Chi phí sử dụng vốn biên tế và quyết định đầu tư

Một phần của tài liệu CẤU TRÚC vốn và GIẢI PHÁP làm GIẢM CHI PHÍ sử DỤNG vốn tại CÔNG TY cổ PHẦN bảo HIỂM PETROLIME( PJICO) (Trang 38)

4. Nội dung

1.2.3. Chi phí sử dụng vốn biên tế và quyết định đầu tư

Chi phí sử dụng vốn biên tế (WMCC) là chi phí sử dụng vốn bình quân của một doanh nghiệp (WMCC) gắn liền với đồng tài trợ mới tăng thêm.

Để tính toán WMCC cần xác định điểm gãy, là điểm mà tại đó khi tổng qui mô các nguồn tài trợ vượt quá làm chi phí của một trong những nguồn tài trợ thành phần sẽ gia tăng. Công thức xác định điểm gãy:

j j j W AF BP =

Với BPj:điểm gãy cho nguồn tài trợ j. AFj:tổng nguồn tài trợ của nguồn tài trợ j.

Wj :tỷ trọng của nguồn tài trợ thành phần j trong cấu trúc vốn.

Tính toán WMCC

Khi điểm gãy đã được xác định, chi phí sử dụng vốn bình quân – WMCC trên toàn bộ phạm vi nguồn tài trợ mới giữa các điểm gãy phải được tính toán. Trước hết, mức độ chi phí sử dụng vốn bình quân – WMCC của tổng nguồn tài trợ mới giữa điểm zero và điểm gãy thứ nhất cần được xác định. Kế tiếp chi phí sử dụng vốn bình quân của toàn bộ nguồn tài trợ mới giữa điểm gãy thức nhất và điểm gãy thức hai cần được xác định và cứ như thế tiếp tục nếu sau đó vẫn còn xuất hiện những điểm gãy khác. Trong phạm vi tổng nguồn tài trợ mới giữa các

Giảng viên HD: Th.S Nguyễn Thị Phương

phí sử dụng vốn bình quân gia tăng tới mức cao hơn so với phạm vi trước đó. Tất cả những dữ liệu này sẽ cùng được sử dụng để chuẩn bị cho việc xác định chi phí sử dụng vốn biên tế và nó sẽ là đồ thị biểu diễn mối liên quan giữa WMCC và các mức độ của tổng nguồn tài trợ mới.

1.2.3.1.Đường cơ hội đầu tư – IOS

Tại bất kỳ thời điểm nào đó, một doanh nghiệp luôn có sẵn cơ hội đầu tư mới. Những cơ hội này khác nhau về kích cỡ hay qui mô vốn đầu tư, khác nhau về tỷ suất sinh lợi và rủi ro. (Bởi vì chi phí sử dụng vốn bình quân được tính toán không áp dụng cho các dự án có sự khác nhau về rủi ro, vì vậy chúng ta giả định rằng tất cả các cơ hội đầu tư đều có mức độ rủi ro tương tự như nhau và có cùng mức độ với rủi ro hiện tại của doanh nghiệp). đường các cơ hội đầu tư biểu diễn qui mô khả năng sinh lợi của các dự án đầu tư tốt nhất (IRR cao nhất) cho tới xấu nhất (IRR thấp nhất). các dự án đầu tư được xếp theo thứ tự ưu tiên trước hết là các dự án có IRR cao nhất và sau đó là các dự án có IRR giảm dần. như vậy thì tổng vốn đầu tư lũy kế vào các dự án của công ty tăng lên thì IRR của dự án sau đó sẽ giảm xuống. nói cách khác tỷ suất sinh lợi của dự án đầu tư sẽ giảm xuống khi doanh nghiệp chấp nhận các dự án bổ sung.

1.2.3.2.Thực hành các quyết định đầu tư và quyết định tài trợ

Doanh nghiệp chỉ chấp nhận những dự án mà tổng quy mô vốn đầu tư lũy kế tương ứng có tỷ suất sinh lợi nội bộ biên tế ngang bằng chi phí sử dụng vốn biên tế. khi vượt quá điểm này IRR của dự án sẽ thấp hơn chi phí sử dụng vốn của nó. Các dự án được chấp nhận là các dự án được bắt đầu bằng khoảng cách IRR và WACC lớn nhất và sau đó giảm dần tới điểm có IRR bằng WACC. Kết quả cuối cùng ta sẽ có được tổng giá trị NPV là tối đa từ các cơ hội đầu tư độc lập lẫn nhau. Kết quả như vậy đã phù hợp với mục tiêu tối đa hóa giá trị tài sản của một doanh nghiệp.

Giảng viên HD: Th.S Nguyễn Thị Phương

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ CẤU TRÚC VỐN VÀ CHI PHÍ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO HIỂM

Một phần của tài liệu CẤU TRÚC vốn và GIẢI PHÁP làm GIẢM CHI PHÍ sử DỤNG vốn tại CÔNG TY cổ PHẦN bảo HIỂM PETROLIME( PJICO) (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(79 trang)
w