4. Nội dung
2.2.1. Phân tích cấu trúc tài chính của công ty năm 2011 – 2013
Khi phân tích cấu trúc tài chính của một doanh nghiệp ta phải xem xét đến tất cả sự kết hợp của nợ ngắn hạn, nợ ngắn hạn thường xuyên, nợ dài hạn, vốn cổ phần ưu đãi, vốn cổ phần thường. Cụ thể đối với công ty đang phân tích, chúng ta cần phải xem xét đến nợ phải trả (bao gồm nợ ngắn hạn và nợ dài hạn), vốn chủ sở hữu.
Giảng viên HD: Th.S Nguyễn Thị Phương
Cấu trúc tài chính của công ty qua 3 năm (2011- 2013) như sau:
Đơn vị tính: tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 (2012/2011) Chênh lệch (2013/2012) Chênh lệch Số tiền % Số tiền % Số tiền % +- % +- % Vốn chủ sở hữu 811 48 844 42 848 41 33 4.07 4 0.47 Nợ phải trả 889 52 1,149 58 1,226 59 260 29.25 77 6.70 Tổng nguồn vốn 1,700 100 1,993 100 2,074 100 293 17.24 81 4.06
Từ bảng phân tích trên ta có thể rút ra những nhận xét sau:
Qua bảng phân tích trên ta thấy cả ba năm 2011 - 2013 nợ phải trả đều chiếm một tỉ trọng cao hơn so với nguồn vốn chủ sở hữu trong cấu trúc tài chính: năm 2011 nợ phải trả chiếm đến 52%, năm 2012 nợ phải trả gia tăng lên: 29.25%; từ đó làm cho nợ chiếm một tỉ trọng khá cao là 58% trong tổng nguồn vốn. Năm 2013 tỷ trọng này là 59 % tăng lên 6.7% so với 2012. Về nhận định ban đầu, điều này cho chúng ta thấy rằng áp lực về khả năng chi trả nợ của công ty là khá cao.
Ngoài ra dựa vào bảng phân tích ta thấy rằng tỉ trọng của các thành phần trong cấu trúc tài chính năm 2012, năm 2013 đã thay đổi so với năm 2011, cụ thể thay đổi như sau: Tỉ trọng nguồn vốn chủ sở hữu từ 48% năm 2011 giảm xuống còn 42% năm 2012,và 41% năm 2013; Tỉ trọng nợ phải trả tăng từ 52% năm 2011 lên 58% năm 2012, đến năm 2013 tăng lên 59%. Bên cạnh đó ta còn thấy rằng tổng nguồn vốn năm 2012 đã tăng 293 tỷ đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 17.24% so với 2011, năm 2013 tăng 81tỷ đồng tăng 4.06% so với 2012.
Giảng viên HD: Th.S Nguyễn Thị Phương
Nguyên nhân tỉ trọng của từng thành phần trong cấu trúc tài chính và tổng nguồn vốn thay đổi là do:
+ Vốn chủ sở hữu năm 2012 đã tăng lên 33 tỷ đồng hay tăng 4.07% so với năm 2011 (năm 2011 vốn chủ sở hữu là 811 tỷ đồng, năm 2012 vốn chủ sở hữu tăng lên là 844 tỷ đồng); năm 2013 vốn chủ sở hữu đã tăng lên 4 tỷ đồng hay tăng 0.47% so với năm 2012 ( năm 2013 vốn chủ sở hữu tăng lên 848 tỷ) điều này đã làm cho tổng nguồn vốn năm 2013 tăng lên 2074 tỷ đồng.
+ Nhưng do nợ phải trả năm 2012 đã tăng lên rất nhiều, tăng đến 260 tỷ đồng hay tăng đến 29.25% so với năm 2011 (năm 2011 nợ phải trả là 889 tỷ đồng, năm 2012 nợ phải trả là 1149 tỷ đồng), năm 2013 tăng lên 77 tỷ đồng hay tăng 6.7% so với năm 2012 ( năm 2013 nợ phải trả là 1226 tỷ đồng). Điều này làm cho tổng nguồn vốn năm 2012 tăng lên 1993 tỷ đồng và năm 2013 là 2074 tỷ đồng.
Như vậy tỉ trọng của các thành phần trong cấu trúc tài chính thay đổi (tỉ trọng vốn chủ sở hữu của công ty giảm xuống, tỉ trọng nợ phải trả lại tăng) là do nợ phải trả và vốn chủ sở hữu tăng hay giảm không cùng tốc độ và cùng chiều. Cụ thể là vốn chủ sở hữu giảm từ 48% xuống còn 41% trong khi đó nợ phải trả thì ngược lại tăng từ 52% lên 59%.
Tuy nhiên để có thể hiểu rõ về tình hình tài chính của công ty chúng ta sẽ tiếp tục xem xét xem vốn chủ sở hữu và nợ phải thay đổi ra sao và ảnh hưởng như thế nào đến công ty.