Mối quan hệ giữa WACC với cấu trúc vốn

Một phần của tài liệu CẤU TRÚC vốn và GIẢI PHÁP làm GIẢM CHI PHÍ sử DỤNG vốn tại CÔNG TY cổ PHẦN bảo HIỂM PETROLIME( PJICO) (Trang 35)

4. Nội dung

1.2.2.2. Mối quan hệ giữa WACC với cấu trúc vốn

Để thấy được mối quan hệ giữa WACC với cấu trúc vốn ta xem xét cấu trúc vốn và WACC của một công ty với những thay đổi sau:

CTTC (%) r*D rE WACC Nợ VCP 0 100 6 16 16 10 90 6 16 15 20 80 6 17 14.8 30 70 7 18 14.7 40 60 8 18 14 50 50 9 20 14.5 60 40 10 22 14.8 70 30 12 25 15.9 80 20 14 28 16.8 90 10 17 35 18.8

Giảng viên HD: Th.S Nguyễn Thị Phương

Từ bảng phân tích trên ta có thể rút ra một số nhận xét như sau

Như vậy qua bảng tính ta thấy mối quan hệ giữa WACC và đòn bẩy tài chính trong cấu trúc tài chính là một đường cong lõm xuống. cụ thể là:

Khi mức độ đòn bẩy tài chính bằng 0 thì WACC = rE = 16%

Khi mức độ đòn bẩy tài chính tăng lên (từ 0 đến 40%) thì WACC có khuynh hướng giảm xuống.

Tại mức độ đòn bẩy tài chính rD = 40% thì WACCmin, như vậy tại mức 40% là mức đòn bẩy tài chính tối ưu và cấu trúc vốn tại mức rD = 40% được xem là cấu trúc vốn tối ưu.

Khi tiếp tục tăng nợ vượt khỏi mức 40%, càng tăng nợ thì WACC càng tăng. Như vậy khi nợ vượt khỏi mức 40% thì rủi ro tăng cùng với sự tăng của nợ. từ rủi ro này đã làm cho cả rủi ro của chủ nợ và cổ đông đều tăng (rE và rD

Giảng viên HD: Th.S Nguyễn Thị Phương

Như vậy ở công ty này cấu trúc vốn tối ưu ở thời điểm phân tích là cấu trúc vốn có nợ là 40% và vốn cổ phần là 60%. Tuy nhiên do điều kiện của thị trường vốn, chính sách của nhà nước có thể thay đổi theo thời gian từ đó làm thay đổi chi phí sử dụng của từng nguồn cho nên sẽ làm cho WACC thay đổi làm ảnh hưởng đến cấu trúc vốn tối ưu của doanh nghiệp. và như vậy một cấu trúc vốn tối ưu ở thời điểm này lại không tối ưu thậm chí là bất hợp lý ở thời điểm khác làm xuất hiện nhu cầu tái cấu trúc vốn cho doanh nghiệp.

Giả sử bây giờ tại công ty mới vừa phân tích trên chi phí sử dụng của từng nguồn vốn đã thay đổi như sau:

Cấu trúc tài chính (%) Nợ Vốn cổ phần 0 100 3 16 16 10 90 3 16 14.7 20 80 3 17 14.2 30 70 4 18 13.8 40 60 5 19 13.4 50 50 6 20 13 60 40 8 23 14 70 30 10 26 14.8 80 20 12 30 15.6 90 10 15 35 17

Giảng viên HD: Th.S Nguyễn Thị Phương

Qua bảng trên cho thấy khi r*D và rE thay đổi đã làm cho WACC thay đổi so với bảng 1 cụ thể là tháp hơn và ngoài ra đòn bẩy tài chính tối ưu trong cấu trúc vốn đã thay đổi. trước đây là 40% bây giờ là 50% (đòn bẩy tài chính tăng lên). Từ đó cho ta kết luận là khi chi phí sử dụng vốn của từng thành phần thay đổi nó không chỉ tác động làm thay đổi qui mô tuyệt đối của chi phí sử dụng vốn, mà còn làm thay đổi cả mức độ đòn bẩy tài chính trong cấu trúc vốn. Vì thế khi có sự thay đổi làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp gây ra rủi ro cho doanh nghiệp, thì có thể sẽ dẫn đến nguy cơ là doanh nghiệp bị kẹt trong một chính sách tài trợ nào đó và đòi hỏi phải tái cấu trúc vốn trở lại.

Một phần của tài liệu CẤU TRÚC vốn và GIẢI PHÁP làm GIẢM CHI PHÍ sử DỤNG vốn tại CÔNG TY cổ PHẦN bảo HIỂM PETROLIME( PJICO) (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(79 trang)
w