2.3 Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật Việt Nam về giới hạn đầu tƣ
2.3.4 Hoàn thiện hơn nữa các quy định về nhóm mua bán trái phiếu doanh
nghiệp, cổ phiếu các tổ chức tín dụng khác
Thứ nhất: Việc xem hoạt động mua bán trái phiếu của doanh nghiệp là một
hoạt động đầu tư vốn của các NHTM là cần thiết phù hợp với bản chất của vấn đề,
khi đó sẽ tạo điều kiện trong việc quản lý nguồn vốn đang đầu tư trái phiếu ở các DN. Theo đó, chúng ta cần phải kế thừa các quy định đã có về các hạn mức được
phép đầu tư vào TPDN theo quy định tại Thông tư 22/2016/TT-NHNN và Thông tư
06/2016/TT-NHNN về việc các NHTM sử dụng vốn ngắn hạn để đầu mua TPCP.
Tuy đã có Khoản 3, Điều 5 Thơng tư 22/2016/TT-NHNN về việc giám sát sử
dụng tiền của các NHTM đối với các DN phát hành trái phiếu, nhưng trên thực tế
quy định này vẫn chưa đủ cơ chế pháp lý cần thiết để các NHTM giám sát DN sử
dụng tiền đúng mục đích hay khơng. Cần có các quy định pháp luật chặt chẽ hơn để
giám sát được nguồn tiền mà các NHTM bỏ ra đầu tư trái phiếu của các DN. Phải có cơ chế giám sát để NHTM thường xuyên giám sát được số tiền của mình đầu tư
vào trái phiếu của các DN hiện đang thực hiện đầu tư các cơng trình gì, dự án sản xuất kinh doanh, tiến độ đến đâu, chúng ta phải luật hóa các quy định này, để khi các NHTM muốn xem, kiểm soát được nguồn tiền mình đầu tư đang ở giai đoạn nào cũng dễ hơn.
Đồng thới phải có các quy định nhằm hạn chế tình trạng các DN sử dụng
nguồn vốn từ việc phát hành trái phiếu để mua lại chính cổ phần các NHTM nhằm
tăng khả năng sở hữu vốn tại các NHTM. Trên thực tế đã diễn ra tình trạng mà các
Công ty của ông Nguyễn Đức Kiên sử dụng chính nguồn vốn do phát hành trái phiếu để góp vốn vào các TCTD khác.
Một dẫn chứng rất rõ là trong vụ án của Ông Nguyễn Đức Kiên, sau khi thành lập Cơng ty, Ơng Kiên đã phát hành TPDN để thực hiện đầu tư kinh doanh
trên lĩnh vực không được pháp luật cho phép, gây nên thoát thoát tiền của các
NHTM, mà trực tiếp là NHTM ACB.
Theo kết luận điều tra của cơ quan cảnh sát điều tra – Bộ Công An ngày
01/8/2013: Công ty B&B được thành lập ngày 08/12/2008, người đại diện theo
pháp luật là Nguyễn Đức Kiên Chủ tịch HĐQT, Công ty B&B không được Nhà
nước cấp phép kinh doanh tài chính. Từ khi thành lập đến nay, Nguyễn Đức Kiên đã chỉ đạo Công ty B&B tiến hành các hoạt động kinh doanh tài chính sau đây:
Ngày 30/11/2010, theo chỉ đạo của Nguyễn Đức Kiên, Đặng Ngọc Lan Tổng
giám đốc Công ty B&B ký hợp đồng số 03/11/2010 về việc bán 10 triệu trái phiếu
trị giá 1.000 tỷ đồng cho Ngân hàng ACB, kỳ hạn 10 năm. Mục đích phát hành trái phiếu nhằm đầu tư vào các định chế tài chính. Số tiền 1000 tỷ đồng đã được Ngân hàng ACB chuyển vào tài khoản của Công ty B&B mở tại Ngân hàng ACB. Sau đó, Cơng ty B&B sử dụng như sau: Từ ngày 04/9/2009 đến ngày 30/11/2010, Nguyễn
Đức Kiên đã chỉ đạo Công ty B&B sử dụng góp 1.280 tỷ đồng vào Cơng ty cổ phần
tập đồn tài chính Á Châu (AFG), dùng 324,6 tỷ đồng ủy thác cho 3 người thân là:
Đặng Ngọc Lan, Đào Văn Kiên, Nguyễn Anh Tuấn đứng tên mua cổ phiếu của
Ngân hàng Vietbank; dùng 426,3 tỷ đồng mua lại cổ phiếu của Cơng ty Cổ phần bất
động sản Hịa Phát Á Châu do Nguyễn Thúy Hương em ruột Kiên nắm giữ; Hành vi
của Nguyễn Đức Kiên đã đủ yếu tố cấu thành tội Kinh doanh trái phép quy định tại
Điều 159 Bộ luật hình sự54.
Trong vụ án này, cần xem xét vai trò, trách nhiệm của các NHTM khi nghiên cứu hồ sơ của các Doanh nghiệp khi phát hành trái phiếu, tính hợp pháp của các
doanh nghiệp phát hành trái. Các Cơng ty của Ơng Nguyễn Đức Kiên đều mới thành lập nhưng dễ dàng phát hành trái phiếu. Các NHTM khi mua trái phiếu của Ông
54 Cơ quan cảnh sát điều tra – Bộ Công An (2013), Bản kết luận điều tra của cơ quan cảnh sát điều tra số: 05/C46-P10 ngày 1/8/2013, trang 3.
Nguyễn Đức Kiên đã dễ dàng thông qua, chúng ta thấy được NHTM ACB đã không hề giám sát đồng tiền mà NH đã bỏ ra để mua trái phiếu của Cơng ty Ơng Nguyễn
Đức Kiên. Do việc không giám sát kỹ DN sử dụng tiền vào mục đích gì, đúng quy định pháp luật hay không, nên dẫn đến Cơng ty Ơng Kiên đã kinh doanh những
ngành nghề không được phép, nên làm thất thoát rất lớn lượng tiền của NHTM
ACB55.
Thứ hai: Cần có quy định về việc hạn chế các NHTM mua trái phiếu dưới
hình thức đảm bảo bằng chính cổ phiếu của DN đó hoặc người liên quan. Chúng ta vẫn cho phép các bên được thỏa thuận về cách thức đầu tư hợp tác với nhau nhưng cần có các quy định để kiểm sốt việc đầu tư TPDN của các NHTM. Dựa trên cơ sở bảo đảm là cổ phiếu của tổ chức cá nhân liên quan đến DN. Vì trên thực tế dùng chính cổ phiếu của đơn vị phát hành trái phiếu để đảm bảo cho việc thanh toán các khoản nợ ln có nhiều rủi ro. Do tính chất của giá cổ phiếu phụ thuộc vào yếu tố thị trường rất nhiều.
Cũng theo bản kết luận điều tra vụ án Ơng Nguyễn Đức Kiên: Cơng ty ACBI
thành lập ngày 10/11/2006, người đại diện theo pháp luật là Nguyễn Đức Kiên chủ tịch HĐQT, Trần Ngọc Thanh giám đốc, ngày 11/5/2010 Nguyễn Đức Kiên chỉ đạo Trần Ngọc Thanh đại diện Công ty CP Đầu tư ACB Hà Nội (Công ty ACBI) ký hợp
đồng thế chấp 22,497 triệu cổ phần Cơng ty CP Thép Hịa Phát vào Ngân hàng ACB để đảm bảo cho việc phát hành trái phiếu 800 tỷ đồng. Đến tháng 4/2012,
Nguyễn Đức Kiên là người trực tiếp giao dịch với các ơng Trần Đình Long, Chủ tịch
HĐQT và ông Trần Tuấn Dương, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Tập đồn Hịa
Phát về việc bán 20 triệu cổ phiếu Công ty Cổ phần Thép Hịa Phát do Cơng ty ACBI
đang sở hữu với giá 13.200 đồng/cổ phiếu tương ứng với tổng số tiền là 264 tỷ đồng
cho Tập đồn Hịa Phát, mặc dù chưa được Ngân hàng ACB và Công ty ACBS chấp thuận cho giải tỏa 20 triệu cổ phiếu trong tổng số 22,497 triệu cổ phiếu Cơng ty CP
Thép Hịa Phát đang được thế chấp tại Ngân hàng ACB56.
Cho dù số cổ phiếu của thép Hoà Phát nhằm bảo đảm cho Công ty ACBI phát hành 800 tỷ trái phiếu vẫn nằm trong sự quản lý của NH ACB, nhưng đã gây
55 Nguyễn Quyết, “Bầu Kiên bị tuyên án y án 35 năm tù”, http://nld.com.vn/phap-luat/bau-kien-bi-tuyen-y- an-30-nam-tu-20141215144302978.htm, truy cập ngày 14/6/2016.
56 Cơ quan cảnh sát điều tra – Bộ Công An (2013), Bản kết luận điều tra của cơ quan cảnh sát điều tra số: 05/C46-P10 ngày 1/8/2013, trang 30.
rất nhiều khó khăn đối với NH ACB trong việc giải quyết đến số cổ phiếu trên đối với tập đoàn Hoà Phát57.
Thứ ba: Với quy định hiện nay thì các NHTM “không được cấp vốn cho
chính các các Cơng ty con, Công ty liên kết của mình hoạt động lĩnh vực chứng khoán”58. Tuy luật đã quy định các NHTM khơng được cấp tín dụng cho các Công ty con hoạt động trên lĩnh vực chứng khốn. Để lách luật thì các NHTM sẽ khơng trực tiếp cấp tín dụng cho các Công ty con mà thông qua một bên thứ ba để thực hiện cấp tín dụng.
Trong vụ án của Ông Đức Kiên: Do thời điểm cuối năm 2009, giá cổ phiếu của Ngân hàng ACB bị giảm sút, trước sức ép của Cổ đông, để nâng giá trị Cổ
phiếu của Ngân hàng ACB, ngày 02/11/2009 Thường trực Hội đồng quản trị Ngân hàng ACB họp bàn ra chủ trương dùng tiền của Ngân hàng ACB thông qua Công ty ACBS là Công ty do Ngân hàng ACB sở hữu 100% vốn điều lệ để mua Cổ phiếu
Ngân hàng ACB và giao cho Nguyễn Đức Kiên, Chủ tịch Hội đồng đầu tư trực tiếp chỉ đạo việc mua cổ phiếu, chủ trương này được cụ thể bằng Thông báo số:
4478/CV-TH.09 ngày 05/11/2009 do Lê Vũ Kỳ thay mặt Thường trực Hội đồng quản trị Ngân hàng ACB ký.
Do biết pháp luật quy định Ngân hàng ACB khơng được cấp tín dụng cho Cơng ty ACBS, vì Cơng ty này là Cơng ty chứng khoán do Ngân hàng ACB sở hữu 100% vốn điều lệ59. Nên để Cơng ty ACBS có tiền mua cổ phiếu Ngân hàng ACB, Nguyễn Đức Kiên đã chỉ đạo công ty này phát hành Trái phiếu với tổng trị giá
1.500 tỷ đồng bán cho Ngân hàng TMCP Kiên Long (viết tắt là Kienlongbank)
1000 tỷ đồng và Ngân hàng TMCP Việt Nam thương tín (viết tắt là Vietbank) 500 tỷ đồng, lãi suất trái phiếu các Công ty ACBS trả cho Ngân hàng Kienlongbank,
Vietbank là từ 11,05% đến 14%/năm, đảm bảo bằng tín chấp. Để các Ngân hàng
Kienlongbank, Vietbank có tiền mua trái phiếu của Công ty ACBS, Ngân hàng
ACB đã chuyển cho các ngân hàng này tổng số tiền 1.500 tỷ đồng dưới hình thức là
các ngân hàng này vay tiền của Ngân hàng ACB60
.
57 ANTD, “Hoà Phát chỉ biết mua phải cổ phiếu bị thế chấp khi được cơ quan điều tra thông báo”, http://anninhthudo.vn/phap-luat/hoa-phat-chi-biet-mua-phai-co-phieu-bi-the-chap-khi-duoc-cqdt-thong- bao/584269.antd, cập nhập ngày 21/3/2016.
58 Khoản 4, Điều 14 Thông tư 36/2014/TT-NHNN.
59 Khoản 4, Điều 126 Luật TCTD 2010.
60 Cơ quan cảnh sát điều tra – Bộ Công An (2013), Bản kết luận điều tra của cơ quan cảnh sát điều tra số: 05/C46-P10 ngày 1/8/2013, trang 23, 24.
Vì vậy, chúng ta phải có quy định nhằm kiểm sốt các NHTM trực tiếp hoặc gián tiếp thơng qua các hoạt động ủy thác đầu tư để cấp vốn cho các Cơng ty con
kinh doanh chứng khốn, trong trường hợp trên là Công ty con của NH ACB mua cổ phiếu của chính NH ACB. Vì nếu khơng có quy định như thế thì các Cơng ty con, Công ty liên kết của các NHTM sẽ còn được các NHTM chống lưng về vấn đề vốn, làm lũng đoạn thị trường và như vậy là đi ngược lại với tinh thần của các quy
định pháp luật về việc tách bạch các hoạt động của NH và lĩnh vực đầu tư chứng
khoán.