Quy trình chấm điểm và XHTD khách hàng tại chi nhánh

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp hoạt động quản lý nợ có vấn đề tại vietinbank chi nhánh bà rịa vũng tàu (Trang 59 - 62)

Các bước Người thực hiện

Thu thập thông tin Cán bộ CĐTD

Xác định, phân loại ngành nghề/lĩnh vực

sản xuất kinh doanh (nếu là KHDN) Cán bộ CĐTD Chấm điểm và xếp hạng quy mô (nếu là

KHDN) (Phụ lục 1) Cán bộ CĐTD

Chấm điểm các chỉ số tài chính Cán bộ CĐTD

Chấm điểm theo các tiêu chí phi tài chính Cán bộ CĐTD Tổng hợp điểm và xếp hạng doanh nghiệp Cán bộ CĐTD

Đánh giá rủi ro tín dụng theo kết quả xếp

hạng (Phụ lục 2) Cán bộ CĐTD

Trình phê duyệt kết quả chấm điểm tín

dụng và xếp hạng khách hàng Cán bộ CĐTD

Rà sốt kết quả chấm điểm tín dụng và

xếp hạng khách hàng Cán bộ QLRR

Hoàn thiện hồ sơ kết quả chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng

Cán bộ CĐTD, lãnh đạo phòng CĐTD, lãnh đạo ngân hàng

Phê duyệt kết quả chấm điểm tín dụng và

xếp hạng khách hàng Lãnh đạo ngân hàng

Cập nhật dữ liệu và lưu hồ sơ Cán bộ CĐTD

Nguồn: Tài liệu nội bộ

Kết quả chấm điểm XHTD của Vietinbank BR-VT thời gian qua cho thấy tỷ lệ nợ nhóm 1 khi phân loại nợ theo hệ thống XHTD thấp hơn phân loại nợ định lượng trong khi tỷ lệ nợ nhóm 2 và nhóm 5 đều cao hơn. Do dựa trên đánh giá toàn diện về khách hàng nên kết quả phân loại nợ theo XHTD có thể được xem là cảnh báo đáng tin cậy để nhận biết các khoản nợ có vấn đề để phịng ngừa và xử lý một cách chủ động.

Bảng 2.6. Kết quả phân loại khách hàng theo hệ thống chấm điểm XHTD của chi nhánh Chỉ tiêu 2015 2016 2017 Số KH xếp hạng AA+ 281 568 651 Số KH xếp hạng AA 455 680 799 Số KH xếp hạng AA- 283 256 304 Số KH xếp hạng BB+ 100 198 167 Số KH xếp hạng BB 84 98 112 Số KH xếp hạng BB- 17 13 12 Số KH xếp hạng CC+ 18 16 14 Số KH xếp hạng CC 13 11 9 Số KH xếp hạng CC- 10 8 5 Số KH xếp hạng C 4 1 0 Tổng cộng 1265 1849 2073

Nguồn: Báo cáo kết quả XHTD định kỳ của chi nhánh

Phân bố số lượng khách hàng theo kết quả xếp hạng tín dụng cho thấy số lượng khách hàng được phân loại đủ tiêu chuẩn từ BB+ trở lênchiếm đa số với tỷ lệ trên 80%, số lượng khách hàng được xếp hạng từ CC trở xuống thuộc nhóm được phân loại vào nợ xấu, có rủi ro cao chiếm dưới 4% số khách hàng của chi nhánh.

Theo dõi, giám sát các khoản nợ có vấn đề

Trong vịng 5 ngày quá hạn đầu tiên khi khách hàng bắt đầu chậm thanh toán gốc, lãi, cán bộ tín dụng phải gọi điện thoại nhắc nhở, đồng thời gửi Văn bản nhắc nợ quá hạn đến khách hàng. Bên cạnh đó, cán bộ tín dụng cịn phải đến trực tiếp trụ sở doanh nghiệp, nơi sinh sống hoặc công tác của khách hàng để gửi thư nhắc nợ, có sự kí nhận của khách hàng và tìm hiểu các thơng tin cần thiết để nghiên cứu và đưa những giải pháp kịp thời để xử lý nợ.

Trong vòng 5 ngày quá hạn tiếp theo, nếu thấy khách hàng vẫn chưa thanh tốn hoặc có thái độ khơng hợp tác, thiếu thiện chí, cán bộ cần mời khách hàng đến trụ sở làm việc, bố trí gặp gỡ làm việc trực tiếp với khách hàng để làm việc về kế hoạch thu

xếp trả nợ của khách hàng. Ngoài ra, chi nhánh cũng có thể đặt vấn đề xử lý tài sản nếu khách hàng khơng thanh tốn nợ đúng hạn.

Trong các buổi làm việc với khách hàng đều có các biên bản làm việc cụ thể, rõ ràng và sau đó chi nhánh phải giám sát cam kết trả nợ của khách hàng, chuẩn bị các giải pháp thu hồi nợ nếu khách hàng khơng thanh tốn đúng hạn. Các cán bộ tín dụng phải có báo cáo định kì hoặc đột xuất về tình hình món nợ của khách hàng ra Hội đồng xử lý nợ.

Hoạt động kiểm soát nội bộ :

Việc kiểm tra, kiểm soát nội bộ tại chi nhánh được thực hiện khá nghiêm túc. Định kì mỗi năm, đều có đồn kiểm tra tiến hành kiểm tra các món vay tại, tình hình cho vay, mục đích vay vốn và thực tế sử dụng nguồn vốn của khách hàng tại chi nhánh. Đồn kiểm sốt nội bộ tiến hành kiểm tra hồ sơ của các phịng, báo cáo, phân tích, đánh giá tất cả những khoản vay tại chi nhánh để có những giải pháp khắc phục hoặc biện pháp xử lý nếu khoản vay có dấu hiệu sai phạm hay gây ra nhiều rủi ro cho chi nhánh.

Công tác kiểm tra, kiểm sốt nội bộ giúp chi nhánh tìm ra những lỗ hổng trong hoạt động kinh doanh của mình, các sai phạm có thể kể đến như là khơng thực hiện đúng quy định kiểm tra sau cho vay, định giá lại tài sản, một số trường hợp cho vay không chặt chẽ, không quản lý được nguồn tiền giải ngân sau cho vay để từ đó đưa ra các giải pháp khắc phục, hoàn thiện pháp lý của khoản vay. Ngoài ra, việc phát hiện ra những sai phạm phát sinh trong công tác cho vay sẽ giúp từng cấn bộ nhân viên có thêm bài học kinh nghiệm trong cơng việc

2.5.1.1. Mơ hình tổ chức quản lý nợ có vấn đề

Từ năm 2008, hoạt động quản lý rủi ro được Vietinbank nâng tầm với việc thành lập Khối quản lý rủi ro tách riêng khỏi khối giao dịch trực tiếp và báo cáo lên Ban điều hành, gồm năm phịng ban: Phịng rủi ro tín dụng và đầu tư, Phịng chế độ tín dụng và đầu tư, Phòng quản lý rủi ro thị trường và tác nghiệp, Phịng quản lý nợ có vấn đề, Ban kiểm tra kiểm soát nội bộ. Việc tách hoạt động quản trị rủi ro ra khỏi hoạt động kinh doanh là bước quan trọng giúp nâng cao hiệu quả quản lý các khoản nợ của ngân hàng

Các khoản nợ có vấn đề do các cán bộ tín dụng và lãnh đạo tại chi nhánh cho vay trực tiếp quản lý nhưng chịu sự giám sát, hỗ trợ của Phịng quản lý nợ có vấn đề, Phịng quản lý rủi ro tại hội sở

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp hoạt động quản lý nợ có vấn đề tại vietinbank chi nhánh bà rịa vũng tàu (Trang 59 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)