1.2. Những vấn đề cơ bản về cho vay khách hàng doanh nghiệp
1.2.6. Vai trò trong cho vay doanh nghiệp của ngân hàng thương mại
CVDN của NHTM ngày càng đóng vai trị quan trọng và to lớn trong sự phát triển kinh tế đất nước, những vai trị đó, theo Nguyễn Thị Thu Thủy (2010), được thể hiện như sau:
o Đối với NHTM
- Thu nhập từ hoạt động cho vay đem lại lợi nhuận cho NHTM.
Hoạt động cho vay là một trong những hoạt động lớn của NHTM do đó doanh thu từ hoạt động này thường chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng doanh thu của NHTM. Lãi cho vay thu được giúp NHTM bù đắp lại các chi phí phát sinh của NHTM như chi phí trung gian, chi phí quản lý, chi phí dự trữ,...
- Thông qua hoạt động CVDN, NHTM mở rộng được các hoạt động dịch vụ khác
Nhờ có hoạt động cho vay của NHTM, các KHDN có thể đầu tư cho hoạt động sản xuất kinh doanh, mở rộng quy mô, cải tiến và đổi mới máy móc, trang thiết bị, từ đó lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh không những doanh nghiệp đủ tiền trả cho NHTM mà cịn có tiền gửi vào NHTM, nghĩa là làm tăng hoạt động HĐV của NHTM. Mặt khác, khi sản xuất kinh doanh phát triển, doanh nghiệp khơng chỉ có quan hệ kinh doanh với các đối tác trong nước mà còn với những đối tác nước ngồi, kéo theo đó làm các hoạt động dịch vụ của NHTM cũng
phát triển như hoạt động thanh toán nội địa, thanh toán quốc tế, bảo lãnh, chiết khấu thương mại, ...
- Giúp NHTM đổi mới và hồn thiện chính sách tín dụng
Trên thực tế, do đặc thù ngành nghề của từng doanh nghiệp hoạt động trên nhiều lĩnh vực như lĩnh vực xây lắp, lĩnh vực xuất nhập khẩu, nông nghiệp,... nên đối tượng cho vay KHDN cũng rất đa dạng. Nhờ đó, có thể dựa vào từng đặc trưng của KHDN mà NHTM có chính sách tín dụng phù hợp, ngày càng đổi mới và hồn thiện chính sách tín dụng nhằm nâng cao hiệu quả cho vay để mở rộng quy mô cho vay và thu hút thêm được nhiều khách hàng mới đến với NHTM.
o Đối với doanh nghiệp
- Đảm bảo các hoạt động của doanh nghiệp được diễn ra liên tục.
Trên thực tế hầu như khơng một doanh nghiệp nào có đủ 100% năng lực tài chính để phục vụ cho sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó, nền kinh tế thị trường ln địi hỏi các doanh nghiệp luôn phải đảm bảo đủ năng lực cạnh tranh để tồn tại như: cải tiến máy móc, áp dụng cơng nghệ và phương thức tiên tiến, đa dạng hóa sản phẩm, mẫu mã, tăng cường quảng bá thương hiệu, tiếp thị sản phẩm,... Trong trường hợp đó, ngân hàng đã kịp thời tài trợ vốn bằng cách cho vay để các doanh nghiệp đảm bảo quá trình sản xuất kinh doanh diễn ra được liên tục.
- Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp.
Trước khi giải ngân, ngân hàng tiến hành thẩm định khoản vay đối với doanh nghiệp, cần phải có tài sản đảm bảo phù hợp, phương án sản xuất kinh doanh trong thời gian tới khả thi thì ngân hàng mới xem xét và giải ngân. Sau khi giải ngân, ngân hàng vẫn tiến hành kiểm tra, giám sát xem doanh nghiệp sử dụng vốn có đúng mục đích như cam kết ban đầu hay không, phương án sản xuất kinh doanh tiến hành đến giai đoạn nào. Bên cạnh đó, cho dù doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả hay khơng thì doanh nghiệp vẫn phải hồn trả cả gốc lẫn lãi đúng hạn cho ngân hàng nên buộc doanh nghiệp phải tìm cách sử dụng vốn vay thật hiệu quả để tạo ra lợi nhuận lớn hơn số tiền lãi phải trả.
- Góp phần hình thành cơ cấu vốn tối ưu cho doanh nghiệp.
Hiện nay, hiếm có doanh nghiệp nào sử dụng 100% vốn tự có để sản xuất kinh doanh vì điều này dẫn đến giá thành sản phẩm sẽ cao và khó cạnh tranh trên thị trường. Do đó, vốn vay là nguồn tốt nhất giúp doanh nghiệp cơ cấu nguồn vốn của mình một cách hiệu quả để sản xuất vì chi phí lãi vay đã được khấu trừ ra khỏi thu nhập hoạt động trước khi thu nhập bị đánh thuế, đây được xem như là lá chắn thuế cho doanh nghiệp nào sử dụng nợ vay.
- Nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp.
Nền kinh tế thị trường ngày càng cho thấy sự cạnh tranh là vô cùng khốc liệt, muốn tồn tại được đòi hỏi doanh nghiệp phải liên tục đổi mới sản phẩm, áp dụng khoa học công nghệ, phương pháp tiên tiến, trang thiết bị hiện đại vào sản xuất, xây dựng hình ảnh, tiếp thị quảng bá sản phẩm và thương hiệu đến khách hàng. Để làm được những điều này, đòi hỏi doanh nghiệp phải có nguồn vốn đủ lớn để đầu tư cải tiến và đổi mới trong quá trình sản xuất kinh doanh, tuy nhiên trên thực tế không phải doanh nghiệp nào cũng đủ năng lực tài chính để có thể đầu tư được. Trong trường hợp này, chỉ có NHTM mới có thể tài trợ vốn vay cho doanh nghiệp để thực hiện mở rộng sản xuất kinh doanh.