Hoạt động CVTD tại Ngân hàng TMCP Đông Á– Chi nhánh Huế

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phần đông á – chi nhánh huế (Trang 39)

1.2.2.3 .Đối với kinh tế, xã hội

2.2. Hoạt động CVTD tại Ngân hàng TMCP Đông Á– Chi nhánh Huế

2.2.1. Các sản phẩm CVTD tại Ngân hàng Đông Á – Chi nhánh Huế

Vay cầm cố sổ tiết kiệm: Để vay tiền cho các nhu cầu kinh doanh và tiêu dùng: bổ sung vốn đầu tư, bảo lãnh cho người thân vay ngân hàng, cho con cái đi du học,..

Lợi nhuận

- Cá nhân sở hữu hợp pháp sổ tiết kiệm Đông Á.

- Cá nhân được bên thứ 3 bảo lãnh trên cơ sở cầm cố sổ tiết kiệm Đông Á.

- Có nhu cầu vay vốn phù hợp với quy định của DongA Bank.

- Có tài sản đảm bảo: Sổ tiết kiệm mở tại DongA Bank.

Vay tiêu dùng, sinh hoạt: hỗ trợ bạn và gia đình những khoản chi cho các nhu cầu cần thiết trong đời sống, từ chi trả học phí, cưới hỏi, du lịch, mua laptop, mua xe, đến trang trải các chi phí phát sinh đột xuất khi ốm đau, điều trị bệnh,..

+ Đối tượng và điều kiện vay vốn:

- Khách hàng là cá nhân người Việt Nam, có Hộ khẩu/Tạm trú, cư trú cùng địa bàn hoặc địa bàn lân cận CN/PGD DongA Bank có thực hiện cho vay tiêu dùng sinh hoạt.

- Có mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp.

- Có mức thu nhập ổn định bảo đảm hoàn trả nợ vay.

- Có tài sản thế chấp, cầm cố của người vay hoặc của thân nhân bảo lãnh.

Vay trả góp chợ: của DongA Bank, các tiểu thương nay sẽ khơng cịn chịu áp lực phải “vay nóng” khi cần thêm vốn kinh doanh. DongA Bank là ngân hàng duy nhất hiện nay giới thiệu dịch vụ này nhằm hỗ trợ tối đa nhu cầu vốn của tiểu thương, với mức vay tối ưu, thời gian vay ngắn và lãi suất cạnh tranh.

+ Đối tượng và điều kiện vay vốn:

- Tiểu thương tại các chợ (cùng địa bàn với các Chi nhánh DongA Bank đang thực hiện cho vay trả góp chợ).

- DongA Bank cho vay trực tiếp tới tiểu thương trên cơ sở có sự giám sát của Ban Quản Lý chợ.

Vay tiêu dùng trả góp: hàng tháng, khơng cần tài sản thế chấp là sự lựa chọn

đầy tiện lợi ích chi cho các nhu cầu cấp thiết trong đời sống mà khơng có dự tính trước.

+ Đối tượng và diều kiện vay vốn:

- Cán bộ - CNV của các đơn vị có liên kết với DongA Bank

- Có hộ khẩu/tạm trú cùng địa bàn hoặc địa bàn lân cận với DongA Bank

- Có mức thu nhập ổn định, đảm bảo hàng tháng trả góp khơng q 70% tổng thu nhập

Vay vốn sản kinh doanh: DongA Bank giúp bạn nhanh chóng mở rộng

cơ sở sản xuất kinh doanh, thăng tiến trong sự nghiệp “làm chủ” mà khơng cịn phải lo lắng về nguồn vốn lưu động.

+ Đối tượng và điều kiện vay vốn:

- Cá nhân là người Việt Nam có cơ sở sản xuất kinh doanh, hộ kinh doanh cá thể, tiểu thương... có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

- Có mục đích kinh doanh rõ ràng, phương án kinh doanh khả thi.

- Có mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp.

- Có khả năng tài chính hồn trả nợ vay, có một phần vốn tham gia vào dự án.

- Có tài sản thế chấp cầm cố của người vay hoặc của thân nhân bảo lãnh.

Vay du học: DongA Bank với tâm niệm luôn đồng hành cùng thế hệ trẻ

trên mọi hành trình trau dồi kiến thức và phát triển bản thân, DongA Bank sẵn sàng hỗ trợ người thân bạn hoàn thành ước mơ du học, đầu tư cho tương lai thành đạt thông qua dịch vụ vay du học với mức vay du học trọn gói chỉ có tại DongA Bank.

+ Đối tượng và điều kiện vay vốn:

- Khách hàng là cá nhân người Việt Nam, có Hộ khẩu/ Sổ tạm trú/Giấy đăng ký tạm trú, cư trú cùng địa bàn hoặc địa bàn lân cận DongA Bank.

- Cá nhân là thân nhân (ông/bà, cha/mẹ, anh/chị…) của người đi du học.

- Có khả năng trả nợ vay.

- Khơng có nợ q hạn tại bất kỳ tổ chức tín dụng nào.

- Có tài sản đảm bảo: là tài sản của người vay hoặc của thân nhân bảo lãnh.

Vay xây dựng, sửa nhà: DongA Bank là khoản vay với hạn mức và thời

gian trả nợ linh hoạt, lãi suất cạnh tranh sẽ đưa bạn đến gần hơn với ngơi nhà mình hằng mơ ước, tận hưởng cuộc sống như ý bên người thân.

+ Đối tượng và điều kiện vay vốn:

- Khách hàng là cá nhân người Việt Nam, có Hộ khẩu/ tạm trú, cư trú cùng địa bàn hoặc địa bàn lân cận với DongA Bank.

- Có nhu cầu vay vốn phù hợp với quy định của DongA Bank.

- Khơng có nợ quá hạn tại bất kỳ tổ chức tín dụng nào.

2.2.2. Quy trình CVTD của ngân hàng TMCP Đông Á – Chi nhánh Huế. Sơ đồ quy trình cho vay tiêu dùng của Ngân hàng TMCP Đông Á – Chi nhánh Huế Sơ đồ quy trình cho vay tiêu dùng của Ngân hàng TMCP Đơng Á – Chi nhánh Huế

Quy trình cho vay tiêu dùng

Phần I: Tiếp nhận hồ sơ, xử lý hồ sơ

vay

Phần II: Quản lý khoản vay và thu hồi nợ sau cho vay

Tiếp nhận, tư vấn khách hàng về hồ sơ vay vốn

Duyệt hợp đồng, ký kết hợp đồng và giải ngân hồ sơ cho vay

Tiếp nhận hồ sơ khách hàng Giải ngân và chi vay cho khách hàng

Thẩm định hồ sơ khách hàng Lưu trữ và quản lý hồ sơ vay

Lãnh đạo phê duyệt hạn mức cho vay Giám sát khoản vay và thu nợ hàng

tháng Tiếp nhận hồ sơ, thông báo hạn mức đã

duyệt cho khách hàng Tái thẩm định khách hàng

Nhập thông tin hồ sơ vay vào hệ thống thông tin tại DongA bank

Phần I: Tiếp nhận hồ sơ, xử lý hồ sơ vay

Bước 1: Tiếp nhận, tư vấn khách hàng về hồ sơ vay vốn.

- Để có thể hiểu rõ về nhu cầu vay vốn của khách hàng thì cán bộ tín dụng sẽ tiến hành gặp gỡ khách hàng, tư vấn khách hàng những thắc mắc về vấn đề cho vay tiêu dùng với các mực như: hạn mức vay, phương thức hoàn trả, thời gian trả nợ định kỳ,…

- Một bộ hồ sơ CVTD trong đó bao gồm:

+ Giấy đề nghị vay vốn, CMND và sổ hộ khẩu của khách hàng vay và các đối tượng liên quan trong hồ sơ.

+ Các giấy tờ chứng minh thu nhập hoặc tài sản đảm bảo của người vay. + Các giấy tờ liên quan tới sản phẩm vay cụ thể theo yêu cầu của ngân hàng.

Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ khách hàng.

- Sau khi hoàn tất bước 1 thì nhân viên PTKD sẽ tiến hành bước tiếp theo. Đó là tiếp nhận hồ sơ của khách hàng, kiểm tra hồ sơ đã đầy đủ chưa, đã phù hợp với quy định của ngân hàng chưa. Nếu chưa thì yêu cầu khách hàng cung cấp lại cho đầy đủ để đáp ứng điều kiện cho vay.

Bước 3: Thẩm định hồ sơ khách hàng.

- Nhân viên thẩm định khách hàng trực tiếp gặp khách hàng của mình để kiểm tra tính chính xác trong hồ sơ vay vốn. Kiểm tra về tình hình của khách hàng và của người bảo lãnh để có thể nắm rõ hơn về khách hàng.

Bước 4: Lãnh đạo phê duyệt hạn mức cho vay.

- Sau khi thẩm định hồ sơ xong, nếu hồ sơ hợp lệ thì nhân viên thẩm định sẽ bổ sung thêm một số giấy tờ như: giấy nhận nợ, lịch trả nợ và từ đó trình lên Giám đốc chi nhánh để xem xét khách hàng có đủ điểu kiện vay vốn hay khơng.

Bước 5: Tiếp nhận hồ sơ, thông báo hạn mức đã duyệt cho khách hàng.

- Sau khi đã trình hồ sơ lên Giám đốc chi nhánh và đã duyệt và được cung cấp tín dụng thì nhân viên PTKD sẽ thông báo cho khách hàng của mình biết được về hạn mức, phương thức trả và thời gian trả của khoản vay.

Bước 6: Nhập thông tin hồ sơ vay vào hệ thống thông tin tại DongA bank:

- Nhân viên hỗ trợ tín dụng hoặc giao dịch viên điền đầy đủ hồ sơ vay vốn vào hệ thống thông tin của DongA bank để báo cáo cho hội sở và cũng để thuận tiện hơn cho việc theo dõi các khoản nợ.

Bước 7: Soạn thảo hợp đồng tín dụng

- Nhân viên hỗ trợ tín dụng sẽ soạn thảo hợp đồng tín dụng và điền đầy đủ thông tin để tiến hành ký với khách hàng.

Phần II: Quản lý khoản vay và thu hồi nợ sau cho vay

Bước 8: Duyệt hợp đồng, ký kết hợp đồng và giải ngân hồ sơ cho

vay.

- Hợp đồng tín dụng sẽ được trình lên Giám đốc hoặc phó giám đốc chi nhánh để duyệt và ký kết hợp đồng với khách hàng.

Bước 9: Giải ngân và chi vay cho khách hàng.

- Nhân viên hỗ trợ tín dụng, giao dịch viên sẽ tiến hành giải ngân cho khách hàng vay bằng hình thức nhận tiền trực tiếp hoặc qua thẻ ATM tùy theo khách hàng mong muốn.

Bước 10: Lưu trữ và quản lý hồ sơ vay.

- Sau khi giải ngân cho khách hàng, nhân viên hỗ trợ tín dụng hoặc giao dịch viên sẽ tiến hành lưu hồ sơ tại kho hồ sơ của khách hàng để tiện theo dõi khách hàng.

Bước 11: Giám sát khoản vay và thu nợ hàng tháng.

- Sau khi giải ngân, các khoản vay sẽ được theo dõi xem thử có thực hiện đúng như mục đích đã ghi trong hợp đồng tín dụng hay khơng. Cứ sau 1 tháng từ lúc giải ngân thì cán bộ tín dụng sẽ viết báo cáo sau cho vay, sau đó cứ mỗi 3 tháng lại viết báo cáo một lần để đánh giá về tình hình hiện tại của khách hàng vay.Cuối mỗi tháng, cán bộ tín dụng phải nhắc nhở khách hàng vay vốn của mình nộp tiền để thu hồi vốn và lãi về nộp cho ngân hàng.

Bước 12: Tái thẩm định khách hàng.

hạn hay khơng. Từ đó, đảm bảo cho nguồn vốn giải ngân của khách hàng vẫn có khả năng thu hồi.

Bước 13: Thanh lý hợp đồng.

- Khi khách hàng đã nộp đủ vốn gốc và lãi cho ngân hàng thì ngân hàng sẽ tiến hành làm các thủ tục thanh lý hợp đồng cho khách hàng, để trả lại tài sản đảm bảo cho khách hàng nếu có và lưu hồ sơ vào và kết thúc cuộc giao dịch.

2.2.3. Thực trạng CVTD tại Ngân hàng Đông Á – Chi nhánh Huế giai đoạn 2016 - 2018.

Khóa luận phân tích thực trạng theo kỳ hạn của món vay, đối tượng vay vốn và mục đích vay vốn được trình bày như sau:

2.2.3.1. Tình hình cho vay tiêu dùng theo kỳ hạn tại Ngân hàng TMCP

Bảng 2.4: Cho vay tiêu dùng theo kỳ hạn tại Ngân hàng TMCP Đông Á – Chi nhánh Huế từ năm 2016-2018 Đơn vị: Triệu đồng Năm So sánh 2016 2017 2018 2017/2016 2018/2017 Chỉ tiêu GT % GT % GT % +/- % +/- % I.Doanh số CVTD 74,710 100 93,672 100 112,752 100 18,962 25.381 19,080 20.369 1.Ngắn hạn 11,207 15 18,734 20 14,658 13 7,528 67.172 -4,077 -21.760 2.Trung hạn 63,504 85 74,938 80 98,094 87 11,434 18.005 23,157 30.901 3.Dài hạn 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 II.Doanh số thu nợ 54,668 100 65,508 100 92,306 100 10,840 19.829 26,798 40.908 1.Ngắn hạn 8,200 15 13,102 20 18,461 20 4,901 59.768 5,359 40.902 2.Trung hạn 46,468 85 52,406 80 73,845 80 5,939 12.781 21,439 40.909 3.Dài hạn 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0

III. Dư nợ cuối kỳ 32,305 100 60,469 100 80,915 100 28,164 87.182 20,446 33.812

1.Ngắn hạn 8,296 25.68 13,929 23.035 10,125 12.514 5,633 67.900 -3,803 -27.306 2.Trung hạn 24,009 74.32 46,540 76.965 70,790 87.486 22,531 93.844 24,249 52.104 3.Dài hạn 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 IV.Nợ quá hạn (NQH) 300 100 370 100 340 100 70 23.333 -30 -8.108 1.Ngắn hạn 90 30 90 24.324 40 11.765 0 0 -50 -55.556 2.Trung hạn 210 70 280 75.676 300 88.235 70 33.333 20 7.143 3.Dài hạn 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 V. Nợ xấu 80 100 120 100 160 100 40 50 40 33.333

Doanh số cho vay tiêu dùng: Dựa vào bảng số liệu ta thấy doanh số cho vay tiêu dùng nhìn chung tăng từ năm 2016 – 2018. Cụ thể như sau: từ năm 2016 là 74,710 triệu đồng đến năm 2017 tăng lên 93,672 triệu đồng tức tăng lên 18,962 triệu đồng (tương ứng tăng 25.381% so với năm 2016), năm 2017 là 93,672 triệu đồng đến năm 2018 tăng lên 112,752 triệu đồng tức tăng 19,080 triệu đồng (tương ứng tăng 20.369% so với năm 2017). Nhìn vào doanh số CVTD theo kỳ hạn ta thấy được sự thay đổi theo hướng tăng tỷ trọng cho vay ngắn hạn ở năm 2016-2017 và giảm tỷ trọng ở năm 2017- 2018. Cụ thể là từ năm 2016 -2017 doanh số cho vay ngắn hạn tăng 7,528 triệu đồng (tương ứng tăng 67.172% so với năm 2016), năm 2017 – 2018 giảm xuống 4,077 triệu đồng (tương ứng giảm 21.760% so với năm 2017). Doanh số cho vay dài hạn không đổi qua ba năm và doanh số cho vay trung hạn lại liên tục tăng trong ba năm, từ năm 2016 -2017 tăng 11,434 triệu đồng (tương ứng tăng 18.005% so với năm 2016), từ năm 2017 đến 2018 tăng 23,157 triệu đồng (tương ứng tăng 30.901% so với năm 2017). Nguyên nhân doanh số cho vay ngắn hạn giảm ở giai đoạn 2017-2018 là do chi nhánh đang thay đổi cơ cấu cho vay bằng cách phát triển các sản phẩm cho vay khác như: cho vay mua ô tô, cho vay xây dựng, cho vay du học, sửa chữa nhà ở, đây là các sản phẩm cho vay trung hạn và dài hạn, nhưng các sản phẩm này nguồn trả nợ của khách hàng đến từ tiền lương hàng tháng. Vì vậy khách hàng thường có nhu cầu vay trung hạn hơn là cho vay ngắn hạn. Bên cạnh đó, tiền lương của khách hàng cũng phải trang trải nhiều trong cuộc sống nên họ thường chọn thời gian trung hạn để dễ trả nợ là chủ yếu. Vì vậy doanh số cho vay trung hạn tại ngân hàng luôn chiếm tỷ trọng cao hơn các doanh số cho vay ngắn hạn và dài hạn.

Doanh số thu nợ: Hoạt động CVTD luôn đem lại lợi nhuận cao cho ngân hàng

nhưng bên cạnh lợi nhuận thì nó cũng đi kèm với những rủi ro có thể xảy ra trong cho vay, nếu các khoản vay đều được thu hồi đúng hạn thì điều đó rất tốt cho ngân hàng. Một điều quan trọng khơng thể thiếu đó là ngân hàng muốn hoạt động tốt về cho vay thì cần phải nâng cao công tác thu hồi nợ từ khách hàng vay, từ đó giảm thiểu rủi ro trong hoạt động cho vay. Công tác cho vay và công tác thu hồi nợ là hai mặt của quá

đảm bảo tính an tồn của nguồn vốn và từ đó làm tăng tốc độ chu chuyển vốn, làm tăng số vòng quay và tạo ra giá trị thặng dư lớn, từ đó nâng cao hiệu quả kinh doanh của chi nhánh. Nhìn vào bảng số liệu 2.4 cho thấy doanh số thu nợ trung hạn chiếm đến 80% trong tổng số doanh số thu nợ và tăng từ năm 2016- 2018. Từ năm 2016 – 2017, doanh số thu nợ ngắn hạn tăng 4,901 triệu đồng (tương ứng tăng 59.768% so với năm 2016), doanh số thu nợ trung hạn tăng 5,939 triệu đồng (tương ứng tăng 12.781% so với năm 2016). Từ năm 2017 -2018, doanh số thu nợ ngắn hạn tăng 5,359 triệu đồng (tương ứng tăng 40.902% so với năm 2017), doanh số thu nợ trung hạn tăng 21,439 triệu đồng (tương ứng tăng 40.909% so với năm 2017). Doanh số thu nợ dài hạn không đổi qua ba năm. Nhìn chung thì các cán bộ nhân viên ngân hàng Đông Á đã không ngừng nổ lực trong cơng tác kiểm tra chặt chẽ tình trạng thu nhập của khách hàng vay. Luôn quan tâm công tác thu nợ trong CVTD bằng cách phân công các cán bộ theo dõi từng khách hàng và luôn nhắc nhở khách hàng trong việc thu nợ vay đến từng khách hàng.

Dư nợ cuối kỳ: Tương tự như doanh số cho vay và doanh số thu nợ, dư nợ cuối

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phần đông á – chi nhánh huế (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)