TÍNH SỐ VỊNG QUAY NỢ PHẢI THU KHÁCH HÀNG

Một phần của tài liệu Luận văn hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải thu khách hàng tại công ty TNHH kiểm toán sao việt – chi nhánh cần thơ (Trang 72 - 76)

ĐVT: đồng

Chỉ số Năm 2014 Năm 2015 Biến động

Tỷ lệ biến động (%) (1) Doanh thu thuần 1.093.173.624.897 852.961.945.889 (240.211.679.008) (21,97) (2) Nợ phải thu KH bình quân 34.765.689.674 36.291.759.284 1.526.069.610 4,39 (3) Số vòng quay nợ phải thu KH [(1)/(2)] (vòng) 31,44 23,50 (7,94) (25,25) (4) Số ngày thu nợ bình quân [360/(3)] (ngày) 11,45 15,32 3,87 33,80

(Nguồn: BCTC năm 2014, 2015 của công ty TNHH Hải sản ABC)

Nhận xét:

Qua bảng số liệu có thể thấy được số vòng qua nợ phải thu khách hàng năm 2015 giảm 7,94 (vòng) so với năm 2014, tương ứng tỷ lệ 25,25%. Điều này có thể là do công ty đã thay đổi điều kiện, thời hạn bán chịu hoặc có khả năng tồn đọng nợ phải thu khó địi trong nợ phải thu khách hàng trong đơn vị nên KTV cần xem xét việc lập dự phịng phải thu khó địi của đơn vị. Số ngày thu tiền bình quân đối với nợ phải thu năm 2015 tăng lên 3,87 (ngày) so với năm 2014, tương ứng tỷ lệ 33,80% là do vòng quay nơ phải thu giảm so với năm trước. Cơng ty cần thay đổi chính sách thu hồi nợ nhằm tạo cho nguồn vốn được luân chuyển nhanh hơn.

Qua thủ tục phân tích này, có thể thấy đây là cũng một thủ tục phân tích biến động khá đơn giản nhưng lại giúp KTV rất nhiều trong việc tìm ra những khoản tăng, giảm bất thường. Những khoản tăng giảm bất thường sẽ có ảnh hưởng đến tính trung thực, hợp lý của số liệu khoản mục ấy trên BCTC.

- Thủ tục phân tích 3: Xem xét sự tương ứng về tổng số tiền phát sinh

giữa TK 131 với các tài khoản đối ứng.

Ở thủ tục này KTV thực hiện công việc xem xét sự tương ứng về số tiền giữa:

Hồn thiện quy trình kiểm tốn khoản mục nợ phải thu khách hàng tại SVC

+ Phát sinh Nợ TK 131 và phát sinh Có TK 333, 511,515, 711.

+ Phát sinh Nợ TK 112, 133, 331, 341, 635, 641 và phát sinh Có TK 131 + Nếu có sự chênh lệch lớn về số phát sinh giữa các TK tương ứng thì cần chú ý kiểm tra, tìm hiểu nguyên nhân.

Bảng 3.8: SO SÁNH SỐ PHÁT SINH TÀI KHOẢN 131 VỚI CÁC TÀI KHOẢN ĐỐI ỨNG

ĐVT: đồng So sánh giữa phát sinh Nợ TK 131 và phát sinh Có TK 333, 511, 515, 711.

SPS Nợ TK 131 867.829.371.487 SPS Có TK 333 11.978.941.050

SPS Có TK 511 852.961.945.889

SPS Có TK 515 1.813.264.808

SPS Có TK 711 1.075.219.740

Cộng 867.829.371.487 Cộng 867.829.371.487

So sánh giữa phát sinh Nợ TK 112, 133, 331, 341, 635, 641 và phát sinh Có TK 131

SPS Nợ TK 112 603.133.388.168 SPS Có TK 131 880.209.238.172 SPS Nợ TK 133 11.506 SPS Nợ TK 331 104.443.133.120 SPS Nợ TK 341 171.451.636.948 SPS Nợ TK 635 1.169.577.808 SPS Nợ TK 641 11.490.622 Cộng 880.209.238.172 Cộng 880.209.238.172

( Nguồn: Công ty TNHH Hải Sản ABC)

Nhận xét:

- Số phát sinh Nợ TK 131 = Số phát sinh Có (TK 333+ TK 511+ TK 515 + TK 711).

- Số phát sinh Có TK 131 = Số phát sinh Nợ (TK 112+ TK 133+ TK 331+ TK 341+ TK 635+ TK 641)

Hoàn thiện quy trình kiểm tốn khoản mục nợ phải thu khách hàng tại SVC

Kết luận:

Khoản nợ phải thu khách hàng là hiện hữu, ghi chép chính xác, đảm bảo khơng có những phát sinh bất thường.

b. Thử nghiệm chi tiết

- Thử nghiệm chi tiết 1: Thu thập bảng kê chi tiết số dư các khoản phải thu theo từng khách hàng và đối chiếu tổng số phải thu với Bảng CĐKT, số phát sinh với sổ chi tiết.

Việc đầu tiên mà KTV làm ở thủ tục này là tiến hành thu thập bảng kê chi tiết số dư các khoản phải thu theo từng khách hàng, BCKT năm 2015, sổ cái, BCĐKT và sổ chi tiết. Tiếp theo, KTV tiến hành đối chiếu số liệu trên Bảng kê chi tiết số dư các khoản phải thu theo từng khách hàng với BCKT năm 2015, Sổ cái, Sổ chi tiết và BCĐKT [xem phụ lục 07].

Nhận xét:

Đây là cơng việc khá quan trọng, vì tính thận trọng nên KTV phải tổng hợp và tính tốn lại số dư tổng trên sổ cái, từ đó so sánh đối chiếu với số liệu trên bảng cân đối kế toán do kế toán đơn vị lập. Việc KTV lập bảng tổng hợp số dư các khoản phải thu theo từng khách hàng và so sánh với số liệu trên sổ sách của đơn vị giúp KTV phát hiện ra các chênh lệch do q trình thực hiện cơng việc kế tốn của cơng ty có thể sẽ có sai sót trong việc tính tốn hoặc cộng số tổng lại bị nhầm về mặt số học. Việc đọc lướt các sổ sách kế toán cũng phần nào giúp cho KTV có thể phát hiện ra các khoản nợ bất thường để từ đó chú ý hơn đến khoản nợ đó.

Kết luận:

Qua q trình kiểm tra các sổ sách, chứng từ thu thập được, KTV kết luận tổng số dư nợ cuối kỳ của khách hàng khớp với bảng cân đối kế toán, Sổ cái. Đồng thời đối tượng cơng nợ có số phát sinh lớn được kiểm tra khớp đúng với Sổ chi tiết.

- Thử nghiệm chi tiết 2: Lập và gửi thư xác nhận số dư nợ phải thu cho

các đối tượng cần xác nhận nợ. Đối chiếu số được xác nhận với số liệu trên Sổ chi tiết, xác định nguyên nhân chênh lệch (nếu có)[ xem phụ lục 08].

Hồn thiện quy trình kiểm tốn khoản mục nợ phải thu khách hàng tại SVC

Đầu tiên, KTV tiến hành chọn mẫu và yêu cầu đơn vị gửi thư xác nhận tới những các khách hàng thường xuyên, có số dư lớn và những khách hàng có số dư bất thường mà KTV nghi ngờ. Sau đó, KTV lập bảng tổng hợp theo dõi thư xác nhận và đối chiếu số được xác nhận với số liệu trên sổ chi tiết, xác định nguyên nhân chênh lệch (nếu có).

Hồn thiện quy trình kiểm tốn khoản mục nợ phải thu khách hàng tại SVC

Một phần của tài liệu Luận văn hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải thu khách hàng tại công ty TNHH kiểm toán sao việt – chi nhánh cần thơ (Trang 72 - 76)