Chi phí sử dụng vốn bình quân (WACC)

Một phần của tài liệu CẤU TRÚC vốn và GIẢI PHÁP làm GIẢM CHI PHÍ sử DỤNG vốn tại CÔNG TY cổ PHẦN bảo HIỂM PETROLIME( PJICO) (Trang 34)

4. Nội dung

1.2.2. Chi phí sử dụng vốn bình quân (WACC)

1.2.2.1. Khái niệm:

Chi phí sử dụng vốn bình quân là chi phí mà nhà đầu tư phải trả cho việc sử dụng một cấu trúc tài chính hay một cấu trúc vốn để tài trợ cho một quyết định đầu tư. Cụ thể là WACC là chi phí chiết khấu phản ánh chi phí của các nguồn tài trợ cá thể được gia quyền với tỷ trọng của từng nguồn trong cấu trúc tài chính hay cấu trúc vốn của doanh nghiệp.

( ) ( P P) ( e e ne) * D D r W r W r or r W WACC = × + × + ×

Giảng viên HD: Th.S Nguyễn Thị Phương

Với WE = tỷ lệ % nguồn tài trợ bằng cổ phần thường trong cấu trúc vốn. WACC cũng là suất sinh lời chung mà công ty cần phải đạt được để duy trì giá cổ phiếu của công ty. Vì vậy WACC của một công ty cũng phản ánh chung rủi ro và cấu trúc vốn mục tiêu của những tài sản hiện hữu của công ty.

1.2.2.2. Mối quan hệ giữa WACC với cấu trúc vốn

Để thấy được mối quan hệ giữa WACC với cấu trúc vốn ta xem xét cấu trúc vốn và WACC của một công ty với những thay đổi sau:

CTTC (%) r*D rE WACC Nợ VCP 0 100 6 16 16 10 90 6 16 15 20 80 6 17 14.8 30 70 7 18 14.7 40 60 8 18 14 50 50 9 20 14.5 60 40 10 22 14.8 70 30 12 25 15.9 80 20 14 28 16.8 90 10 17 35 18.8

Giảng viên HD: Th.S Nguyễn Thị Phương

Từ bảng phân tích trên ta có thể rút ra một số nhận xét như sau

Như vậy qua bảng tính ta thấy mối quan hệ giữa WACC và đòn bẩy tài chính trong cấu trúc tài chính là một đường cong lõm xuống. cụ thể là:

Khi mức độ đòn bẩy tài chính bằng 0 thì WACC = rE = 16%

Khi mức độ đòn bẩy tài chính tăng lên (từ 0 đến 40%) thì WACC có khuynh hướng giảm xuống.

Tại mức độ đòn bẩy tài chính rD = 40% thì WACCmin, như vậy tại mức 40% là mức đòn bẩy tài chính tối ưu và cấu trúc vốn tại mức rD = 40% được xem là cấu trúc vốn tối ưu.

Khi tiếp tục tăng nợ vượt khỏi mức 40%, càng tăng nợ thì WACC càng tăng. Như vậy khi nợ vượt khỏi mức 40% thì rủi ro tăng cùng với sự tăng của nợ. từ rủi ro này đã làm cho cả rủi ro của chủ nợ và cổ đông đều tăng (rE và rD

Giảng viên HD: Th.S Nguyễn Thị Phương

Như vậy ở công ty này cấu trúc vốn tối ưu ở thời điểm phân tích là cấu trúc vốn có nợ là 40% và vốn cổ phần là 60%. Tuy nhiên do điều kiện của thị trường vốn, chính sách của nhà nước có thể thay đổi theo thời gian từ đó làm thay đổi chi phí sử dụng của từng nguồn cho nên sẽ làm cho WACC thay đổi làm ảnh hưởng đến cấu trúc vốn tối ưu của doanh nghiệp. và như vậy một cấu trúc vốn tối ưu ở thời điểm này lại không tối ưu thậm chí là bất hợp lý ở thời điểm khác làm xuất hiện nhu cầu tái cấu trúc vốn cho doanh nghiệp.

Giả sử bây giờ tại công ty mới vừa phân tích trên chi phí sử dụng của từng nguồn vốn đã thay đổi như sau:

Cấu trúc tài chính (%) Nợ Vốn cổ phần 0 100 3 16 16 10 90 3 16 14.7 20 80 3 17 14.2 30 70 4 18 13.8 40 60 5 19 13.4 50 50 6 20 13 60 40 8 23 14 70 30 10 26 14.8 80 20 12 30 15.6 90 10 15 35 17

Giảng viên HD: Th.S Nguyễn Thị Phương

Qua bảng trên cho thấy khi r*D và rE thay đổi đã làm cho WACC thay đổi so với bảng 1 cụ thể là tháp hơn và ngoài ra đòn bẩy tài chính tối ưu trong cấu trúc vốn đã thay đổi. trước đây là 40% bây giờ là 50% (đòn bẩy tài chính tăng lên). Từ đó cho ta kết luận là khi chi phí sử dụng vốn của từng thành phần thay đổi nó không chỉ tác động làm thay đổi qui mô tuyệt đối của chi phí sử dụng vốn, mà còn làm thay đổi cả mức độ đòn bẩy tài chính trong cấu trúc vốn. Vì thế khi có sự thay đổi làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp gây ra rủi ro cho doanh nghiệp, thì có thể sẽ dẫn đến nguy cơ là doanh nghiệp bị kẹt trong một chính sách tài trợ nào đó và đòi hỏi phải tái cấu trúc vốn trở lại.

1.2.3. Chi phí sử dụng vốn biên tế và quyết định đầu tư

Chi phí sử dụng vốn biên tế (WMCC) là chi phí sử dụng vốn bình quân của một doanh nghiệp (WMCC) gắn liền với đồng tài trợ mới tăng thêm.

Để tính toán WMCC cần xác định điểm gãy, là điểm mà tại đó khi tổng qui mô các nguồn tài trợ vượt quá làm chi phí của một trong những nguồn tài trợ thành phần sẽ gia tăng. Công thức xác định điểm gãy:

j j j W AF BP =

Với BPj:điểm gãy cho nguồn tài trợ j. AFj:tổng nguồn tài trợ của nguồn tài trợ j.

Wj :tỷ trọng của nguồn tài trợ thành phần j trong cấu trúc vốn.

Tính toán WMCC

Khi điểm gãy đã được xác định, chi phí sử dụng vốn bình quân – WMCC trên toàn bộ phạm vi nguồn tài trợ mới giữa các điểm gãy phải được tính toán. Trước hết, mức độ chi phí sử dụng vốn bình quân – WMCC của tổng nguồn tài trợ mới giữa điểm zero và điểm gãy thứ nhất cần được xác định. Kế tiếp chi phí sử dụng vốn bình quân của toàn bộ nguồn tài trợ mới giữa điểm gãy thức nhất và điểm gãy thức hai cần được xác định và cứ như thế tiếp tục nếu sau đó vẫn còn xuất hiện những điểm gãy khác. Trong phạm vi tổng nguồn tài trợ mới giữa các

Giảng viên HD: Th.S Nguyễn Thị Phương

phí sử dụng vốn bình quân gia tăng tới mức cao hơn so với phạm vi trước đó. Tất cả những dữ liệu này sẽ cùng được sử dụng để chuẩn bị cho việc xác định chi phí sử dụng vốn biên tế và nó sẽ là đồ thị biểu diễn mối liên quan giữa WMCC và các mức độ của tổng nguồn tài trợ mới.

1.2.3.1.Đường cơ hội đầu tư – IOS

Tại bất kỳ thời điểm nào đó, một doanh nghiệp luôn có sẵn cơ hội đầu tư mới. Những cơ hội này khác nhau về kích cỡ hay qui mô vốn đầu tư, khác nhau về tỷ suất sinh lợi và rủi ro. (Bởi vì chi phí sử dụng vốn bình quân được tính toán không áp dụng cho các dự án có sự khác nhau về rủi ro, vì vậy chúng ta giả định rằng tất cả các cơ hội đầu tư đều có mức độ rủi ro tương tự như nhau và có cùng mức độ với rủi ro hiện tại của doanh nghiệp). đường các cơ hội đầu tư biểu diễn qui mô khả năng sinh lợi của các dự án đầu tư tốt nhất (IRR cao nhất) cho tới xấu nhất (IRR thấp nhất). các dự án đầu tư được xếp theo thứ tự ưu tiên trước hết là các dự án có IRR cao nhất và sau đó là các dự án có IRR giảm dần. như vậy thì tổng vốn đầu tư lũy kế vào các dự án của công ty tăng lên thì IRR của dự án sau đó sẽ giảm xuống. nói cách khác tỷ suất sinh lợi của dự án đầu tư sẽ giảm xuống khi doanh nghiệp chấp nhận các dự án bổ sung.

1.2.3.2.Thực hành các quyết định đầu tư và quyết định tài trợ

Doanh nghiệp chỉ chấp nhận những dự án mà tổng quy mô vốn đầu tư lũy kế tương ứng có tỷ suất sinh lợi nội bộ biên tế ngang bằng chi phí sử dụng vốn biên tế. khi vượt quá điểm này IRR của dự án sẽ thấp hơn chi phí sử dụng vốn của nó. Các dự án được chấp nhận là các dự án được bắt đầu bằng khoảng cách IRR và WACC lớn nhất và sau đó giảm dần tới điểm có IRR bằng WACC. Kết quả cuối cùng ta sẽ có được tổng giá trị NPV là tối đa từ các cơ hội đầu tư độc lập lẫn nhau. Kết quả như vậy đã phù hợp với mục tiêu tối đa hóa giá trị tài sản của một doanh nghiệp.

Giảng viên HD: Th.S Nguyễn Thị Phương

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ CẤU TRÚC VỐN VÀ CHI PHÍ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO HIỂM

PETROLIMEX ( PJICO)

2.1. KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO HIỂM PJICO PJICO

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển, cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ2.1.1.1.Lịch sử hình thành và phát triển: 2.1.1.1.Lịch sử hình thành và phát triển:

Tổng Công ty Cổ phần Bảo hiểm PETROLIMEX (trước đây là Công ty Cổ phần Bảo hiểm PJICO) thành lập ngày 15/6/1995, gồm 7 cổ đông sáng lập đều là những tổ chức kinh tế lớn của nhà nước, có tiềm năng, uy tín ở cả trong và ngoài nước.

Là Nhà bảo hiểm đầu tiên tại Việt Nam hoạt động theo mô hình cổ phần, luôn luôn không ngừng lớn mạnh, và đã có được một hình ảnh, một niềm tin thực sự trong tâm trí khách hàng, từ khi thành lập đến nay Tổng Công ty Bảo hiểm PETROLIMEX (PJICO) phấn đấu trở thành 1 trong 4 đơn vị dẫn đầu trên thị trường Việt Nam về bảo hiểm phi nhân thọ.

Với một mô hình doanh nghiệp đang được Nhà nước khuyến khích, ủng hộ, với một chính sách về phí bảo hiểm, và đặc biệt là sự phục vụ hiệu quả, tận tình chu đáo, PJICO đã có được một hình ảnh, một niềm tin thực sự trong tâm trí khách hàng.

Tên tiếng việt : Tổng công ty cổ phần bảo hiểm PJICO Tên tiếng anh : Petrolimex Insurance Corporation Tên giao dịch : Tổng công ty bảo hiểm PJICO Tên viết tắt : Bảo hiểm PJICO

Ngày thành lập : 15/06/1995 Vốn điều lệ : 710 tỷ đồng

Các quỹ dự phòng nghiệp vụ 2012 :1.048 tỷ đồng Số lượng nhân viên : trên 1680 người

Giảng viên HD: Th.S Nguyễn Thị Phương

Công ty thành viên : 51

Doanh thu 2013 :2.380 tỷ đồng

Thị phần bảo hiểm 2013 : gần 11% thị trường bảo hiểm VN

2.1.1.2.Các ngành nghề kinh doanh chính:

a) Kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ Bảo hiểm Xe cơ giới

Bảo hiểm Con người

Bảo hiểm Hàng hoá: hàng hoá xuất nhập khẩu, vận chuyển nội địa Bảo hiểm Tàu thủy

Bảo hiểm Kỹ thuật

Bảo hiểm Tài sản và Trách nhiệm b) Nhượng và nhận tái bảo hiểm

c) Dịch vụ giám định, điều tra, tính toán phân bổ tổn thất, đại lý giám định, xét giải quyết bồi thường và đòi người thứ ba.

Giảng viên HD: Th.S Nguyễn Thị Phương

2.1.1.3. Cơ cấu tổ chức

2.1.2. Đánh giá thực trạng Công ty Cổ phần Bảo hiểm Pjico2.1.2.1. Môi trường kinh doanh 2.1.2.1. Môi trường kinh doanh

Năm 2013 nền kinh tế Việt Nam gặp nhiều khó khăn thử thách, ảnh hưởng không nhỏ tới từng ngành kinh tế trong đó có ngành bảo hiểm Việt Nam, GDP cả năm tăng trưởng 5.03%, sụt giảm so với mức tăng trưởng 5.9% của năm 2012

Giảng viên HD: Th.S Nguyễn Thị Phương

và không đạt mục tiêu kế hoạch đề ra ( 6% - 6.5%). Tăng trưởng tín dụng thấp, đầu tư công bị cắt giảm và tiếp tục hạn chế chỉ tiêu công, chỉ tiêu các nhân hộ gia đình giảm, hộ sản xuất kinh doanh giảm sút, hàng tồn kho tăng là những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới thị trường bảo hiểm.

2.1.2.2. Tình hình thị trường bảo hiểm

Doanh thu phí bảo hiểm phi nhân thọ toàn thị trường năm 2013 ước đạt 22.675 tỷ đồng, tăng trưởng sấp xĩ 16% so với năm 2011 ( theo số liệu báo cáo của hiệp hội bảo hiểm Việt Nam). Đây là mức tăng trưởng tương đối thấp của thị trường so với tốc độ tăng trưởng của những năm gần đây ( năm 2012 tăng trưởng 26%, năm 2013 tăng trưởng 21% ). Trong số 159 công ty bảo hiểm phi nhân thọ trên thị trường, có 8 công ty sụt giảm doanh thu so với năm 2012, trong đó các công ty sụt giảm doanh thu nhiều như bảo hiểm Ngân hàng công thương (-30)%, bảo hiểm Viễn đông ( -24% ), Bảo Long 19%, Phú Hưng ( -20% ), Bảo hiểm hàng không ( -14% ). Trong tốp các công ty đứng đầu thị trường , Bảo Việt đạt tăng trưởng 10% ( nếu không tính phí bảo hiểm vệ tinh và phí bảo hiểm ngân hàng, Bảo Việt tăng trưởng khoảng 4%), PJICO tăng trưởng 5%...

Thị phần một số công ty bảo hiểm phi nhân thọ lớn trên thị trường Việt Nam như sau:

Tên công ty Năm 2012 Năm 2013

Bảo việt 24% 24%

PVI 21% 20%

Bảo Minh 11% 10%

PJICO 9% 8.7%

PTI 5% 6%.

Các công ty bảo hiểm còn lại 30% 31.3%

2.1.3. Kết quả các mặt hoạt động năm 2013 của Pjico

Năm 2013, doanh thu của Pjico đạt 2389 tỷ đồng đạt 93% kế hoạch. Trong đó phí doanh thu bảo hiểm gốc đạt 1966 tỷ đồng tăng 4.6% so với năm 2012, đạt

Giảng viên HD: Th.S Nguyễn Thị Phương

92% kế hoạch tỷ lệ bồi thường bảo hiểm gốc 47%. Lợi nhuận trước thuế đạt 130 tỷ đồng ( làm giảm 4% so với năm 2012, đạt 94.8% kế hoạch. Trong bốn nhóm công ty bảo hiểm đứng đầu thi trường bảo hiểm phi nhân thọ, pjico đã có tốc độ tăng trưởng đứng thứ 3 sau Bảo Việt và PTI.

Kết quả hoạt động kinh doanh của Pjico năm 2012 được thể hiện qua các số liệu kế toán (đã được kiểm toán bởi công ty kiểm toán Deloitte ), theo đó năm 2012 tỷ suất sinh lợi nhuận kế toán sau thuế trên tỷ suất sinh lợi đạt 4.78%, tỷ suất sinh lợi nhuận sau thuế/ vốn chu sở hữu ( ROE ) đạt 11.69% ( so sánh với kết quả của PTI 9.84%, của PVI 6.39%, của Bảo Minh là 3.97% và cảu BIC là 11.14%), lãi trên cổ phiếu EPS đạt 14.18% ( so với kết quả của PTI là 12.76%, của PVI là 18.13%, của Bảo Minh 12.11% của BIC là 13%) dự kiến chia cổ tức 12%.

2.1.3.1. Bảo hiểm gốc

Tổng doanh thu bảo hiểm gốc đạt 1966 tỷ đồng trong đó:

+ Bảo hiểm xe cơ giới đạt 996.11 tỷ đồng, tăng trưởng 5.76% so với năm 2011, đạt 93.53% kế hoạch. về thị phần Pjico giữ vị trí thứ 2 thị phần xe cơ giới, trong đó giữ vị trí thứ nhất vầ bảo hiểm xe máy.

+ Bảo hiểm hàng hóa đạt doanh thu 238.99 tỷ đồng tăng 1.14 % so với năm 2012 , đạt 91.92% kế hoạch, đứng thứ 3 thị trường.

+ Bảo hiểm tàu thủy và trách nhiệm dân sự chủ tàu đạt doanh thu 218.79 tỷ đồng, giảm 3.57% so với năm 2012, đạt 89.30% kế hoạch thi phần đứng thứ 3 trên thế giới.

+ Bảo hiểm tài sản kỹ thuật, trách nhiệm đạt doanh thu 327.10 tỷ đồng, tăng trưởng 4.54% so với năm 2012 , đạt 84.95% kế hoạch đề ra thị phần đứng thứ 5 trên thế giới.

+ Bảo hiểm con người đạt doanh thu 185.30 tỷ đồng, tăng trưởng 15.67% so với năm 2012, đạt 102.95% kế hoạch, thị phần đứng thứ 6 trên thế giới.

Về hiệu qủa kinh doanh bảo hiểm: nhìn chung các nghiệp vụ có hiệu quả còn thấp, thậm chí âm kết quả doanh nghiệp vụ như: bảo hiểm oto, bảo hiểm tàu

Giảng viên HD: Th.S Nguyễn Thị Phương

2.1.3.2. Hoạt động đầu tư

Doanh thu đầu tư năm 2013 đạt 154.7 tỷ đồng đạt tỷ suất lợi nhuận ROI là 13.9%

Danh mục đầu tư của Pjico khá đa dạng trong đó chiếm tỷ trọng lớn nhất là tiền gửi ngân hàng, Công ty đánh giá danh mục đầu tư an toàn và có tỷ suất sinh lời ROI tương đối tốt.

Hệ thống cơ sở vật chất của công ty tiếp tục được đầu tư và hoàn thiện. Hiện Pjico là một trong những công ty bảo hiểm có hệ thống cơ sở vật chất tốt nhất trong ngành bảo hiểm.

Năm 2013 là năm thứ 2 coorphieeus Pjico được niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán Tp.HCM ( HOSE ) với số lượng cổ phiếu niêm yết là 70794218 cổ phiếu, số lượng cổ phiếu đang lưu hành là 69.464.458 cổ phiếu. công ty tuân thủ và đáp ứng các yếu cầu công bố thông tin theo quy định của ủy ban chứng khoán nhà nước và HOSE đối với một công ty niêm yết.

2.1.3.3. Hoạt động tái bảo hiểm

Trong bối cảnh thị trường bảo hiểm thế giới có nhiều biến động rủi ro thiên

Một phần của tài liệu CẤU TRÚC vốn và GIẢI PHÁP làm GIẢM CHI PHÍ sử DỤNG vốn tại CÔNG TY cổ PHẦN bảo HIỂM PETROLIME( PJICO) (Trang 34)