Hiệu quả của áp dụng quy định pháp luật về giới hạn đầu tư vốn

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quy định pháp luật về giới hạn đầu tư vốn của ngân hàng thương mại ở Việt Nam (Trang 45 - 48)

2.1 Đánh giá việc áp dụng quy định pháp luật về giới hạn đầu tƣ vốn trong thờ

2.1.1 Hiệu quả của áp dụng quy định pháp luật về giới hạn đầu tư vốn

Các quy định của pháp luật về giới hạn đầu tư vốn đối với NHTM đã mang

lại hành lang pháp lý vững chắc cho hoạt động đầu tư vốn của NHTM. Đây là cơ sở pháp lý giúp NHTM có chiến lược đầu tư kinh doanh mang lại hiệu quả cao.

Luật TCTD 2010 ra đời giúp các NHTM tuân thủ tốt các giới hạn về tỷ lệ đầu tư vốn. Nội dung liên quan đến đầu tư góp vốn, mua cổ phần, đầu tư trái phiếu

và mua nắm giữ cổ phiếu của các TCTD khác, các quy định cũng nói đến các giới hạn tỷ lệ trong quá trình đầu tư vốn. Trên cơ sở Luật TCTD 2010, NHNN, bộ tài chính ban hành các thơng tư hướng dẫn liên quan đến hoạt động của NHTM trong

quá trình thực hiện đầu tư vốn. Chẳng hạn, Luật TCTD 2010 quy định NHTM chỉ được dùng vốn điều lệ và quỹ dự trữ để góp vốn, mua cổ phần giúp các NHTM tách

bạch các nguồn vốn, để phòng ngừa việc các NHTM sử dụng khơng hiệu quả tài sản của chính NHTM.

Thông tư 36/2014/TT-NHNN và Thông tư 06/2015/TT-NHNN quy định một

số hạn mức về giới hạn góp vốn, mua cổ phần của NHTM, Cơng ty tài chính, góp vốn, mua cổ phần giữa các Công ty con, Công ty liên kết, Công ty kiểm sốt của NHTM, Cơng ty tài chính và việc NHTM mua, nắm giữ cổ phiếu của tổ chức tín dụng khác, tỷ lệ NHTM CP và NHTM NN được sử dụng vốn trên tổng vốn ngắn

hạn để đầu tư TPCP.

Thông tư 22/2016/TT-NHNN quy định về việc NHTM mua TPDN đây là

những quy định cơ bản giúp các NHTM có được những định hướng pháp lý để NHTM xây dựng phương hướng kinh doanh phù hợp với tình hình thực tế của thị

trường và của chính các TCTD để giúp các NHTM có chiến lược kinh doanh hiệu

quả, chính xác và đặc biệt tuân thủ tốt các quy định của pháp luật về các tỷ lệ đầu tư vốn. Một số điểm nổi bật liên quan đến quy định các tỷ lệ giới hạn đầu tư vốn.

Thứ nhất: Luật tổ chức tín dụng 2010 quy định rõ từng ngành nghề khác

nhau thì NHTM phải lập các Công ty con, Công ty liên kết hay trường hợp NHTM

được lập Công ty con, Công ty liên kết và những ngành nghề NHTM chỉ được góp

liên kết đầu tư tràn lan trên nhiều ngành nghề, lĩnh vực dẫn đến không hiệu quả

trong hoạt động kinh doanh. Ví dụ, góp vốn, mua cổ phần thành lập Công ty con tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam, các Công ty dưới đây đều thành lập

đúng theo quy định tại Điều 103 Luật TCTD 2010:

Công ty con Tỷ lệ sơ hữu

Công ty TNHH MTV Quản lý nợ và Khai thác tài sản Ngân hàng

TMCP Công thương Việt Nam 100%

Công ty TNHH MTV Vàng bạc đá quý Ngân hàng TMCP Công

thương Việt Nam 100%

Cơng ty TNHH MTV Chuyển tiền Tồn Cầu - VietinBank 100%

Công ty TNHH MTV Bảo hiểm Ngân hàng TMCP Công thương

Việt Nam 100%

Cơng ty cổ phần Chứng khốn Ngân hàng Cơng thương Việt Nam 75.61% (Nguồn: Báo cáo tài chính 6 tháng đầu năm 2016 của Ngân hàng Công

thương Việt Nam)

Dựa trên các quy định của pháp luật hiện hành về đầu tư góp vốn, mua cổ

phần các NHTM đã tiến hành tạo lập các Công ty con, Công ty liên kết sau.

Theo thống kê tổng hợp tại phụ lục 1: Trong 10 NHTM thì đã có 9 NHTM có góp vốn đầu tư cổ phần vào các Công ty con, Công ty liên kết , chỉ có

Pvcombank là khơng đầu tư góp vốn cổ phẩn vào các cơng ty. Trong đó nhiều nhất

là NH Vietinbank với 8 Công ty con và 01 Công ty liên kết, Vietcombank có 5 Cơng ty con và 4 Công ty liên kết, BIDV có 6 Cơng ty con và 3 Cơng ty liên kết. Trong các Cơng ty con thì các NHTM đầu tư vào Công ty quản lý tài sản (AMC) chiếm phần lớn (8/10) NHTM có vốn đầu tư vào các loại hình Cơng ty này, 8/10

NHTM đầu tư vào Cơng ty chứng khốn, 4/10 NHTM đầu tư vào Công ty quản lý quỹ, 5/10 NHTM đầu tư vào Cơng ty cho th tài chính. Nhìn danh mục đầu tư vốn vào Công ty con của các NHTM ta thấy hầu hết các Công ty con đều hoạt động có

liên quan đến NH, đặc biệt là các cơng ty hoạt động trên lĩnh vực quản lý tài sản và

chứng khốn, các Cơng ty con này ở nhiều góc độ khác nhau đều có thể bổ trợ cho các NHTM hoạt động mạnh và có lợi thế hơn trong các hoạt động của NHTM.

Công ty quản lý tài sản và chứng khoán được các NHTM đầu tư, thành lập

hầu như là toàn bộ, điều này cho thấy tầm quan trọng của 02 loại hình Cơng ty này. Các NHTM có khối lượng tài sản rất lớn, và phân bổ ở nhiều khía cạnh, liên quan

đến nhiều danh mục, nên để giúp các NH quản lý tốt tài sản, thì các NHTM thường

lập ra các Công ty quản lý tài sản để kiểm soát được tốt tài sản cho các NHTM. Hiện nay, để phù hợp với xu thế và đa dạng hóa các doanh mục kinh doanh, hầu hết các NH đều có các Cơng ty chứng khốn, đây là điều kiện rất tốt để các NH phát

huy thế mạnh của chính NH mình. Các NHTM sẽ bổ trợ cho các Công ty chứng khoán phát huy tốt thế mạnh trong hoạt động kinh doanh.

Còn ở lĩnh vực đầu tư Công ty liên kết tổng hợp tại phụ lục 2, 10 NHTM có vốn điều lệ lớn nhất, tuy có đầu tư, nhưng nhìn chung khơng lớn, nhiều nhất là ngân hàng Vietcombank với 04 Công ty, BIDV với số lượng là 4 Cơng ty, trong đó ngân hàng BIDV liên doanh, hợp tác chủ yếu trên lĩnh vực NH, quản lý quỹ và chứng

khoán. Ngân hàng SCB cũng đầu tư vào 4 Công ty liên doanh, liên kết, trong đó

Cơng ty quản lý quỹ chiếm 2 Cơng ty và nhìn chung lĩnh vực quản lý quỹ và chứng khoán chiếm tỷ lệ cao trong các danh mục đầu tư của các NHTM. Trong các NHTM thì EIB, MBB, SHB, Techcombank khơng có đầu tư vào Cơng ty liên kết36.

Nhìn vào phụ lục 1 và phụ lục 2 ta thấy việc đầu tư của NHTM trong 2 lĩnh vực Công ty con và Cơng ty liên kết thì các NHTM chú trọng vào việc đầu tư vào

các Công ty con hơn là các Công ty liên kết.

Các quy định của pháp luật hiện nay như: Luật TCTD 2010, Thông tư

36/2014/TT-NHNN, Thông tư 06/2015/TT-NHNN… vẫn điều chỉnh tốt hoạt động

đầu tư vốn và kiểm soát NHTM tuân thủ các quy định của pháp luật về góp vốn

mua cổ phần, định hướng cho các NHTM trong việc thành lập các Công ty. Chẳng hạn các NHTM đã phải thành lập một số Công ty hoạt động tại các quy định tại Khoản 2, Điều 103 Luật TCTD 2010. Tại ngân hàng Vietinbank: Có Cơng ty cổ

phần chứng khoán NHCT Việt Nam, Công ty TNHH MTV bảo hiểm NH TMCP Vietinbank; Ngân hàng BIBV: có Cơng ty cổ phần chứng khoán NH đầu tư và phát triển Việt Nam, Cơng ty TNHH MTV cho Th tài chính BIDV (BLC)...

Thứ hai: Luật TCTD 2010 quy định rõ về tỷ lệ tối đa sở hữu của cá nhân, tổ

chức, tổ chức và người liên quan đối với một tổ chức tín dụng37, các NHTM phần lớn đã thực hiện nghiêm theo các quy định về việc NHTM sở hữu cổ phiếu các

TCTD khác. Thông tư 36/2014/TT-NHNN quy định rõ hơn các chế tài đối với việc sở hữu vượt các tỷ lệ cho phép, trên cơ sở đó các NHTM nghiêm túc thực hiện tái cơ cấu để giảm việc sở hữu lẫn nhau giữa các NHTM, tạo nên môi trường kinh

36 Phụ lục 2 (2015): Bảng tổng hợp số liệu Công ty liên kết và đầu tư khác của các NHTM.

doanh lành mạnh, minh bạch. Về cơ bản thì các NHTM đã thực hiện đúng tỷ lệ về sở hữu giữa các TCTD. Theo Khoản 6, Điều 26 Thông tư 36/2014/TT – NHNN cũng đã có quy định chuyển tiếp đối với những trường hợp các NHTM không giải

quyết được vấn đề vượt trần sở hữu. Tại ngân hàng Saigonbank “có 02 NHTM cổ

phần sở hữu là NHTM Vietinbank với tỷ lệ là 4.91% và NHTM Vietcombabk với tỷ lệ là 4.37% ”38, “Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải Việt Nam đã sở hữu 4.91% cổ phần của NHTM cổ phần quân đội‟‟39.

Không những các NHTM tuân thủ các quy định về tỷ lệ sở hữu cổ phần tại các TCTD, mà các tổ chức kinh tế khác cũng tái cơ cấu để thực hiện đúng quy định của pháp luật. Tại tập đoàn Masan, trước thời điểm 30/12/2015 đã sở hữu vượt tỷ lệ cho phép tại NH Techcombank, ngày 30/12/2015, Cơng ty Cổ phần Tập đồn

Masan đã hoàn thành chuyển nhượng 39.985.283 cổ phần, tương đương 4,5% vốn điều lệ của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ thương Việt Nam - Techcombank. Sau khi chuyển nhượng, tỷ lệ sở hữu của Công ty Cổ phần Tập đoàn Masan tại Techcombank giảm xuống bằng 15% vốn điều lệ của NH đảm bảo tỷ lệ sở hữu của một cổ đông lớn là tổ chức không vượt giới hạn sở hữu tối đa 15% đúng theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng 201040

.

Luật TCTD 2010 và Thông tư 36/2014/TT-NHNN đã định hướng cho các NHTM và tổ chức kinh tế thực hiện tái cơ cấu nhằm sở hữu đúng tỷ lệ theo quy

định của pháp luật.

Các quy định của pháp luật hiện nay đã góp phần phát huy tác dụng, giúp NHNN làm tốt công tác giám sát và xử lý đối với hoạt động của NHTM. Tuy nhiên pháp luật hiện hành vẫn chưa thể điều chỉnh tốt các hoạt động đầu tư vốn của các NHTM vào các lĩnh vực, ngành nghề khác nhau và giải quyết triệt vấn đề liên quan đến sở hữu vượt cổ phần. Do đó tác giả nhận thấy cần làm rõ thêm một số nội dung

trong việc đầu tư vốn của các NHTM.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quy định pháp luật về giới hạn đầu tư vốn của ngân hàng thương mại ở Việt Nam (Trang 45 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)