Dư nợ cho vay theo phân khúc khách hàng tại chi nhánh

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp hoạt động quản lý nợ có vấn đề tại vietinbank chi nhánh bà rịa vũng tàu (Trang 52 - 55)

Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu 2015 Tỷ trọng (%) 2016 Tỷ trọng (%) Tăng trưởng 2016/2015 2017 Tỷ trọng (%) Tăng trưởng 2017/2016 KHDN 1316 54.09% 1842 56.04% 39.97% 2301 61.43% 24.92% KHDN lớn 587 24.13% 653 19.87% 11.24% 909 24.27% 39.20% KHDN SME 496 20.39% 530 16.12% 6.85% 667 17.81% 25.85% KH FDI 233 9.58% 659 20.05% 182.83% 725 19.35% 10.02% KH Bán lẻ 1117 45.91% 1445 43.96% 29.36% 1445 38.57% 0.00% Tổng dư nợ 2433 100% 3287 100% 35.10% 3746 100% 13.96%

Nguồn: Số liệu tại phòng Tổng hợp của chi nhánh

Dư nợ cho vay của chi nhánh qua các năm đều trong đó dư nợ cho vay KHDN chiếm tỷ trọng cao nhất, tuy nhiên từ năm 2016 chi nhánh đã chú trọng khai thác và đạt tốc độ tăng trưởng cao hơn đối với phân khúc KH FDI, trong khi dư nợ KHDN lớn

và KHDN SME lại giảm so với năm 2015. Qua năm 2017 thì cơng tác tín dụng của

chi nhánh mới có sự phục hồi và tăng trưởng ở hai phân khúc KHDN lớn và KHDN

SME trong khi đó dư nợ Bán lẻ lại có dấu hiệu khơng tăng trưởng so với năm 2016. Ngồi ra, năm 2016 cơ cấu tín dụng tại Chi nhánh có sự chuyển dịch mạnh mẽ theo

đúng định hướng chiến lược Vietinbank đã đề ra, hướng tới việc xây dựng thương hiệu số 1 trong hoạt động Bán lẻ, tăng trưởng đột phá ở phân khúc tiềm năng là

KHDN FDI bên cạnh việc giữ vững thị phần đối với đối tượng KHDN lớn và KH

SME. Năm 2017, Chi nhánh cũng đi đầu trong việc thực hiện chính sách, chỉ đạo, định hướng của Chính phủ, NHNN về giảm lãi suất, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, cải thiện mơi trường kinh doanh, nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ tài chính

Ngân hàng.

2.1. Tình hình nợ có vấn đề tại Vietinbank chi nhánh Bà Rịa-Vũng Tàu

Nợ có vấn đề

Trong giai đoạn 2015-2017, chi nhánh đã nổ lực bám sát chỉ đạo của Chính phủ, NHNN, Vietinbank và định hướng phát triển kinh tế xã hội của địa phương để thực hiện tốt các nhiệm vụ kinh doanh, đặc biệt là việc tích cực áp dụng các biện pháp

kiểm soát rủi ro, tăng cường công tác truyền thông nội bộ góp phần hiệu quả trong việc nâng cao ý thức tuân thủ và nhận thức quản trị rủi ro của tồn chi nhánh.

Bảng 2.2. Tổng hợp nợ có vấn đề tại chi nhánh

Đơn vị: tỷ đồng

Chỉ tiêu 2015 2016 2017

1. Nợ nội bảng

Nợ nhóm 1 đã cơ cấu theo QĐ của NHNN 0.540 1.954 2.685

Nợ Nhóm 2 7.747 6.048 23.516

Nợ xấu 11.766 14.047 17.055

Tổng cộng 19.513 22.049 43.256

Tỷ lệ/Tổng dư nợ 0.80% 0.67% 1.15%

2. Nợ ngoại bảng

Nợ đã được XLRR chưa thu hồi được 9.21 9.83 10.42

Nguồn: Số liệu từ Phịng tổng hợp

Qua bảng thống kê trên, nhìn chung tỷ lệ nợ có vấn đề trên tổng dư nợ qua các năm đều ở dưới mức 2%. Tuy nhiên cùng với việc tăng trưởng dư nợ phục vụ cho nhu cầu sản xuất kinh doanh của các khách hàng tại địa bàn tăng cao trong thời gian qua thì nợ xấu cũng tăng không thể tránh được do một số nguyên nhân khách quan về biến động môi trường kinh doanh cũng như những khó khăn nhất định trong các ngành, đặc biệt là ngành nuôi trồng và đánh bắt thuỷ hải sản tại tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.

Nợ nhóm 1 có vấn đề - nợ đã cơ cấu thời hạn trả nợ đang ở nhóm 1

Một phần quan trọng của nợ có vấn đề đó là các khoản nợ chưa đến hạn thanh tốn nhưng có dấu hiệu không thể thu hồi được đúng kỳ hạn đã cam kết trong hợp đồng tín dụng. Việc đánh giá khách hàng có khả năng trở nợ đúng hạn hay không phụ thuộc vào năng lực đánh giá, kiểm sốt say cho vay của cán bộ tín dụng nên mang tính chủ quan khó định lượng chính xác về số nợ này. Tuy nhiên, với việc NHNN cho phéo các NHTM cơ cấu nợ và giữ nguyên thời hạn trả nợ theo quyết định 780/2012/QĐ-NHNN từ tháng 4 năm 2012 đối với các khoản nợ sắp hết hạn mà khách hàng có khả năng khơng thanh tốn được và chi nhánh cũng đã áp dụng biện

pháp này từ năm 2016. Do đó, số liệu dư nợ nhóm 1 đã được cơ cấu dùng để đo lường tình trạng nợ cịn trong hạn thanh tốn mà khơng có khả năng thu hồi được đúng hạn. Sự gia tăng các khoản nợ có vấn đề nhóm 1 cũng một phần khiến tổng dư nợ có vấn đề qua các năm có sự tăng lên.

Nợ nhóm 2 – Nợ cần chú ý

Nợ cần chú ý vào năm 2017 có sự tăng đột biến, tỷ lệ nợ nhóm 2 trên tổng dư nợ tăng từ 0.18% năm 1016 lên đến 0.63% năm 2017. Điều này phản ánh tình trạng suy giảm khả năng thanh toán của các doanh nghiệp và cá nhân vay vốn tại chi nhánh trong việc đối mặt với khơng ít khó khăn trong sản xuất kinh doanh và tình hình tài chính.

Nợ xấu (Nhóm 3 – Nhóm 5)

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp hoạt động quản lý nợ có vấn đề tại vietinbank chi nhánh bà rịa vũng tàu (Trang 52 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)