CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU
2.1 CƠ SỞ LÝ LÝ LUẬN
2.1.6 Một số giải pháp xử lý nợ xấu và nợ quá hạn của các Ngân hàng thương mại
mại.
- Đơn đốc xử lí nợ.
Việc đầu tiên khi xảy ra với một khoản nợ đã đến thời gian quá hạn, là việc ngân hàng thông báo nhắc nhở khách hàng trả nợ, tìm hiểu nguyên nhân vì sao khách hàng không trả được nợ, tùy thuộc vào rủi ro mà khách hàng đang gặp phải để ngân hàng ra giải pháp để hạn chế phát sinh thêm các rủi ro khác.
- Trích lập dự phịng rủi ro tín dụng.
Việc trích lập dự phịng rủi ro tính dụng để dự phịng cho cho những tổn thất xảy ra do khách hàng của TCTD không thể thực hiện theo nghĩa vụ cam kết.
Dựa theo văn bản hợp nhất 22/VBHN – NHNN về việc trích lập dự phịng rủi ro tín dụng gồm trích lập dự phòng chung và dự phòng cụ thể.
“Dự phòng chung” là khoản tiền được trích lập để dự phịng cho những tổn thất chưa xác định được trong quá trình phân loại nợ và trích lập dự phòng cụ thể và trong các trường hợp khó khăn về tài chính của các tổ chức tín dụng khi chất lượng các khoản nợ suy giảm.
Dự phịng cụ thể, tỷ lệ trích lập dự phịng cụ thể các nhóm nợ như sau: Nhóm 1: 0% Nhóm 2: 5% Nhóm 3: 20% Nhóm 4: 50% Nhóm 5: 100%
- Tái cơ cấu các khoản nợ.
Gia hạn nợ là việc các tổ chức tín dụng chấp thuận kéo dài thêm một khoản thời gian trả nợ gốc và/ hoặc lãi tiền vay, vượt quá thời hạn cho vay đã thỏa thuận.
Điều chỉnh kỳ hạn trả nợ là việc tổ chức tín dụng chấp thuận kéo dài thêm một khoảng thời gian trả nợ một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và/hoặc lãi tiền vay của kỳ hạn trả nợ đã thỏa thuận, thời hạn cho vay không đổi.
- Xử lý tài sản đảm bảo.
Việc xử lý tài sản đảm bảo để thu hồi nợ là giải pháp bất khả kháng đối với Ngân hàng, khi mà khách hàng đã được đánh giá là khơng cịn khả năng trả nợ. Biện pháp
20
này thường mất rất nhiều thời gian và chi phí, do việc phải rao bán tài sản thế chấp với giá rẻ, để nhằm thu hồi lại một phần nào đó của nguồn vốn đã cho vay lúc trước.
- Bán các khoản nợ.
Hiện nay các NHMT đang thực biện pháp giảm tỷ lệ nợ xấu bằng việc bán các khoản nợ cho công ty Quản lý tài sản của các TCTD (VAMC).
2.1.7 Khái quát về Công ty quản lí tài sản của các tổ chức tín dụng (VAMC). 2.1.7.1 Mục đích hoạt động
Dựa theo quyết định 1459/QĐ – NHNN của thống đốc NHNN Việt Nam về việc thành lập Công ty Quản lý tài sản (Vietnam Asset Management Company - VAMC) nhằm mua lại những khoản nợ xấu của các TCTD.
Với việc thành lập bởi 100% vốn nhà nước, chịu sự quản lý của nhà nước, thanh tra và giám sát trực tiếp bởi NHNN Việt Nam, VAMC được cấp cho số vốn điều lệ ban đầu là 500 tỷ đồng. Đây là một công cụ đặc biệt của Nhà nước quản lý nợ xấu, nhằm góp phần xử lý nhanh nợ xấu, lành mạnh hóa tài chính, giảm thiểu rủi ro cho các TCTD, doanh nghiệp và thúc đẩy tăng trưởng tín dụng hợp lý cho nền kinh tế.