Một số giải pháp nhằm phát triển hoạt động CVTD tại Ngân hàng TMCP Đôn gÁ

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phần đông á – chi nhánh huế (Trang 70 - 72)

1.2.2.3 .Đối với kinh tế, xã hội

3.1. Một số giải pháp nhằm phát triển hoạt động CVTD tại Ngân hàng TMCP Đôn gÁ

TMCP Đông Á – Chi nhánh Huế. 3.1.1. Tăng cường công tác tiếp thị.

- Ngân hàng nên xúc tiến việc tiếp thị đối với các khách hàng mới nhằm giới thiệu những khả năng mà ngân hàng có thể đáp ứng, kích thích nhu cầu vay vốn của khách hàng.

- Chủ động tiếp cận từng khách hàng, chọn lọc những nhóm khách hàng phù hợp, tiếp tục tuyên truyền sâu rộng tới khách hàng nhằm đem lại lòng tin, sự tin tưởng của họ với ngân hàng.

- Định kỳ mở hội nghị khách hàng, từ đó có thể khắc phục những sai sót đồng thời phát huy những mặt mạnh. Ngoài ra ngân hàng có thể thực hiện khảo sát qua phiếu điều tra nhằm thu thập thơng tin liên quan. Qua đó giúp ngân hàng rút ra những dữ kiện hữu ích cho việc xây dựng phương án hành động, ứng xử thích hợp.

3.1.2. Bồi dưỡng, nâng cao trình độ kiến thức của đội ngũ cán bộ thẩmđịnh. định.

Trình độ, năng lực, kinh nghiệm cũng như đạo đức nghề nghiệp là nhân tố rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng công tác thẩm định. Do đó cán bộ thẩm định cần:

- Nắm vững mọi chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước cũng như của NHNN. Thành thạo chuyên môn nghiệp vụ ngân hàng nhất là nghiệp vụ tín dụng.

- Có kiến thức tổng thể về kinh tế thị trường, nhanh nhạy nắm bắt thông tin, am hiểu về pháp luật. Hiểu biết nhất định trên một số lĩnh vực có liên quan đến nghiệp vụ tín dụng.

- Hàng năm ngân hàng cần tổ chức các đợt thi nghiệp vụ nhằm khuyến khích cán bộ tín dụng trau dồi nghiệp vụ, không ngừng học hỏi để nâng cao trình độ chun mơn.

- Ngân hàng cần chú trọng tới công tác bồi dưỡng phẩm chất đạo đức, nêu cao tinh thần trách nhiệm và thường xuyên bám sát cơ sở, tiếp cận khách hàng để nắm kịp thời những biến động của khách hàng, từ đó có những cách thức đối phó cho phù hợp.

3.1.3. Nâng cao hiệu quả kiểm tra, kiểm soát trước và sau khi cho vay.

- Kiểm tra, kiểm soát là việc làm hết sức cần thiết và quan trọng, đề phịng, ngăn ngừa và xử lý kịp thời, chính xác những hiện tượng có thể dẫn đến rủi ro trong hoạt động của ngân hàng. Do đó:

- Cán bộ tín dụng phải phát huy tối đa tính khách quan, nhìn nhận vấn đề theo tình hình thực tế, theo số liệu cụ thể của công tác kiểm tra.

- Kiểm tra, kiểm soát phải đảm bảo kịp thời, thường xuyên, đánh giá sự việc một cách mau lẹ và đưa ra kết luận chính xác.

- Thường xuyên tổ chức kiểm tra chéo và kiểm tra bất ngờ giữa các khách hàng vay và các cán bộ tín dụng để thơng tin được chính xác, trung thực trong q trình cho khách hàng vay. Không những vậy, ngân hàng phải luôn tổ chức các khóa tập huấn cho các cán bộ, nhân viên thẩm định nhằm nâng cao kiến thức của bản thân và từ đó nâng cao hiệu quả trong cơng tác thẩm định khách hàng vay.

- Cán bộ tín dụng phải thường xuyên theo dõi khách hàng trả nợ cho đến khi thanh lý hợp đồng, cần có các biện pháp xử lý đối với khách hàng không trả nợ đúng hạn.

3.1.4. Hồn thiện quy trình, quy định đối với cho vay tiêu dùng phù hợp với từng đối tượng. với từng đối tượng.

- DongA bank cần nghiên cứu sao cho biểu mẫu hồ sơ đơn giản, dễ hiểu nhất.

- Các bộ phận trong hệ thống phải phối hợp nhịp nhàng, thống nhất đảm bảo việc hồn thành các thủ tục nhanh chóng cho khách hàng, từ khi khách hàng đến ngân hàng đến khi giải ngân.

- Cải thiện thời gian cung cấp dịch vụ từ khâu nhận hồ sơ đến khi hoàn tất hồ sơ, nhất là cải thiện thời gian thẩm định cho vay để đẩy nhanh quá trình phục vụ khách hàng.

3.1.5. Tăng chất lượng việc thu thập thông tin

- Trong buổi phỏng vấn cán bộ thẩm định cần tạo ra khơng khí thân mật, cởi mở và hướng cuộc nói chuyện vào chủ đề đã định nhằm thu được những thông tin cần thiết về khả năng trả nợ, tình hình kinh doanh của khách hàng, của doanh nghiệp, vị thế của doanh nghiệp,.. Qua đây cán bộ thẩm định cũng có thể xác định được sự thành thật, mức độ tin tưởng vào các thông tin mà khách hàng, doanh nghiệp đưa ra.

- Ngân hàng cũng cần tìm các nguồn thơng tin khác về doanh nghiệp như: từ bạn hàng, cơ quan chủ qn doanh nghiệp đã có mối quan hệ tín dụng trước đây,.. Ngân hàng cũng có thể kiểm tra chế độ kế tốn tài chính của doanh nghiệp thơng qua các cơng ty kiểm tốn để biết được tính chính xác và trung thực của báo cáo tài chính.

3.1.6. Tăng cường các hoạt động quảng bá

- Đẩy mạnh hoạt động quảng cáo ở các kênh: quảng cáo trên báo giấy và tạp chí, quảng cáo trên đài radio, quảng cáo trên các website, quảng cáo trên các kênh nội bộ DongA bank.

- Xây dựng chương trình chăm sóc, ưu đãi cho khách hàng thường xuyên, khách hàng mới, khách hàng tiềm năng của ngân hàng.

- Chương trình ưu đãi cho những khách hàng thực hiện trả lãi, trả tiền gốc đúng hạn.

- Đối với các hoạt động quan hệ công chúng ngân hàng cần đẩy mạnh các chương trình như: Phát triển các chương trình “Ngân hàng Đông Á cùng nơng dân thốt nghèo – vượt khó”.

- Tổ chức các sự kiện, hội thảo để khách hàng có thể hiểu rõ hơn về DongA bank và nhận phản hồi của khách hàng về sản phẩm cho vay để có thể cải thiện các sản phẩm đó tốt hơn nữa.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phần đông á – chi nhánh huế (Trang 70 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)