Đánh giá thực trạng Công ty Cổ phần Bảo hiểm Pjico

Một phần của tài liệu CẤU TRÚC vốn và GIẢI PHÁP làm GIẢM CHI PHÍ sử DỤNG vốn tại CÔNG TY cổ PHẦN bảo HIỂM PETROLIME( PJICO) (Trang 42)

4. Nội dung

2.1.2. Đánh giá thực trạng Công ty Cổ phần Bảo hiểm Pjico

2.1.2.1. Môi trường kinh doanh

Năm 2013 nền kinh tế Việt Nam gặp nhiều khó khăn thử thách, ảnh hưởng không nhỏ tới từng ngành kinh tế trong đó có ngành bảo hiểm Việt Nam, GDP cả năm tăng trưởng 5.03%, sụt giảm so với mức tăng trưởng 5.9% của năm 2012

Giảng viên HD: Th.S Nguyễn Thị Phương

và không đạt mục tiêu kế hoạch đề ra ( 6% - 6.5%). Tăng trưởng tín dụng thấp, đầu tư công bị cắt giảm và tiếp tục hạn chế chỉ tiêu công, chỉ tiêu các nhân hộ gia đình giảm, hộ sản xuất kinh doanh giảm sút, hàng tồn kho tăng là những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới thị trường bảo hiểm.

2.1.2.2. Tình hình thị trường bảo hiểm

Doanh thu phí bảo hiểm phi nhân thọ toàn thị trường năm 2013 ước đạt 22.675 tỷ đồng, tăng trưởng sấp xĩ 16% so với năm 2011 ( theo số liệu báo cáo của hiệp hội bảo hiểm Việt Nam). Đây là mức tăng trưởng tương đối thấp của thị trường so với tốc độ tăng trưởng của những năm gần đây ( năm 2012 tăng trưởng 26%, năm 2013 tăng trưởng 21% ). Trong số 159 công ty bảo hiểm phi nhân thọ trên thị trường, có 8 công ty sụt giảm doanh thu so với năm 2012, trong đó các công ty sụt giảm doanh thu nhiều như bảo hiểm Ngân hàng công thương (-30)%, bảo hiểm Viễn đông ( -24% ), Bảo Long 19%, Phú Hưng ( -20% ), Bảo hiểm hàng không ( -14% ). Trong tốp các công ty đứng đầu thị trường , Bảo Việt đạt tăng trưởng 10% ( nếu không tính phí bảo hiểm vệ tinh và phí bảo hiểm ngân hàng, Bảo Việt tăng trưởng khoảng 4%), PJICO tăng trưởng 5%...

Thị phần một số công ty bảo hiểm phi nhân thọ lớn trên thị trường Việt Nam như sau:

Tên công ty Năm 2012 Năm 2013

Bảo việt 24% 24%

PVI 21% 20%

Bảo Minh 11% 10%

PJICO 9% 8.7%

PTI 5% 6%.

Các công ty bảo hiểm còn lại 30% 31.3%

2.1.3. Kết quả các mặt hoạt động năm 2013 của Pjico

Năm 2013, doanh thu của Pjico đạt 2389 tỷ đồng đạt 93% kế hoạch. Trong đó phí doanh thu bảo hiểm gốc đạt 1966 tỷ đồng tăng 4.6% so với năm 2012, đạt

Giảng viên HD: Th.S Nguyễn Thị Phương

92% kế hoạch tỷ lệ bồi thường bảo hiểm gốc 47%. Lợi nhuận trước thuế đạt 130 tỷ đồng ( làm giảm 4% so với năm 2012, đạt 94.8% kế hoạch. Trong bốn nhóm công ty bảo hiểm đứng đầu thi trường bảo hiểm phi nhân thọ, pjico đã có tốc độ tăng trưởng đứng thứ 3 sau Bảo Việt và PTI.

Kết quả hoạt động kinh doanh của Pjico năm 2012 được thể hiện qua các số liệu kế toán (đã được kiểm toán bởi công ty kiểm toán Deloitte ), theo đó năm 2012 tỷ suất sinh lợi nhuận kế toán sau thuế trên tỷ suất sinh lợi đạt 4.78%, tỷ suất sinh lợi nhuận sau thuế/ vốn chu sở hữu ( ROE ) đạt 11.69% ( so sánh với kết quả của PTI 9.84%, của PVI 6.39%, của Bảo Minh là 3.97% và cảu BIC là 11.14%), lãi trên cổ phiếu EPS đạt 14.18% ( so với kết quả của PTI là 12.76%, của PVI là 18.13%, của Bảo Minh 12.11% của BIC là 13%) dự kiến chia cổ tức 12%.

2.1.3.1. Bảo hiểm gốc

Tổng doanh thu bảo hiểm gốc đạt 1966 tỷ đồng trong đó:

+ Bảo hiểm xe cơ giới đạt 996.11 tỷ đồng, tăng trưởng 5.76% so với năm 2011, đạt 93.53% kế hoạch. về thị phần Pjico giữ vị trí thứ 2 thị phần xe cơ giới, trong đó giữ vị trí thứ nhất vầ bảo hiểm xe máy.

+ Bảo hiểm hàng hóa đạt doanh thu 238.99 tỷ đồng tăng 1.14 % so với năm 2012 , đạt 91.92% kế hoạch, đứng thứ 3 thị trường.

+ Bảo hiểm tàu thủy và trách nhiệm dân sự chủ tàu đạt doanh thu 218.79 tỷ đồng, giảm 3.57% so với năm 2012, đạt 89.30% kế hoạch thi phần đứng thứ 3 trên thế giới.

+ Bảo hiểm tài sản kỹ thuật, trách nhiệm đạt doanh thu 327.10 tỷ đồng, tăng trưởng 4.54% so với năm 2012 , đạt 84.95% kế hoạch đề ra thị phần đứng thứ 5 trên thế giới.

+ Bảo hiểm con người đạt doanh thu 185.30 tỷ đồng, tăng trưởng 15.67% so với năm 2012, đạt 102.95% kế hoạch, thị phần đứng thứ 6 trên thế giới.

Về hiệu qủa kinh doanh bảo hiểm: nhìn chung các nghiệp vụ có hiệu quả còn thấp, thậm chí âm kết quả doanh nghiệp vụ như: bảo hiểm oto, bảo hiểm tàu

Giảng viên HD: Th.S Nguyễn Thị Phương

2.1.3.2. Hoạt động đầu tư

Doanh thu đầu tư năm 2013 đạt 154.7 tỷ đồng đạt tỷ suất lợi nhuận ROI là 13.9%

Danh mục đầu tư của Pjico khá đa dạng trong đó chiếm tỷ trọng lớn nhất là tiền gửi ngân hàng, Công ty đánh giá danh mục đầu tư an toàn và có tỷ suất sinh lời ROI tương đối tốt.

Hệ thống cơ sở vật chất của công ty tiếp tục được đầu tư và hoàn thiện. Hiện Pjico là một trong những công ty bảo hiểm có hệ thống cơ sở vật chất tốt nhất trong ngành bảo hiểm.

Năm 2013 là năm thứ 2 coorphieeus Pjico được niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán Tp.HCM ( HOSE ) với số lượng cổ phiếu niêm yết là 70794218 cổ phiếu, số lượng cổ phiếu đang lưu hành là 69.464.458 cổ phiếu. công ty tuân thủ và đáp ứng các yếu cầu công bố thông tin theo quy định của ủy ban chứng khoán nhà nước và HOSE đối với một công ty niêm yết.

2.1.3.3. Hoạt động tái bảo hiểm

Trong bối cảnh thị trường bảo hiểm thế giới có nhiều biến động rủi ro thiên tai ở Úc, Newzeland , Nhật, Thái khiến các công ty tái bảo hiểm quốc té thay đổi quan điểm và thắt chặt khai thác nhưng năm 2013 công ty về cơ bản tái tục thành công các hợp đồng tái bảo hiểm cố định trong nước và nước ngoài cho bốn nhóm nhiệm vụ chính là hàng hải, hỏa hoạn, kỷ thuật và hỗn hợp, xe cơ giới. Nhìn chung tái bảo hiểm đã tạo đà cho các đơn vị khai thác giúp công ty tạo đà phân tán rủi ro đảm bảo an toàn tài chín cho công ty trong năm 2013 và đóng góp vào lợi nhuận nhờ hoa hồng tái bảo hiểm và thu đòi bồi thường kịp thời.

Thông qua các chương trình tái bảo hiểm Pjico đã xây dựng cũng cố và phát triển quan hệ bền vững với nhiều tập đoàn, công ty tái bảo hiểm hàng mạnh về mặt tài chính trên thế giới như CCR-Pháp ( xếp hạng tài chính cao nhất thế giới là nhà tái đứng đầu hợp đồng tái bảo hiểm Hàng Hải và tài sản của Pjico.

Giảng viên HD: Th.S Nguyễn Thị Phương

Mặc dù trong năm 2013 là năm khó khăn của thị trường công ty vẫ hoàn thành kế hoạch với doanh số nhân tái bảo hiểm đạt 110 tỷ đồng, tăng 17% so với năm 2012, bồi thường nhận tái 61 tỷ đồng, chiếm 55.2% doanh thu.

Đối với hoạt động nhận tái bảo hiểm, hoa hồng nhượng tái bảo hiểm đạt 118 tỷ đồng, thu đòi bồi thường nhận tái 2615 tỷ đồng đã giúp cho công ty cân đối đủ nguồn tiền cho đầu tư và kinh doanh.

2.2. PHÂN TÍCH CẤU TRÚC TÀI CHÍNH VÀ CHI PHÍ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO HIỂM PJICO TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO HIỂM PJICO

Trước khi đi vào phân tích thực trạng cấu trúc tài chính và chi phí sử dụng vốn tại công ty chúng ta xem qua tóm tắt tình hình tài chính và tình hình hoạt động của công ty qua ba năm: năm 2011-2013

Giảng viên HD: Th.S Nguyễn Thị Phương

Về tình hình tài chính của công ty

Đơn vị tính: Đồng

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Vốn chủ sở hữu 811.066.593.303 844.080.518.479 848.918.141.386 Nguồn vốn - quỹ 811.066.593.303 844.080.518.479 848.918.141.386 Nguồn kinh phí và quỹ khác - - - Nợ phải trả 889.055.586.158 1.149.067.091.295 1.225.625.423.807 Nợ dài hạn - - - Nợ ngắn hạn 102.381.949.733 173.107.087.050 158.959.965.159 Dự phòng nghiệp vụ 784.747.229.771 973.276.858.222 1.064.915.637.348 Nợ khác 1.926.406.654 2.683.146.023 1.749.821.300 Tổng nguồn vốn 1.700.122.179.461 1.993.147.609.774 2.074.543.565.193

Giảng viên HD: Th.S Nguyễn Thị Phương

Về tình hình hoạt động của công ty

Tình hình doanh thu

Đơn vị tính: Đồng

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Doanh thu hoạt động

kinh doanh bảo hiêm 1,258,579,491,197 1,489,266,136,111 665,408,091,144 Doanh thu hoạt động

tài chính 91,704,135,320 176,625,027,665 154,706,960,243 Doanh thu khác 70,377,000,149 66,716,392,470 27,993,417,996

Tổng doanh thu 1,420,660,626,666 1,732,607,556,246 848,108,469,383

Tình hình chi phí

Đơn vị tính: Đồng

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm2012 Năm 2013

Chi phí hoạt động kinh

doanh tài chính 16,264,571,386 55,187,516,732 30,687,281,953 Chi phí bán hàng 212,979,227,720 286,460,326,008 287,996,493,527 Chi phí quản lý doanh

nghiệp 259,574,182,943 308,128,388,191 329,896,168,137 Chi phí khác 69,755,540,100 66,023,128,635 27,302,305,660 Tổng chi phí trực tiếp

từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm

779,745,586,976 899,783,174,681 1,042,047,967,807

Giảng viên HD: Th.S Nguyễn Thị Phương

Tình hình thu nhập

Đơn vị tính: Đồng

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Tổng doanh thu 1,420,660,626,666 1,732,607,556,246 1,848,108,469,383 Tổng chi phí 1,338,319,109,125 1,597,582,534,247 1,717,930,217,084 Lợi nhuận trước

thuế và lãi vay

( EBIT ) 82,341,517,541 135,025,021,999 130,178,252,299 Lợi nhuận trước

thuế ( EBT ) 82,341,517,541 135,025,021,999 130,178,252,299 Thuế thu nhập nhập

doanh nghiệp 19,163,728,284 31,483,745,402 30,969,185,195 Lợi nhuận sau thuế 63,177,789,257 103,541,276,597 99,209,067,104

2.2.1. Phân tích cấu trúc tài chính của công ty năm 2011 – 2013

Khi phân tích cấu trúc tài chính của một doanh nghiệp ta phải xem xét đến tất cả sự kết hợp của nợ ngắn hạn, nợ ngắn hạn thường xuyên, nợ dài hạn, vốn cổ phần ưu đãi, vốn cổ phần thường. Cụ thể đối với công ty đang phân tích, chúng ta cần phải xem xét đến nợ phải trả (bao gồm nợ ngắn hạn và nợ dài hạn), vốn chủ sở hữu.

Giảng viên HD: Th.S Nguyễn Thị Phương

Cấu trúc tài chính của công ty qua 3 năm (2011- 2013) như sau:

Đơn vị tính: tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 (2012/2011) Chênh lệch (2013/2012) Chênh lệch Số tiền % Số tiền % Số tiền % +- % +- % Vốn chủ sở hữu 811 48 844 42 848 41 33 4.07 4 0.47 Nợ phải trả 889 52 1,149 58 1,226 59 260 29.25 77 6.70 Tổng nguồn vốn 1,700 100 1,993 100 2,074 100 293 17.24 81 4.06

Từ bảng phân tích trên ta có thể rút ra những nhận xét sau:

Qua bảng phân tích trên ta thấy cả ba năm 2011 - 2013 nợ phải trả đều chiếm một tỉ trọng cao hơn so với nguồn vốn chủ sở hữu trong cấu trúc tài chính: năm 2011 nợ phải trả chiếm đến 52%, năm 2012 nợ phải trả gia tăng lên: 29.25%; từ đó làm cho nợ chiếm một tỉ trọng khá cao là 58% trong tổng nguồn vốn. Năm 2013 tỷ trọng này là 59 % tăng lên 6.7% so với 2012. Về nhận định ban đầu, điều này cho chúng ta thấy rằng áp lực về khả năng chi trả nợ của công ty là khá cao.

Ngoài ra dựa vào bảng phân tích ta thấy rằng tỉ trọng của các thành phần trong cấu trúc tài chính năm 2012, năm 2013 đã thay đổi so với năm 2011, cụ thể thay đổi như sau: Tỉ trọng nguồn vốn chủ sở hữu từ 48% năm 2011 giảm xuống còn 42% năm 2012,và 41% năm 2013; Tỉ trọng nợ phải trả tăng từ 52% năm 2011 lên 58% năm 2012, đến năm 2013 tăng lên 59%. Bên cạnh đó ta còn thấy rằng tổng nguồn vốn năm 2012 đã tăng 293 tỷ đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 17.24% so với 2011, năm 2013 tăng 81tỷ đồng tăng 4.06% so với 2012.

Giảng viên HD: Th.S Nguyễn Thị Phương

Nguyên nhân tỉ trọng của từng thành phần trong cấu trúc tài chính và tổng nguồn vốn thay đổi là do:

+ Vốn chủ sở hữu năm 2012 đã tăng lên 33 tỷ đồng hay tăng 4.07% so với năm 2011 (năm 2011 vốn chủ sở hữu là 811 tỷ đồng, năm 2012 vốn chủ sở hữu tăng lên là 844 tỷ đồng); năm 2013 vốn chủ sở hữu đã tăng lên 4 tỷ đồng hay tăng 0.47% so với năm 2012 ( năm 2013 vốn chủ sở hữu tăng lên 848 tỷ) điều này đã làm cho tổng nguồn vốn năm 2013 tăng lên 2074 tỷ đồng.

+ Nhưng do nợ phải trả năm 2012 đã tăng lên rất nhiều, tăng đến 260 tỷ đồng hay tăng đến 29.25% so với năm 2011 (năm 2011 nợ phải trả là 889 tỷ đồng, năm 2012 nợ phải trả là 1149 tỷ đồng), năm 2013 tăng lên 77 tỷ đồng hay tăng 6.7% so với năm 2012 ( năm 2013 nợ phải trả là 1226 tỷ đồng). Điều này làm cho tổng nguồn vốn năm 2012 tăng lên 1993 tỷ đồng và năm 2013 là 2074 tỷ đồng.

Như vậy tỉ trọng của các thành phần trong cấu trúc tài chính thay đổi (tỉ trọng vốn chủ sở hữu của công ty giảm xuống, tỉ trọng nợ phải trả lại tăng) là do nợ phải trả và vốn chủ sở hữu tăng hay giảm không cùng tốc độ và cùng chiều. Cụ thể là vốn chủ sở hữu giảm từ 48% xuống còn 41% trong khi đó nợ phải trả thì ngược lại tăng từ 52% lên 59%.

Tuy nhiên để có thể hiểu rõ về tình hình tài chính của công ty chúng ta sẽ tiếp tục xem xét xem vốn chủ sở hữu và nợ phải thay đổi ra sao và ảnh hưởng như thế nào đến công ty.

2.2.2. Nợ phải trả

Trong khoản nợ phải trả của công ty bao gồm: nợ dài hạn, nợ ngắn hạn,dự phòng nghiệp vụ và nợ phải trả khác. Tuy nhiên nợ phải trả khác của công ty chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng nợ phải trả và nó cũng không có ảnh hưởng đáng kể gì đối với công ty cho nên khi xem xét nợ phải trả chúng ta sẽ bỏ qua khoản nợ phải trả khác này.

Tình hình nợ phải trả của công ty như sau

Giảng viên HD: Th.S Nguyễn Thị Phương Đơn vị tính: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch (2012/2011) Chênh lệch (2013/2012) Số

tiền % tiềnSố % tiềnSố % +/- % +/- %

Nợ ngắn hạn 102 11.5 173 15.1 159 13.0 71 69.61 (14) (8.1) Nợ khác 2 0.2 3 0.3 2 0.2 1 50 (1) (33.3) Nợ dài hạn - - - - - - - - - - Dự phòng nghiệp vụ 785 88.3 973 84.7 1065 86.9 188 23.95 92 9.46 Tổng nợ 889 100 1149 100 1226 100 260 29.25 77 6.7

Từ bảng phân tích trên ta có thể rút ra những nhận xét sau:

Nhìn vào bảng phân tích ta thấy, nợ phải trả năm 2012 v à năm 2013 đã tăng lên. Năm 2012 tăng lên 260 tỷ đồng hay tăng 29% so với năm 2011 ( năm 2011 nợ phải trả là 889 tỷ đồng, đến năm 2012 thì nợ phải trả là 1149 tỷ đồng và năm 2013 nợ phải trả lên tới 1226 tỷ đ ồng ); năm 2013 t ăng lên 77 tỷ đồng hay tăng 7.6% so với 2012.Tuy nhiên cả ba năm nợ ngắn hạn chiếm một tỉ trọng không cao trong tổng nợ phải trả (năm 2011 nợ ngắn hạn chiếm 11.47%, năm 2012 nợ ngắn hạn chiếm 15.06% v à năm 2013 l à 12.98%). Thay vào đó là các khoản dự phòng nghiệp vụ lại chiếm một tỷ trọng rất lớn. Năm 2012 d ự phòng nghiệp vụ tăng lên 188 tỷ đồng hay tăng 23.95% so với 2011 ( năm 2011 dự phòng nghiệp vụ là 785 tỷ đồng, đến năm 2012 l à 973 t ỷ đ ồng); năm 2013 dự phòng nghiệp vụ tăng 92 tỷ đồng hay tăng 9.46% ( năm 2013 d ự phòng nghiệp

Giảng viên HD: Th.S Nguyễn Thị Phương

vụ l à 1064 tỷ đồng ). Như vậy nợ phải trả của công ty qua ba năm đã tăng lên 92 t ỷ đ ồng hay.

Nguyên nhân nợ phải trả của công ty tăng là do:

+ Nợ ngắn hạn 2012 cũng tăng lên 173 tỷ đồng ứng với tỷ lệ tăng 15.1% so với năm 2011 (năm 2011 nợ ngắn hạn của công ty là 102 tỷ đồng, năm 2012 tăng lên 173 tỷ đồng). Như vậy nợ ngắn hạn của công ty tăng đã làm cho nợ phải trả của công ty tăng thêm 260 tỷ đồng; năm 2013 nợ phải trả giảm 14 t ỷ đồng hay giảm 8.09% tuy nhiên nó cũng không làm giảm đi tổng số nợ phải trả do các khoản dự phòng năm 2013 đ ã tăng lên 9.46% làm tổng nợ 2013 tăng lên 1226 tỷ đồng tăng 260 tỷ đồng hay tăng 29.25% so với 2012.

+ Nợ khác cũng góp phần vào sự gia tăng của nợ với mức tăng 1 tỷ đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 50% năm 2012 so với 2011.

Tóm lại năm 2012 và năm 2013 tổng nợ phải trả đã tăng lên rất nhiều so với năm 2011 và tỉ trọng của các thành phần trong nợ phải trả thì có sự thay đổi.

2.2.3. Nợ ngắn hạn

Trở lại với phần nợ phải trả ta thấy tuy nợ dài hạn là thành phần rất quan trọng trong cấu trúc tài chính của Công ty nhưng qua ba năm ta thấy công ty không hề có các khoản nợ dài hạn nào. Các khoản nợ ngắn hạn cũng chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ so với tổng nợ phải trả. Tuy nhiên nợ ngắn hạn vẫn ảnh hưởng

Một phần của tài liệu CẤU TRÚC vốn và GIẢI PHÁP làm GIẢM CHI PHÍ sử DỤNG vốn tại CÔNG TY cổ PHẦN bảo HIỂM PETROLIME( PJICO) (Trang 42)