Tình hình các nhóm nợ xấu của Vietinbank CN Bà Rịa-Vũng Tàu

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp hoạt động quản lý nợ có vấn đề tại vietinbank chi nhánh bà rịa vũng tàu (Trang 55 - 57)

Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu 2015 2016 2017 Số tiền 2.915 2.55 2.429 Nợ nhóm 3 Tỷ lệ/Tổng dư nợ 0.12% 0.08% 0.06% Số tiền 1.62 1.783 5.093 Nợ nhóm 4 Tỷ lệ/Tổng dư nợ 0.07% 0.05% 0.14% Số tiền 7.231 9.714 9.533 Nợ nhóm 5 Tỷ lệ/Tổng dư nợ 0.30% 0.30% 0.25% Số tiền 11.766 14.047 17.055 Tổng nợ xấu Tỷ lệ/Tổng dư nợ 0.48% 0.43% 0.46% Nguồn: Số liệu từ Phòng tổng hợp

Sự gia tăng nợ xấu qua các năm của chi nhánh là kết quả đến từ các nguyên nhân khách quan cũng như các vấn đề nội tại mà Vietinbank Bà Rịa-Vũng Tàu đang gặp phải:

Thứ nhất, sau việc đối mặt với nhiều khó khăn, tăng trưởng kinh tế, thương mại toàn cầu ở mức thâp, ảnh hưởng tiêu cực của thiên tai cũng như các sự cố môi trường biển ở các tỉnh miền Trung thì nền kinh tế có sự phục hồi nhưng chưa mạnh mẽ, khơng ít doanh nghiệp cịn nhiều khó khăn trong sản xuất kinh doanh. Tiến độ xử lý nợ xấu có chuyển biến tích cực nhưng tốc độ cịn chậm.

Thứ hai, một số phòng giao dịch phát sinh nợ xấu do chưa có sự quyết liệt, bám sát chặt chẽ khách hàng để thu hồi nợ. Một số khách hàng không hợp tác với ngân hàng trong việc xử lý tài sản, bỏ đi khỏi địa phương gây khó khăn cho công tác xử lý nên việc xử lý phải tiến hành qua cơ quan tố tụng toà án và thi hành án gây kéo dài thời gian.

Thứ ba, việc thay đổi công nghệ, đặc biệt là hệ thống corebbanking hoản tồn mới về giao diện và tính năng địi hỏi cán bộ nhân viên phải làm quen và vận hành hiệu quả trên hệ thống mới này phần nào cũng ảnh hưởng các hoạt động kinh doanh cũng như việc quản lý rủi ro của chi nhánh gặp khơng ít khó khăn và thử thách.

Bảng 4 phân tích thành phần của các khoản nợ xấu trong giai đoạn 2015-2017 cho thấy mức độ rủi ro của các khoản nợ xấu tăng chủ yếu là từ nợ có khả năng mất vốn (nhóm 5) và chiếm tỷ trọng cao nhất. Ngồi ra, nợ nhóm 4 trong năm 2017 có sự tăng mạnh so với năm 2016, từ 0.05% lên đến 0.14% trong khi nợ nhóm 3 có xu hướng giảm qua các năm.

Để hạn chế phát sinh các khoản nợ có vấn đề và đảm bảo duy trì được tỷ lệ nợ xấu dưới 3% theo Thông tư 36/2014/TT-NHNN trong thời gian qua thì ban lãnh đạo cùng tồn thể cán bộ nhân viên đã cố gắng bám sát định hướng tín dụng của Vietinbank để cơ cấu danh mục theo hướng giảm thiểu mức độ tập trung vào một số khách hàng/ ngành nghề đặc biệt, hạn chế cấp tín dụng của Vietinbank, tiềm ẩn rủi ro cao. Đồng thời chủ động nhận diện sớm các dấu hiệu về rủi ro tín dụng thơng qua các chương trình hỗ trợ, các thơng tin thu thập từ khách hàng, bên ngoài để đưa ra các biện pháp ứng xử kịp thời. Ngồi ra chi nhánh cịn tăng cường giám sát PGD trên cơ sở đánh giá rủi ro, thực hiện báo cáo phân tích rủi ro PGD nhằm cung cấp các thông tin quản lý, điều hành kịp thời, tập trung nhận diện và đánh giá các rủi ro tiềm ẩn từ khách hàng để đưa ra kế hoạch hướng dẫn đào tạo và phân công, giao quyền phù hợp cho lãnh đạo PGD để giảm thiểu rủi ro, nâng cao chất lượng công tác quản lý rủi ro các khoản nợ có vấn đề.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp hoạt động quản lý nợ có vấn đề tại vietinbank chi nhánh bà rịa vũng tàu (Trang 55 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)