Phân công quản lý nợ có vấn đề

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp hoạt động quản lý nợ có vấn đề tại vietinbank chi nhánh bà rịa vũng tàu (Trang 62 - 68)

Phòng khách hàng Phòng quản lý rủi ro

Xây dựng phương án xử lý nợ nhóm 2, trình người có thẩm quyền phê duyệt. Chuẩn bị hồ sơ, tờ trình đề nghị phê duyệt và trực tiếp thực hiện các biện pháp xử lý nợ trong trường hợp cho vay thêm, cơ cấu lại thời hạn trả nợ, bổ sung TSBĐ của các nhóm nợ đã trình người có thẩm quyền phê duyệt.

Phối hợp với Phịng quản lý nợ có vấn đề thực hiện các biện pháp xử lý nợ: xử lý TSBĐ, đề nghị các cơ quan pháp luật hỗ trợ xử lý thu hồi nợ, khoanh nợ, chuyển nợ thành vốn góp, bán nợ, đề nghị Chính phủ hỗ trợ nguồn xử lý, XLRR, xố nợ, trình xét miễn giảm lãi gắn điều kiện thu nợ gốc..

Xây dựng phương án xử lý nợ xấu, nợ xử lý bằng dự phịng rủi ro, nợ Chính phủ xử lý trình người có thẩm quyền phê duyệt. Phối hợp với Phòng khách hàng chuẩn bị hồ sơ, tờ trình đề nghị người có thẩm quyền phê duyệt và làm đầu mối thực hiện các biện pháp xử lý nợ.

Nguồn: Quy định về tổ chức quản lý nợ có vấn đề của Vietinbank

2.5.1.1. Đảm bảo các nguyên tắc về quy trình nhận diện và phịng ngừa nợ có vấn đề

Ban hành và phổ biến những quy định trong cơng tác quản lý nợ có vấn đề:

Để thực hiện tốt công tác quản lý nợ có vấn đề, Vietinbank đã ban hành những quy định và được nêu chi tiết trong Sổ tay tín dụng của ngân hàng (Phụ lục 3) Các cán bộ nhân viên tại chi nhánh Vietinbank BR-VT đã luôn bám sát các chủ trương của Trung ương từ hoạt động nhận biết các khoản vay có vấn đề, các bước thực hiện khi phát hiện khoản vay có vấn đề đến việc đưa ra các biện pháp xử lý và xác định vai trò của từng cấp trong quản lý nợ có vấn đề

Xây dựng chính sách tín dụng phù hợp

Năm 2016, tăng trưởng kinh tế và thương mại toàn cầu ở mức thấp. Thị trường tài chính quốc tế biến động phức tạp với chính sách tiền tệ trái chiều của các NHTW lớn trên thế giới. Ở trong nước, kinh tế đối mặt với nhiều khó khăn do ảnh hưởng tiêu cực của thiên tai (hạn hán, xâm nhập mặn) cũng như sự cố môi trường biển miền Trung khiến tăng trưởng kinh tế đạt 6,21%, thấp hơn mục tiêu 6,7% đề ra. Là một trong trong những ngân hàng lớn, chủ lực của nề kinh tế Vietinbank đã tích cực triển khai thực hiện các chính sách, chỉ đạo định hướng của Chính phủ và Ngân hàng nhà nước trong hoạt động tín dụng góp phần nâng cao năng lực tài chính, lành mạnh hóa hệ thống ngân hàng đồng thời cải tiến mơ hình kinh doanh, nâng cao năng lực hoạt động góp phần cải thiện mơi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh cho nền kinh tế.

Chi nhánh cũng thực hiện sao sát chủ trương của VietinBank giảm lãi suất cho vay đặc biệt đối với lĩnh vực sản xuất kinh doanh và 5 lĩnh vực kinh tế ưu tiên, đáp ứng tối đa nhu cầu khách hàng đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ, cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp lớn trụ cột của nền kinh tế.

Triển khai mạnh mẽ nhiều chương trình ưu đãi lãi suất với mức lãi suất cho vay ngắn hạn < 7%/năm, cho vay trung dài hạn < 9%/năm như: Tiếp sức thành công cho DN lớn, SME; Tiếp bước cùng doanh nghiệp XNK; Tuần lễ vàng SME; Đồng hành phát triển cùng KH FDI; Cho vay ưu đãi ngành thương mại phân phối; các chương trình với mức lãi suất thấp, ưu đãi trong khoảng thời gian dài để hỗ trợ các phân khúc/đối tượng khách hàng như chương trình hỗ trợ lãi suất dành riêng cho KHDN siêu vi mô, khách hàng mới, khách hàng vay sản xuất kinh doanh (đặc biệt tại các khu vực trọng điểm về nông nghiệp nông thôn, doanh nghiệp nhỏ).

Cung cấp các gói sản phẩm dịch vụ ưu đãi với một số ngành trọng điểm như: Gói sản phẩm dành cho KHDN dệt may, gói sản phẩm cho các bệnh viện, gói sản phẩm dịch vụ cho các đơn vị giáo dục, trường học... kết hợp nhiều sản phẩm dịch vụ và các mức ưu đãi cho các khách hàng trong nhóm ngành đặc thù.

Bên cạnh đó, CN VietinBank BR-VT đặc biệt ln chủ động trong việc kiểm sốt dư nợ tín dụng đối với các ngành/lĩnh vực tiềm ẩn nhiều rủi ro, thời gian cho vay dài như bất động sản và các dự án BOT, BT và thận trọng khi cấp tín dụng với các

phương án, dự án gây tác động lớn đến môi trường, xã hội và phải bảo đảm khách hàng có các biện pháp giảm thiểu tác động của phương án, dự án đến môi trường, xã hội.

2.5.2.Hoạt động xử lý nợ có vấn đề tại Vietinbank chi nhánh BR-VT

2.5.2.1.Kiểm tra, hoàn thiện hồ sơ vay và làm việc với khách hàng

Khi nhận thấy dấu hiệu của các khoản nợ có vấn đề, cán bộ tín dụng trình bày với lãnh đạo phịng tín dụng các dấu hiệu rủi ro mà mình nhận thấy và đánh giá của mình về khoản vay, đề xuất phương hướng hành động. Đồng thời, kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ khoản vay, hồ sơ TSBĐ. Trong đó các hồ sơ pháp lý của khasach hàng, pháp lý phương án vay, biên bản làm việc, đảm bảo tính đầy đủ của giấy tờ tài sản, kiểm tra lại nội dung hợp đồng thế chấp, đăng kí giao dịch bảo đảm. Nếu phát hiện các thiếu sót trong hồ sơ có thể gây bất lợi cho chi nhánh, cán bộ tín dụng phải hoàn chỉnh ngay hoặc báo ngay cho lãnh đạo phòng để bàn hướng khắc phục.

Bước tiếp theo, cán bộ tín dụng sẽ thực hiện ngay việc gửi thơng báo bằng văn bản về các nghĩa vụ pháp lý, thông tin về khoản vay có vấn đề cho khách hàng và các bên bảo lãnh. Đồng thời ngân hàng yêu cầu khách hàng phải cung cấp báo cáo tài chính mới nhất của công ty và cập nhật ngay kế hoạch kinh doanh, đề xuất trả nợ cho các khoản nợ tại chi nhánh. Nếu khoản nợ quá hạn thanh tốn, cán bộ tín dụng sẽ thực hiện việc mời khách hàng làm việc trực tiếp tại chi nhánh hoặc chủ động đến địa điểm kinh doanh, nơi cư trú của khách hàng. Đối với các khoản vay chưa đến hạn thanh toán nhưng ngân hàng nhận thấy có dấu hiệu rủi ro thì thời điểm làm việc với khách hàng được thoả thuận sao cho thuận tiện cho cả hai bên. Nội dung tất cả buổi làm việc giữa khách hàng và chi nhánh trong q trình xử lý nợ có vấn đề được ghi nhận trong biên bản làm việc để làm cơ sở thực hiện phê duyệt các phương án giải quyết tiếp theo.

2.5.2.2. Các biện pháp xử lý

Sau khi đã thu thập và đánh giá thêm các thông tin từ khách hàng vay đang có các khoản nợ có vấn đề, việc xử lý đối với nợ quá hạn thanh toán sẽ được thực hiện khẩn trương và chặt chẽ hơn nhằm hạn chế chuyển sang nhóm nợ xấu. Tuỳ thuộc vào quy mơ khoản vay, mức độ ảnh hưởng khi xảy ra rủi ro mà chi nhánh áp dụng biện pháp xử lý linh hoạt:

Đối với các khách hàng có khoản nợ nhóm 1 quá hạn: Để đôn đốc trả nợ, bên

cạnh việc gửi văn bản, cán bộ tín dụng cịn phải tìm cách liên hệ với khách hàng nhanh nhất như qua điện thoại, email hoặc đến gặp trực tiếp khách hàng để yêu cầu trả nợ. Từ năm 2015 đến nay tình trạng khách hàng của Vietinbank CN BR-VT chậm thanh toán dưới 10 ngày trở nên phổ biến, đặc biệt là các khách hàng doanh nghiệp kinh doanh thuỷ hải sản có quan hệ tín dụng lâu năm với ngân hàng ở một số PGD ngoài trung tâm thành phố như PGD Tân Thành, PGD Phước Tỉnh.

Yêu cầu khách hàng giảm dần nợ hoặc bổ sung thêm TSBĐ: Đây là biện pháp chủ yếu mà chi nhánh áp dụng thường xuyên trong thời gian gần đây. Bất động sản có dấu hiệu tăng trưởng trở lại sẽ khiến giá trị TSBĐ có nhiều biến động, ngân hàng sẽ yêu cầu khách hàng bổ sung thêm TSBĐ bất động sản hay TSBĐ khác để duy trì mức dư nợ cũ đảm bảo nguồn vốn cần thiết tiếp tục hoạt động kinh doanh bình thường và ngân hàng cũng yên tâm tiếp tục cho doanh nghiệp vay. Nếu khách hàng khơng cịn khả năng bổ sung thêm TSBĐ thì chi nhánh mới yêu cầu giảm dư nợ vay về mức tương ứng để đảm bảo tỷ lệ dư nợ cho vay hay giá trị TSBĐ ở mức an toàn.

Tiếp thêm vốn cho khách hàng: Các khách hàng là doanh nghiệp vừa và nhỏ của chi nhánh chiếm tỷ trọng lớn nhất. Từ năm 2016 tình hình tăng trưởng kinh tế có dấu hiệu phục hồi và khả năng tiêu thụ tăng khá nhanh nên khơng ít doanh nghiệp trên địa bàn có xu hướng mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, đầu tư sang các lĩnh vực ngành nghề mới. Nhưng khi đi vào hoạt động thời gian đầu thì nhu cầu về vốn lưu động cần thiết phát sinh tăng lớn hơn nguồn vốn dự kiến ban đầu. Đặc biệt với những doanh nghiệp có mối quan hệ tốt và lâu dài với ngân hàng từ trước đến nay thì việc xem xét cấp thêm vốn cho doanh nghiệp cũng rất phổ biến, giúp khách hàng có thể tiếp tục tốt hoạt động kkinh doannh đảm bảo nguồn thu để trả nợ cho ngân hàng.

cấu lại nợ : Dựa trên chỉ đạo của NHNN, trong thời gian qua, VietinBank BR-VT đã xem xét cơ cấu lại nợ (theo Quyết định 780/QĐ-NHNN năm 2012 và Thông tư 09/2017/TT-NHNN) cho khách hàng giúp chia sẻ khó khăn với khách hàng vay vốn, tạo điều kiện để khách hàng trả nợ theo nguồn lực/dòng tiền từ hoạt động sản xuất kinh doanh. Nhờ biện pháp này, một tỷ lệ lớn khách hàng có tiềm năng phục hồi đã vượt qua khó khăn; qua đó, giảm áp lực lên tỷ lệ nợ xấu và trích lập dự phòng của chi nhánh.

Bảng 2.8. Cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho khách hàng (nợ sắp đến hạn) Đơn vị: tỷ đồng Khách hàng 2015 2016 2017 Cá nhân 0.134 0.691 0.975 Doanh nghiệp 0.406 1.163 1.710 Tổng 0.540 1.854 2.685 Nguồn: Số liệu từ Phòng tổng hợp

Bảng số liệu cho thấy, dư nợ các khoản vay đến hạn mà chi nhánh thực hiện tái cơ cấu có xu hướng tăng qua các năm và chủ yếu là với KHDN. Năm 2016 có sự tăng đột biến 243% so với năm 2015, năm 2017 tăng 45% so với năm 2016. Việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho khách hàng đối với những khoản nợ sắp đến hạn sẽ giúp cho khách

hàng có thêm thời gian tập trung thực hiện phương án kinh doanh, dự án đầu tư theo đúng mục đích đã cam kết trong hợp đồng tín dụng.

Cịn đối với những khách hàng vay vốn sử dụng sai mục đích, mất cân đối tài

chính, thiếu phương án sản xuất khả thi thì chi nhánh kiên quyết không cơ cấu lại nợ mà thực hiện chuyển nhóm nợ theo đúng thực trạng kinh doanh của khách hàng. Tiếp

đó, chi nhánh tiến hành xử lý nợ, xử lý tài sản bảo đảm để nhanh chóng thu hồi nợ.

vấn giúp đỡ khách hàng tháo gỡ khó khăn: Mặc dù chỉ có chính khách hàng mới hiểu rõ nhất những điểm mạnh, điểm yếu trong phương án kinh doanh của mình nhưng những ý kiến của ngân hàng từ góc nhìn khách quan và có chun mơn về tài

chính sẽ có ý nghĩa thiết thực đối với khách hàng. Các cán bộ quản lý hồ sơ đã rất tích

cực phối hợp với khách hàng trong thời gian gần đây để giúp họ khắc phục khó khăn bằng cách đến trực tiếp xưởng hay nhà máy sản xuất tìm ra những khâu đang gặp vấn đề làm trì trệ hoạt động kinh doanh và góp ý về kế hoạch thúc đẩy bán hàng cho

doanh nghiệp đạt được hiệu quả tốt hơn trong những giai đoạn tình hình kinh tế biến

động.

Xử lý TSBĐ đối với các khoản nợ xấu: Khi khoản nợ đã bị quá hạn thanh toán mà

việc thực hiện các biện pháp mang tính hỗ trợ khách hàng khơng có hiệu quả, chi

nhánh sẽ đề nghị khách hàng trả nợ từ nguồn xử lý TSBĐ. Vì TSBĐ là một trong những yếu tố mang tính quyết định việc phê duyệt cho vay của ngân hàng nên tỷ lệ dư nợ có TSBĐ là tiêu chí đánh giá rủi ro của danh mục tín dụng. Do đó, dư nợ có TSBĐ

tại chi nhánh ln chiếm chủ yếu, 97% trên tổng dư nợ, riêng dư nợ có TSBĐ là bất động sản chiếm trên 61% và máy móc thiết bị, phương tiện vận tải trên 27% tổng dư nợ.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp hoạt động quản lý nợ có vấn đề tại vietinbank chi nhánh bà rịa vũng tàu (Trang 62 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)