Cơ cấu dư nợ cho vay khách hàng doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Khóa luận hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh TP hồ chí minh (Trang 68 - 73)

2.2. Thực trạng hoạt động cho vay của BIDV – HCM

2.2.2.2 Cơ cấu dư nợ cho vay khách hàng doanh nghiệp

Bảng 2.7. Tình hình DNCV phân theo kỳ hạn của BIDV – HCM giai đoạn 2013 – 2017 (Đvt: tỷ đồng) Năm 2013 2014 2015 2016 2017 Ngắn hạn 6,534 8,653 9,934 10,671 11,677 Trung, dài hạn 4,153 4,624 5,468 6,682 6,773 DNCV KHDN 10,687 13,277 15,402 17,353 18,450

(Nguồn: Báo cáo kết quả HĐKD của BIDV – HCM giai đoạn 2013 – 2017)

Bảng 2.8. Tốc độ tăng trưởng DNCV phân theo kỳ hạn của BIDV – HCM giai đoạn 2013 – 2017 (Đvt: tỷ đồng) Chênh lệch 2014/2013 Chênh lệch 2015/2014 Chênh lệch 2016/2015 Chênh lệch 2017/2016 Chỉ tiêu +/- % +/- % +/- % +/- % Ngắn hạn 2,119 32.43% 1,281 14.80% 737 7.42% 1,006 9.42% Trung, dài hạn 471 11.34% 844 18.25% 1,214 22.20% 91 1.36% DNCV TCKT 2,590 24.23% 2,125 16.00% 1,951 12.66% 1,097 6.32%

(Nguồn: Báo cáo kết quả HĐKD của BIDV – HCM giai đoạn 2013 – 2017)

DNNH là các khoản cho vay luôn chiếm tỷ trọng hơn 60% trong tổng DNCV toàn chi nhánh và cũng là các khoản vay mà chi nhánh luôn ưu tiên tăng trưởng quy mô. Năm 2014, chi nhánh có sự tăng trưởng vượt trội trong DNNH, đạt 8,653 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 65% trong toàn DNCV, tăng 2,119 tỷ đồng, tương đương tăng 32.43% so với năm 2013. Có được kết quả như trên là do Chi nhánh đã có sự định

hướng đúng ngay từ đầu năm 2014, BIDV – HCM đã tập trung tăng trưởng tín dụng, lấy tăng trưởng tín dụng quyết định kế hoạch kinh doanh trong bối cảnh hoạt động HĐV bước vào giai đoạn dư thừa nguồn, đồng thời nắm bắt nhu cầu mở rộng HĐKD của khách hàng khi nền kinh tế có dấu hiếu phục hồi và áp dụng hiệu quả và linh hoạt các gói ưu đãi tín dụng của HSC và chính sách tín dụng phù hợp để thu hút được nhiều khách hàng trên địa bàn, nâng cao năng lực cạnh tranh so với các ngân hàng trong khu vực. Thêm vào đó, nền KHDN là khách hàng lớn, có quan hệ truyền thống lâu đời, nên dư địa mở rộng tín dụng cịn lớn. Năm 2017, lãi suất trên thị trường hiện nay đối với VND kỳ hạn 6 tháng là 5.1-5.5%/năm (hiện nay Vietinbank, VCB đang là các TCTD tích cực lơi kéo khách hàng của chi nhánh thông qua con đường lãi suất thấp), trong khi đó FTP bán vốn kỳ hạn tương ứng của BIDV là 6.9%/năm, do đó nếu khơng có các gói chính sách của BIDV thì gần như BIDV – HCM sẽ khơng thể cho vay được, và nếu khơng có tín dụng thì các khoản HĐV cũng như phí dịch vụ sẽ giảm theo. Trước khó khăn đó, BIDV – HCM vẫn nỗ lực hết mình hồn thành 100% kế hoạch HSC giao (kế hoạch DNNH của HSC giao năm 2017 là 11,620 tỷ đồng – báo cáo kết quả HĐKD của BIDV – HCM 2017), năm 2017, DNNH đạt 11,677 tỷ đồng, tăng 1,006 tỷ đồng, tương đương tốc độ tăng 9.42% so với năm 2016.

DNTDH đều có sự tăng trưởng trong vòng năm năm qua, chiếm tỷ trọng khoảng 40% trong tổng dư nợ của toàn chi nhánh. Năm 2016, DNTDH có sự tăng trưởng cao nhất, đạt 6,682 tỷ đồng, tăng 1,214 tỷ đồng, tương đương tăng 22.20% so với năm 2015. Năm 2017, DNTDH có sự tăng trưởng thấp nhất trong vòng năm năm qua, chỉ tăng thêm 91 tỷ đồng so với con số 6,682 tỷ đồng của năm 2016, tương đương tốc độ tăng 1.36%. Nguyên nhân do theo định hướng của BIDV khơng tăng trưởng tín dụng trung dài hạn, do đó FTP bán vốn khá cao, dẫn đến không thể tiếp cận các dự án trung dài hạn tốt, không thể gia tăng quy mơ tín dụng trung dài hạn để gia tăng thu nhập.

Bảng 2.9. Tình hình DNCV KHDN phân theo ngành nghề kinh doanh của BIDV – HCM giai đoạn 2013 – 2017 (Đvt: tỷ đồng)

Chỉ tiêu 2013 2014 2015 2016 2017

Bán buôn và bán lẻ; Sửa chữa ô tô,

mô tô 1,366 1,583 1,762 2,065 2,502

Công nghiệp chế biến, chế tạo 3,593 4,095 4,749 5,019 5,286

Cung cấp nước; hoạt động quản lý

và xử lý nước thải 386 462 598 774 619

Dịch vụ lưu trữ và ăn uống 11 15 10 12 7

Hoạt động chuyên môn, khoa học và

công nghệ 13 16 18 24 22

Hoạt động tài chính, ngân hàng

và bảo hiểm 372 401 365 424 455

Kinh doanh bất động sản 1,322 1,946 2,256 2,652 2,723

Nghệ thuật, vui chơi, giải trí 56 72 95 105 118

Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản 1,202 1,385 1,573 1,733 1,801

Sản xuất và phân phối điện, khí đốt,

nhiên liệu 195 298 419 506 359

Vận tải kho bãi 283 322 469 556 301

Xây dựng 1,797 2,583 2,952 3,290 4,043

Y tế và hoạt động trợ giúp xã hội 58 71 96 162 176

Khác 33 28 40 31 38

Tổng cộng 10,687 13,277 15,402 17,353 18,450

Biểu đồ 2.2. Cơ cấu DNCV KHDN phân theo ngành nghề của BIDV – HCM giai đoạn 2013 – 2017

(Nguồn: Báo cáo kết quả HĐKD của BIDV – HCM giai đoạn 2013 – 2017)

Theo bảng 2.9, có thể thấy, giai đoạn từ 2013 – 2017, DNCV KHDN phân theo ngành nghề hầu như đều có sự tăng trưởng. DNCV KHDN tập trung chủ yếu vào nhóm cơng nghiệp chế biến, chế tạo; xây dựng; kinh doanh bất động sản; bán buôn và bán lẻ, sửa chữa ô tô, mô tô. Dẫn đầu trong DNCV KHDN là ngành công nghiệp chế biến, chế tạo, luôn chiếm một tỷ trọng đáng kể so với các ngành nghề cịn lại. Năm 2013, DNCV ngành cơng nghiệp chế biến chế tạo đạt 3,593 tỷ đồng (chiếm 34% trong tổng DNCV KHDN) và sau đó đạt 5,286 tỷ đồng vào năm 2017 (tăng 1,693 tỷ đồng với tốc độ tăng 47.11% so với năm 2013 và tăng 267 tỷ đồng với tốc độ tăng 5.3% so với năm 2016). Đứng thứ hai trong cơ cấu DNCV KHDN là ngành xây dựng, năm 2013, DNCV ngành xây dựng đạt 1,797 tỷ đồng (chiếm 17% trong tổng DNCV KHDN) và tăng dần trong bốn năm tiếp theo. Năm 2017, DNCV ngành xây dựng đạt 4,043 tỷ đồng, chiếm 22% trong tổng DNCV KHDN (đây là một tỷ trọng DNCV cao nhất của ngành xây dựng trong vòng năm năm qua) và tăng 753 tỷ đồng, tương đương tăng 22.88% so với con số 3,290 tỷ đồng của

120% 100% Khác 13% 13% 14% 15% 10% 80% 17% 19% Xây dựng 19% 20% 22% 60% 11% 10% 10% 10% 10% 12% 15% 15% 14% 15%

Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản Kinh doanh bất động sản 40% 34% 31% 31% 29% 29% 20% 13%

Công nghiệp chế biến, chế tạo

Bán buôn và bán lẻ; Sửa chữa ô tô, mô tơ

12% 11% 12% 14%

0%

năm 2016. Năm 2017, nhìn chung, nền kinh tế Việt Nam có sự tăng trưởng thần kỳ, GDP cán mốc 6.81% (theo báo cáo của Tổng cục Thống kê) và đây cũng là con số cao nhất kể từ năm 2011 đến nay. Khu vực công nghiệp và xây dựng ghi nhận kết quả phát triển mạnh mẽ mà ngoạn mục nhất phải kể đến ngành chế biến chế tạo. Giá trị của ngành này tăng cao với mức 14.5% giúp cho khu vực công nghiệp tăng khá cao, lên 9.4% so với năm 2016. Bên cạnh đó, hoạt động xây dựng cũng duy trì tăng trưởng khá cao với tốc độ 8.7% so với năm 2016, đóng góp 0.54 điểm phần trăm vào mức tăng trưởng chung, đứng thứ ba trong số các ngành đóng góp điểm phần trăm vào mức tăng GDP cả nước. Các kết quả trên có được là nhờ vào vai trị của Nhà nước kiến tạo đã xây dựng được môi trường kinh doanh tốt, huy động và phát huy được nguồn lực xã hội, mở rộng CSTT, tạo điều kiện tiếp cận vốn cho các DN vừa và nhỏ để mở rộng quy mơ, cải tiến máy móc, sản xuất kinh doanh tạo ra sản phẩm và thu về lợi nhuận. Đứng thứ ba trong DNCV KHDN là ngành kinh doanh bất động sản, đạt 1,322 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 12% trong tổng DNCV KHDN và đạt 2,723 tỷ đồng vào năm 2017 chiếm 14% trong DNCV KHDN (tăng. Bên cạnh đó, 2017 cũng là năm ngành kinh doanh bất động sản có mức tăng trưởng cao nhất kể từ năm 2011 đến nay. Hoạt động kinh doanh bất động sản tăng 4.07% và đóng góp 0.21 điểm phần trăm vào mức tăng GDP cả nước. (năm 2016 tăng 4.00%; năm 2015 tăng 2.96%; năm 2014 tăng 2.80%; năm 2013 tăng 2.17%). Ngành bán buôn và bán lẻ, sửa chữa ô tô, mô tô đứng thứ tư trong tổng DNCV KHDN. Năm 2015, DNCV ngành này chỉ chiếm 11% trong tổng DNCV KHDN (đạt 1,762 tỷ đồng), là mức tỷ trọng thấp nhất so với bốn năm còn lại. Tuy nhiên, con số DNCV ngành này đã có sự cải thiện vào năm 2017, với 2,502 tỷ đồng (chiếm 14% trong tổng DNCV KHDN), tăng 437 tỷ đồng với tốc độ tăng 21.16% so với năm 2016 (đây cũng là mức tăng cao nhất so với bốn năm còn lại). Ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản từ giai đoạn 2013 – 2017 qua ít có biến động, thường chiếm tỷ trọng khoảng 10% - 11% trong tổng DNCV KHDN. Các ngành cịn lại có DNCV lần lượt chiếm tỷ trọng 13%, 13% 14%, 15%, 10% từ năm 2013 – 2017.

Một phần của tài liệu Khóa luận hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh TP hồ chí minh (Trang 68 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)