Phân loại tín dụng cá nhân

Một phần của tài liệu Khóa luận kế toán tài chính đánh giá chất lượng tín dụng khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP bắc á chi nhánh thừa thiên huế (Trang 27 - 31)

PHẦN II : NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

1.1. Tổng quan về tín dụng khách hàng cá nhân của Ngân hàng thương mại

1.1.6. Phân loại tín dụng cá nhân

Tín dụng cá nhân (TDCN) thường phát triển song hành cùng với sự phát

triển của hệ thống NHTM, đây cũng là một trong những hình thức tín dụng đã được hình thành và phát triển lâu đời nhất, phần lớn các sản phẩm tín dụng cá nhân tại Việt Nam vẫn là các sản phẩm truyền thống (cho vay), cịn cho th tài chính và bảo lãnh chỉ mới bước đầu phát triển. Nếu phân loại theo mục đích của tín dụng, thì tín dụng cá nhân tại Việt Nam có thể chia thành các loại sau đây [7]

Phân loại theo thời hạn cho vay khách hàng cá nhân

- Cho vay ngắn hạn:

Có thời gian cho vay từ 1 năm trở xuống. Trong cho vay cá nhân, hình thức tín dụng ngắn hạn này thường được sử dụng để cho vay bổ sung vốn lưu động thường xuyên đối với các cá nhân, hộ kinh doanh, sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi ngắn hạn hoặc cho vay thấu chi.

- Cho vay trung hạn:

Có thời gian cho vay từ trên 1 năm đến 5 năm. Hình thức tín dụng trung hạn này chủ yếu áp dụng cho các mục đích cho vay như bổ sung vốn trả góp, cho vay đầu tư máy móc thiết bị phục vụ cho nơng nghiệp như máy gặt đập liên hợp, máy cày, máy xới, máy cuốn rơm, chăn ni trâu bị sinh sản, cho vay xây dựng nhà xưởng đối trong hoạt động sản xuất kinh doanh (SXKD) của các cá nhân. Ngoài ra hình thức cho vay này cũng áp dụng cho các mục đích vay mua, sửa chữa xây dựng nhà cửa, tiêu dùng, mua xe ơ tơ…

- Cho vay dài hạn:

Có thời gian cho vay trên 5 năm. Hình thức này cũng chủ yếu áp dụng cho các mục đích vay như hình thức trung hạn.

Phân loại theo mục đích cho vay

- Cho vay phục vụ nông nghiệp nông thôn: Bao gồm cho vay phục vụ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn nông thôn như trồng trọt, chăn nuôi…

- Cho vay SXKD: Bao gồm các mục đích bổ sung vốn kinh doanh ngắn hạn (Hạn mức tín dụng (HMTD), vay món và thấu chi và trung dài hạn (trả góp), cho vay đầu tư máy móc thiết bị, cơng trình nhà xưởng.

- Cho vay mua, xây dựng, sửa chữa nhà: Bao gồm các mục đích xây dựng, sửa chữa và mua nhà đất, căn hộ.

- Cho vay tiêu dùng: Phục vụ những mục đích chi tiêu cá nhân ở quy mơ nhỏ như mua sắm trang thiết bị gia đình, du lịch, cưới hỏi…

- Cho vay mua ô tô: Bao gồm mua ơ tơ phục vụ mục đích kinh doanh - tiêu dùng.

Phân loại theo phương thức cho vay

- Cho vay từng lần: Đây là phương thức cho vay mà mỗi lần vay vốn khách hàng và ngân hàng phải thực hiện tất cả các thủ tục vay vốn cần thiết và ký một hợp đồng tín dụng. Đây là hình thức vay tương đối phổ biến đối với khách hàng khơng có nhu cầu thường xun, chủ yếu phục vụ nhu cầu thời vụ, hay mở rộng SXKD.

- Cho vay theo hạn mức: Đây là phương thức cho vay mà ngân hàng và khách hàng xác định và thỏa thuận một HMTD trong một khoảng thời gian nhất định. Đây là hình thức cho vay phù hợp với những khách hàng có dịng tiền kinh doanh ra vào thường xuyên.

- Cho vay theo dự án đầu tư: Đây là phương thức cho vay để thực hiện các dự án đầu tư phát triển SXKD, dịch vụ và các dự án đầu tư phục vụ đời sống. Ngân hàng cho vay cùng khách hàng ký hợp đồng tín dụng và thỏa thuận mức vốn đầu tư duy trì cho cả thời gian đầu tư của dự án, phân định các kỳ hạn trả nợ. Ngân hàng thực hiện giải ngân theo tiến độ thực hiện dự án. Trường hợp khách hàng đã dùng nguồn vốn huy động tạm thời khác để chi phí cho dự án được duyệt trong thời gian chưa vay được vốn ngân hàng, thì ngân hàng cho vay có thể xem xét cho vay bù đắp nguồn vốn đó.

- Cho vay hợp vốn: Đây là phương thức mà nhiều ngân hàng cùng tài trợ cho một nhu cầu của khách hàng. Trong thực tế việc cho vay hợp vốn thường xảy ra

trong trường hợp nhu cầu vốn của khách hàng vượt quá quy mô khoản vay cho phép của các tổ chức tín dụng (TCTD) theo quy định của ngân hàng nhà nước (NHNN) xét trên quy mơ vốn tự có của các ngân hàng, trong cho vay KHCN loại hình cho vay hợp vốn này rất ít phát sinh.

- Cho vay trả góp: Theo phương thức cho vay này, ngân hàng và bên đi vay sẽ thỏa thuận số tiền lãi phải trả cộng với số gốc được chia ra để trả nợ theo nhiều kỳ trong thời hạn cho vay. Số tiền gốc có thể trả dưới nhiều hình thức như góp đều, góp khơng đều và góp bậc thang tùy thuộc vào nhu cầu, năng lực tài chính và dịng tiền thực tế của khách hàng. Phương thức cho vay này phù hợp với các mục đích như bổ sung vốn lưu động trả góp, đầu tư mặt bằng, máy móc thiết bị, mua xây dựng nhà cửa, tiêu dùng…

- Cho vay theo HMTD dự phòng: Đây là phương thức cho vay mà ngân hàng cam kết đảm bảo sẵn sàng cho khách hàng vay vốn trong phạm vi HMTD nhất định. Ngân hàng và khách hàng sẽ thỏa thuận với nhau về phạm vi và thời gian hiệu lực của HMTD này. Trong thời gian hiệu lực của HMTD dự phịng, nếu khách hàng khơng sử dụng hoặc sử dụng không hết HMTD đã được cấp, khách hàng vẫn phải trả phí cam kết tính cho HMTD dự phòng như đã thỏa thuận với bên cho vay.

- Cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành thẻ: Ngân hàng phát hành thẻ sẽ chấp thuận cho khách hàng sử dụng HMTD để phục vụ các nhu cầu mua sắm hàng hóa, dịch vụ và rút tiền mặt tại máy rút tiền tự động. Việc cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành thẻ phải tuân thủ các quy định của chính phủ và NHNN.

- Cho vay theo hạn mức thấu chi: Đây là việc NH cho vay chấp thuận cho khách hàng chi vượt số tiền có trên tài khoản thanh tốn của khách hàng trong phạm vi hạn mức và khoảng thời gian nhất định. Cho vay theo phương thức thấu chi phục vụ cho mục đích SXKD hoặc những chi tiêu cá nhân.

Căn cứ vào bảo đảm cho vay

- Cho vay có tài sản đảm bảo (TSĐB): Đây là hình thức cho vay có tài sản cầm cố, thế chấp hoặc có sự bảo lãnh của bên thứ ba được ngân hàng chấp thuận.

Hình thức cho vay này áp dụng đối với những khách hàng không đủ điều kiện để vay tín chấp theo quy định của từng ngân hàng cụ thể. TSĐB cho khoản vay có nhiều hình thức đa dạng như bất động sản, máy móc thiết bị, hàng hóa, bảo lãnh của bên thứ ba…Trong cho vay KHCN, phần lớn những khoản vay đều là những khoản vay có TSĐB.

- Cho vay khơng có TSĐB: Đây là những khoản vay khơng có TSĐB hoặc bảo lãnh của bên thứ ba. Trong cho vay KHCN, các khoản vay tín chấp thường được cấp cho những khách hàng có việc làm và thu nhập ổn định, quy mơ của những khoản vay tín chấp thường khá nhỏ, khách hàng có uy tín quan hệ thường xun và là khách hàng truyền thống của ngân hàng.

Một phần của tài liệu Khóa luận kế toán tài chính đánh giá chất lượng tín dụng khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP bắc á chi nhánh thừa thiên huế (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)