp hơn. Hệ số hồi quy mang dấu dương tức là hộ gia đình càng có nhiều người thì càng có nhiều sự đầu tư cho giáo dục thể hiện qua việc chi tiêu giáo dục nhiều hơn. Hộ gia đình có nhiều người có nhiều nguồn thu nhập, tiếp cận nhiều với thơng tin sẽ có tác động tích cực và san sẻ các khoản chi tiêu giáo dục của hộ.

tăng thì chi tiêu giáo dục hộ gia đình giảm và có ý nghĩa thống kê. Thêm một lần nữa hệ số hồi quy của biến số thành viên học cấp học khác có mối tương quan nghịch chiều (âm) với chi tiêu giáo dục. Điều này cũng rất phù hợp với thực tế, với một mức thu nhập nhất định, phải chi tiêu nhiều cấp học thì nhất thiết sẽ chi phối mức chi tiêu giáo dục cấp học đang nghiên cứu.

Kết quả hồi quy cũng cho thấy các nhân tố như giới tính của trẻ, giới tính của chủ hộ và tình trạng hơn nhân của chủ hộ khơng có ý nghĩa về mặt thống kê. Từ đó, có thể kết luận các nhân tố trên khơng có tác động đến chi tiêu giáo dục của hộ gia đình. Có được kết quả này xuất phát từ đặc thù riêng của bộ dữ liệu nghiên cứu cho hộ gia đình các tỉnh ven biển ĐBSCL. Có thể khơng có sự khác biệt giữa chi tiêu giáo dục của chủ hộ giới tính nam và chủ hộ giới tính nữ cũng như giới tính của trẻ nam hay nữ là do hộ gia đình có nhận thức đầy đủ về vấn đề phân biệt giới tính trong hộ. Sự đầu tư cho giáo dục nhằm nâng cao chất lượng giáo dục cho các thành viên khơng quan tâm đến trẻ đó là nam hay nữ. Giới tính chủ hộ và tình trạng hơn nhân của chủ hộ cũng không ngoại lệ, sự nhận thức về đầu tư giáo dục cho con em trong hộ giữa chủ hộ nam và chủ hộ nữ có thể tương đồng nhau. Với nhiều chính sách bình đẳng giới ngày càng phát huy tác dụng thì phụ nữ ngày nay dần chiếm giữ nhiều vị trí quan trọng trong xã hội, giỏi việc nước đảm việc nhà, vay trò người phụ nữ ngày càng giảm khoảng cách với nam giới. Cho nên, sự đầu tư giáo dục cho trẻ khơng có sự khác biệt giữa chủ hộ nam và nữ, giữa chủ hộ đơn thân và chủ hộ có đủ vợ chồng.

5.1.3Đặc điểm khu vực sinh sống của hộ gia đình

Cuối cùng, đặc điểm khu vực sinh sống của hộ gia đình cũng có tác động đến chi tiêu giáo dục của hộ gia đình. Theo kết quả nghiên cứu có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa hai khu vực thành thị - nơng thơn. Ở khu vực thành thị có mức chi tiêu cho giáo dục cao hơn hộ gia đình sinh sống ở khu vực nơng thơn. Có sự khác biệt trong chi tiêu giáo dục giữa hai khu vực thành thị và nông thơn có thể được lý giải bởi một vài nguyên nhân như sau. Về mặt giá trị tuyệt đối của khoản

chi tiêu giáo dục, có thể dễ dàng nhận thấy ở khu vực thành thị tồn tại nhiều loại hình giáo dục khác nhau như trường cơng lập, trường bán công, trường tư thục giúp người dân có thêm nhiều lựa chọn. Điều tất nhiên, chất lượng đào tạo sẽ tương xứng với chi phí phải bỏ ra. Ngay chính trong hệ thống trường cơng lập cũng có sự khác biệt trong học phí, các khoản đóng góp tự nguyện, các khoản phí, lệ phí bắt buộc và các chi phí khác giữa các trường ở khu vực thành thị và nông thôn. Một thực tế khác, học sinh thành thị thường phải chi phí cho việc học thêm văn hóa, học thêm nhiều kỹ năng âm nhạc, hội họa nhiều hơn so với học sinh ở khu vực nông thôn. Không những vậy, mức chi tiêu cho đời sống ở khu vực thành thị cũng cao hơn nông thôn nên những khoản chi tiêu phát sinh khác liên quan đến việc học tập như: sách vở, văn phòng phẩm, đồng phục, chi phí bữa ăn và di chuyển cũng làm gia tăng sự chênh lệch trong chi tiêu giáo dục giữa những hộ gia đình ở hai khu vực thành thị - nông thôn. Bên cạnh lý giải về mặt giá trị của chi tiêu, cịn có những lý giải về mặt kinh tế của hộ gia đình. Các hộ gia đình ở nơng thơn tham gia lao động sản xuất nông nghiệp, sử dụng sức lao động và nguồn vốn tự có là chủ yếu. Nhiều khả năng, hộ gia đình ở vùng nơng thơn có thu nhập từ lao động nơng nghiệp là chính. Hộ gia đình ở khu vực thành thị với nhiều hoạt động kinh tế đa dạng hơn, thu nhập từ nhiều nguồn khác nhau. Do đó, khả năng chi tiêu nói chung và chi tiêu giáo dục nói riêng của hộ gia đình ở khu vực thành thị có thể sẽ nhiều hơn so với hộ gia đình ở khu vực nơng thơn.

5.2Kiến nghị

Từ những kết quả nghiên cứu của đề tài, tác giả đã xác định các nhân tố ảnh hưởng đến chi tiêu giáo dục của hộ gia đình các tỉnh ven biển ĐBSCL năm 2012. Để nâng cao chất lượng nền giáo dục thể hiện qua sự quan tâm đầu tư thích đáng cho con em trong hộ gia đình, cần phải xem xét cụ thể từng nhân tố tác động nhằm gia tăng chi tiêu cho giáo dục hộ gia đình để đưa ra những chính sách thiết thực và hiệu quả.

đình. Nếu như mục tiêu là nâng cao chất lượng giáo dục thì chúng ta cần phải tạo điều kiện để hộ gia đình đầu tư vào giáo dục các cấp học nêu trên. Sự sẵn lòng đầu

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động của đặc điểm hộ gia đình đến chi tiêu cho giáo dục hộ gia đình các tỉnh ven biển vùng đồng bằng sông cửu long (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(83 trang)
w