5. Bố cục của luận văn 2-
1.3.1. Khái niệm 18
Trong những năm gần đây, việc giảm phạm vi của một công ty thông qua tái cấu trúc đã ngày càng trở thành chiến lược phổ biến, đặc biệt với các cơng ty đã đa dạng hóa trong những năm 1960 – 1980. Trong hầu hết các trường hợp, các công ty thực hiện tái cấu trúc đang tự đầu tư vào các hoạt động đa dạng hóa tập trung và các hoạt động kinh doanh cốt lõi ([2]).
Tái cơ cấu (Reengineering) là việc xem xét và cấu trúc lại một phần, một số phần hay toàn bộ một tổ chức, một đơn vị nào đó, mà thường là một cơng ty. Ngồi việc tổ chức cho một công ty về các mảng chức năng (như là sản xuất, kế toán, tiếp thị, v.v...) và xem xét các nhiệm vụ mà mỗi chức năng thực hiện, theo lý thuyết tái cơ cấu, chúng ta còn phải chú ý tới các quy trình hồn thiện từ khâu tìm kiếm các nguyên liệu, cho tới các khâu sản xuất, tiếp thị và phân phối. Công ty cần được tái cơ cấu qua một loạt các quy trình. Khái niệm này được các học giả Michael Hammer và James A. Champy đưa ra lần đầu và phát triển trong các cuốn sách Reengineering the Corporation, Reengineering Management, và The Agenda... (wikipia).
Tái cấu trúc là một chiến lược mà qua đó cơng ty thay đổi tập hợp các đơn vị kinh doanh hay cấu trúc tài chính của nó ([2]).
Các cơng ty có thể sử dụng ba hướng chiến lược cơ bản để tái cấu trúc đó là: giảm quy mô, thu hẹp phạm vi, và bán đi đơn vị kinh doanh.
- 19 -
Hiện nay, giảm quy mô được nhận thức như là một chiến lược tái cấu trúc hợp lý. Giảm quy mơ có nghĩa là giảm số nhân viên của công ty, đôi khi là giảm số đơn vị đang hoạt động, nhưng nó có thể thay đổi hay khơng cần thay đổi cấu thành các đơn vị kinh doanh trong danh mục của công ty. Như vậy, giảm quy mô là một chiến lược quản trị chủ động. Các đơn vị sử dụng giảm quy mô như một chiến lược tái cấu trúc vì nhiều lý do khác nhau. Lý do thường được nhắc đến nhất là các công ty muốn cải thiện khả năng sinh lời nhờ giảm chi phí và vận hành hiệu quả hơn.
So với giảm quy mô, thu hẹp phạm vi có tác động tích cực hơn đến hiệu suất của công ty. Thu hẹp phạm vi thường sử dụng loại bỏ, bổ sung, hay một số cách thức khác để loại bớt các đơn vị kinh doanh không liên quan đến hoạt động kinh doanh cốt lõi của cơng ty. Nói chung, thu hẹp phạm vi được xem như một tập hợp các hành động làm cho công ty tái tập trung vào hoạt động kinh doanh cốt lõi của mình.
Bán đi một đơn vị kinh doanh là một chiến lược thường được theo đuổi khi một đơn vị có thể được bán cho một cơng ty trong cùng tuyến kinh doanh với đơn vị kinh doanh đó. Trong trường hợp như vậy, người mua sẵn sàng trả mức giá đánh kể cho cơ hội làm tăng quy mô kinh doanh chỉ sau một đêm.