Chi phí thức ăn cho thỏ thí nghiệm

Một phần của tài liệu nghiên cứu sử dụng lá sắn trong khẩu phần chăn nuôi thỏ new zealand tại thị xã tuyên quang, tỉnh tuyên quang (Trang 76 - 86)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

3.7. Chi phí thức ăn cho thỏ thí nghiệm

Trong chăn nuôi, thức ăn chiếm 70 - 75% giá thành sản phẩm. Tiêu tốn thức

ăn/kg tăng khối lượng càng thấp thì hiệu quả kinh tế càng cao . Chi phí thức ăn cho một kg tăng khối lượng là chỉ tiêu kinh tế quan trọng nhất trong chăn nuôi gia súc nói chung và trong chăn nuôi thỏ nói riêng , quyết định sự thành công hay thất bại của cơ sở sản xuất , quyết định hiệu quả kinh tế của người chăn nuôi và đó cũng chính là mục đích của người chăn nuôi.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Thực tế cho thấy những chi phí thức ăn càng thấp sẽ càng khuyến khích được các nhà chăn nuôi. Cho nên việc nghiên cứu làm giảm chi phí thức ăn /1 kg sản phẩm có ý nghĩa rất lớn. Trong phạm vi thí nghiệm, chúng tôi tiến hành nghiên cứu chỉ tiêu ảnh hưởng của tỉ lệ lá sắn khác nhau đến chi phí thức ăn /1 kg tăng khối lượng của thỏ thí nghiệm với mục đích đánh giá hiệu quả kinh tế của việc bổ sung tỉ lệ lá sắn khác nhau đến chăn thỏ thịt tại các nông hộ .Trên cơ sở đơn giá thức ăn xanh và thức ăn tinh tại thời điểm nghiên cứu chúng tôi tính chi phí thức ăn /kg tăng khối lượng của thỏ thí nghiệm. Chi phí thức ăn cho 1 kg tăng khối lượng của thỏ thí nghiệm được thể hiện ở bảng 3.17.

Bảng 3.17. Chi phí thức ăn cho 1 kg tăng trọng của thỏ thí nghiệm

STT Chỉ tiêu DVT Lô thí nghiệm SE TN1 TN2 TN3 Cv (%) Cv (%) Cv (%)

1 TA xanh tiêu tốn Kg/kgP 29,3b 4,4 26,3ab 4,9 24,5a 5,3 0,30

2 Giá TA xanh đồng 500 - 500 - 500 -

3 TA tinh tiêu tốn Kg/kgP 4,5c 0,7 3,9b 0,8 3,4a 0,9 0,09

4 Giá TA tinh đồng 8.000 - 8.000 - 8.000 -

5 Chi phí TA xanh Đồng/kgP 14.650 5,5 13.150 6,2 12.250 6,8 350,0 6 Chi phí TA tinh Đồng/kgP 36.000b 7,2 31.000b 7,6 27.000a 8,1 420,0

Σ Chi phí TA cho

1kg TT đồng 50.710a 6,7 44.605b 7,0 39.333c 7,3 300,0

a,b,c Sai khác thống kê giữa các khẩu phần thí nghiệm theo hàng ngang (P<0.05)

Chi phí thức ăn cho 1 kg tăng trọng được trình bày ở bảng 3.17. Chi phí thức ăn cho 1 kg tăng trọng được tính toán dựa trên khối lượng thức ăn tinh và thức ăn xanh thu nhận hàng ngày . Giá thành cho 1 kg thức ăn tinh và thức ăn xanh được áp

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

dụng dựa theo bảng giá áp dụng tại Trung tâm Nghiên cứu dê và thỏ Sơn Tây tại thời điểm tiến hành thí nghiệm

Kết quả cho thấy, nuôi thỏ với khẩu phần có bổ sung lá sắn cho chi phí thức ăn là thấp hơn hẳn so với nuôi thỏ hoàn toàn bằng cám hỗn hợp + cỏ ghinê. Ở khẩu phần thỏ thí nghiệm được bổ sung 15% lá sắn, chi phí thức ăn cho 1 kg tăng trọng là 39000 đồng, giảm được 5200 đồng so với khẩu phần thỏ thí nghiệm có bổ sung 10% lá sắn; so với khẩu phần TN1 đã giảm được 10300 đồng. Trong điều kiện chăn nuôi thỏ tại nông hộ và trang trại có thể tự sản xuất thức ăn tinh và thức ăn thô xanh thì giá thà nh cho 1kg tăng trọng của thỏ có thể giảm hơn so với kết quả tính toán trong Bảng 3.17.

Sự sai khác về chi phí thức ăn / kg tăng trọng của thỏ là có ý nghĩa về mặ t thống kê . Theo ILRI (1980)[44] đánh giá ở khía cạnh hiệu qu ả kinh tế đã chỉ ra rằng: một nghiên cứu có thể được đề xuất và công nhận là kỹ thuật mới nếu như kỹ thuật đó làm tăng thu nhập, đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn.Tuy nhiên do điều kiện thí nghiệm tiến hành trên đối tượng thỏ còn ít , cũng cần phải nghiên cứu trên diện rộng hơn nữa thì mới có kết luận chính xác về hiệu quả của lá sắn trong khẩu phần nuôi thỏ thịt . Kết quả một phần nào đánh giá tác dụng của lá sắn trong quá trình sinh trưởng của thỏ từ đó giảm chi phí thức ăn/kg tăng khối lượng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

KẾT LUẬN TỒN TẠI VÀ ĐỀ NGHỊ 1. Kết luận

Từ những kết quả nghiên cứu trên, chúng tôi rút ra các kết luận sau:

- Số lượng đàn thỏ nuôi tại khu vực thị xã Tuyên Quang là tăng dần qua các năm từ 1279 đến 1874 con từ 2007 đến 2009, với tốc độ tăng đàn là trên 20%. Cơ cấu đàn thỏ nuôi tại thị xã Tuyên Quang chiếm trên 50% là các giống thỏ lai, 20% là thỏ ngoại và khoảng 28% là thỏ nội với quy mô chăn nuôi chủ yếu là từ 20-40 con/hộ (chiếm khoảng 70% số hộ dân nuôi thỏ).

- Lá sắn là loại thức ăn thô xanh có hàm lượng protêin cao (20,04%) và có thể sử dụng làm thức ăn bổ sung cho thỏ.

- Sử dụng lá sắn bổ sung trong khẩu phần ăn của thỏ sinh trưởng ở mức 5, 10 và 15% tổng lượng thức ăn thô xanh hàng ngày không ảnh hưởng đến tỷ lệ nuôi sống (100% nuôi sống ở cả 3 lô TN), nhưng đã làm tăng lượng thức ăn và dinh dưỡng thu nhận của thỏ ở mức ý nghĩa thống kê P<0,05.

- Bổ sung 10 và 15% lá sắn trong tổng lượng thức ăn thô xanh hàng ngày cho thỏ đã làm tăng tỷ lệ tiêu hóa VCK và protêin trong khẩu phần so với mức bổ sung 5% (P<0,05).

- Ở mức bổ sung 15% lá sắn trong khẩu phần thức ăn xanh hàng, sinh trưởng tuyệt đối của thỏ là cao hơn rõ rệt so với các mức bổ sung 5 và 10%, sự sai khác này có ý nghĩa thống kê ở mức P<0,05.

- Khi tăng mức bổ sung lá sắn trong khẩu phần thức ăn hàng của thỏ từ 5 đến 15% tổng lượng thức ăn thô xanh đã làm giảm rõ rệt mức tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng, chi phí thức ăn/kg tăng khối lượng và làm giảm tỷ lệ hao hụt thịt, nhưng vẫn giữ nguyên được chất lượng thịt.

Tóm lại kết quả cho thấy ở lô TN3 khi được bổ sung 15% lá sắn vào khẩu phần thức ăn xanh là tốt nhất, sinh trưởng tích lũy đạt 1477g/con, tiêu tốn thức ăn xanh cho 1kg tăng trọng là 24,4 lô TN3, trong khi đó ở TN1 là 29,3, TN2 là 26,3. Thức ăn tinh cho 1kg tăng trọng ở lô TN3 là 3,4, lô TN1 là 4,5, lô TN2 là 3,9, về

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

chi phí thức ăn cho 1kg tăng trọng ở lô TN3 là 39.333đ, còn lô TN1 là 50.710đ, TN2 là 44.605đ.

2. Tồn tại

Mặc dù chuyên đề đã có những kết quả bước đầu, song với số lượng thỏ nghiên cứu chưa nhiều, môi trường thí nghiệm có nhiều yếu tố tác động đến kết quả thí nghiệm, nên thí nghiệm cần được lặp lại với số lượng thỏ lớn hơn, kiểm soát môi trường thí nghiệm chặt chẽ hơn để từ đó có thể đưa ra những kết quả chính xác hơn và dựng được một qui trình bổ sung lá sắn hoàn chỉnh cho chăn nuôi thỏ ở các trang trại và hộ gia đình.

3. Đề nghị

- Tiếp tục dùng lá sắn để bổ sung vào khẩu phần thức ăn xanh cho thỏ, để tận dụng nguồn thức ăn sẵn có trong tự nhiên.

- Tuyên truyền, phổ biến cho bà con lợi ích của việc bổ sung lá sắn cho thỏ, để tận dụng nguồn thức ăn sẵn có, giúp giảm chi phí thức ăn.

- Đề tài cần được tiếp tục nghiên cứu để có kết luận chính xác, đầy đủ và khách quan hơn về việc sử dụng lá sắn trong chăn nuôi thỏ thịt, từ đó triển khai trong sản xuất đại trà.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

TÀI LIỆU THAM KHẢO

A. TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT

1. Đinh Văn Bình, Nguyễn Quang Sức (1995), Nuôi thỏ và chế biến sản phẩm ở gia đình, NXB Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 13 - 34.

2. Đinh Văn Bình và Nguyễn Duy L ý (2000), Kỹ thuật chăn nuôi thỏ ngoại Newzealand white và California, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

3. Đinh Văn Bình, Nguyễn kim Lin (2003), Kỹ thuật chăn nuôi thỏ ngoại, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

4. Đinh Văn Bình, Ngô Tiến Dũng (2005), Kỹ thuật nuôi và phòng trị bệnh cho thỏ ở nông hộ, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

5. Đinh Văn Bình (2007), Kỹ thuật chăn nuôi thỏ thịt, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 6. Đinh Văn Bình, Khúc Thị Huê, Lý Thị Luyến, Nguyễn Duy Lý (2008), Đánh giá

khả năng sản xuất của giống thỏ Newzealand white , Califocnia và Pannon nhập nội nuôi tại Trung tâm Nghiên cứu Dê và Thỏ Sơn Tây , Hội thảo quốc tế Chăn nuôi thỏ tại Cần Thơ, Việt Nam.

7. Nguyễn Chu Chương (2004), Hỏi đáp về nuôi thỏ, NXB Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 28 - 31.

8. Việt Chương, Phạm Thanh Tâm (1994), Nuôi thỏ công nghiệp, NXB Tổng hợp TP Hồ Chí Minh.

9. Vũ Duy Giảng, Nguyễn Thị Lương Hồng, Tôn Thất Sơn (1997), Dinh dưỡng và thức ăn gia súc, NXB Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 184 - 198

10. Đào Lệ Hằng (2005), Hỏi đáp kỹ thuật chăn nuôi thỏ ở hộ gia đình, NXB Khoa học Tự nhiên & Công nghệ, Hà Nội.

11. Hội chăn nuôi (2002), Thức ăn chăn nuôi và chế biến thức ăn gia súc, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

12. Lebas Pcoudert, P. Derochambeau (1991), Chăn nuôi thỏ và bệnh lý (Nguyễn Bá Phụ dịch), NXB ĐH và GD Chuyên nghiệp, Hà Nội.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

13. Trần Đình Miên, Nguyễn Kim Đường (1992), Chọn và nhân giống gia súc,

NXB Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 40 - 46.

14. Nguyễn Quang Sức, Đinh Văn Bình (1995), Tuyển tập báo cáo khoa học VCN- T7/1995.

15. Nguyễn Quang Sức, Đinh Văn Bình (2000), Cẩm nang chăn nuôi thỏ, Website: VCN, ngày 20/12/2000.

16. Nguyễn Văn Thiện (1997), Thống kê sinh vật học, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 17. Nguyễn Văn Thiện, Nguyễn Khánh Quắc (1998), Di truyền học động vật,

NXB nông nghiệp, Hà Nội.

18. Bùi Quang Thuần (1982), Tìm hiểu chăn nuôi thỏ, NXB KHKT, Hà Nội. 19. Tiêu chuẩn Việt Nam-4326 (1997).

20. Tiêu chuẩn Việt Nam-4328 (1997). 21. Tiêu chuẩn Việt Nam-4329 (1997). 22. Tiêu chuẩn Việt Nam-4331 (1997).

23. Viện chăn nuôi (2005), Bảo tồn quỹ gen thỏ, NXB Nông Nghiệp, Hà Nội.

B. TÀI LIỆU TIẾNG NƢỚC NGOÀI

24. Aboul E.S., Hindawy M., Sherif S.Y., Tawfik E.S., Attia A.I. (1999),

Evaluating date pits as a waste product of food industries in feeding Newzealand White rabbits, Cahiers Options Mediterraneennes 41:57-65.

25. Aduku A.O., Dim N.I., Aganga A.A. (1988), Note on a comparative evaluation of palm kernel meal, peanut meal and sunflower meal in diets for weanling rabbits, Journal of Applied Rabbit Research 11:264-266.

26. Atabekyan G.A., Avakyan Z.L., Aslanyan T.G. (1976), Fungus mycelium as a complete protein feed for young rabbits, Krolikovodstvoi Zverovodstvo: 23. 27. Awosanya B., Joseph K.J., Sowunmi S.O. (1996), Performance of rabbits on

graded dietary levels of roasted Leucaena leucocephala seed meal, Journal of Applied Animal Research 9:135-139.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

28. Baki S.M.A., Sobonol S. M., Gendy K.M., Zaky A.A. (1992), Leaf protein concentrate (LPC) from cassava and fodder beet as a protein source for rabbits, Egyptian Journal of Rabbit Science 2:123-133.

29. Balogun T.F., Etukude U.W. (1991), Undecorticated, full-fat sunflower seeds in the diet of rabbits, Journal of Applied Rabbit Research 14:101-104.

30. Berchiche M., Kadi S.A., Lebas F. (2000), Valorisation of wheat by-products by growing rabbits of local Algerian population, 7th World Rabbit Congress, Valencia vol. C:119-124.

31. Beynen A.C. (1988), Growth performance by rabbits fed diets containing various levels of corn oil, 8th World Rabbit Congress, Budapest 3:230-234. 32. Cao Xumin (2009), Industrial rabbit production and fod security, Proceeding of The

First Conference on Asian Rabbit Proucion Development. Changchun, China.

33. Chadha Y.R. (1961), Source of starch in commonwealth territories, Cassava Tropical Science 3, 101-113.

34. Devendra C. (1977a), Cassava as a feed source for ruminants, Proceedings of Cassava as Animal Feed. Workshop University of Guelph, Ontario, Canada. IDRC, pp 107-119.

35. Devendra C. (1997b), Crop residues for feeding animals in Asia. Technology development and adaption in crop/livestock system, CAB International. ICRISAT-ILRI.

36. Do H.Q., Son V.V., Hang B.P.T., Tri V.C., Preston T.R. (2002), Effect of supplementation of amoniated rice straw with cassava leaves or grass on intake, digestibility and N retention by goats, Livestock Research for Rural Development 14 (3).

37. Dung N.T., Mui N.T.N., Ledin I. (2005), Effect of replacing a commercial concentrate with cassava hay (Manihot esculenta Crantz) on the performance of growing goats, Ani. Feed Sci. Technol.119.

38. Falcao E.C.L., Freire J.P.B. (1996ª), The use of Lathyrus cicera in rabbit diets: effect on growth, digestibility ands caecotrophy, 6th World Rabbit Congress, Toulouse 1:151-156.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

39. Fekete S. (1985), A potential source of feed for rabbits, Krolikovodstvoi Zverovodstvo: 9.

40. Gang D.T., Mui N. T., Hue K.T. (2007), Study on using water spinach as protein supplement for rabbits, Ani. Feed Sci. Technol.119.

41. Hue K.T., Van D.T.T., Ledin I. (2008), Effect of supplementing urea treated rice straw and molasses with different forage species on the performance of lambs, Small Rum. Res. 78, 134-143.

42. Khuc Thi Hue, Do Thi Thanh Van, Inger Ledin, Eva Spörndly and Ewa Wredle (2009), Effect of feeding fresh, wilted and sun-dried foliage from cassava (Manihot esculenta Crantz) on the performance of lambs and their intake of hydrogen cyanide. Livest. Sci. 131 (2), 155-161.

43. Hutagalung R.I. (1977), Additives other than methionine in cassava diets, In Nestel, G., Graham, M. (Eds.), Proceedings of Cassava as Animal Feed Workshop.University of Guelph, Ontario, Canada. IDRC, pp 18-32.

44. ILRI (1980), International Livestock Research Institute, Training Manual 3. Economics of small ruminant production. Small ruminant production techniques, pp 93-109.

45. Khang D.N., Wiktorsson H. (2006), Performance of growing heifers fed urea treated fresh rice straw supplemented with fresh, ensiled or pelleted cassava foliage,Livest. Sci. 102, 130-139.

46. Kim H., Ngai N.V., Howeler R., Ceballos H. (2008), Current situation of cassava in Viet Nam and its potential as a biofuel.

Http://cassavaviet.blogspot.com/2008_09_01archive.html.

47. Lebas F., Colin E. (1996), Resent advances intestinal pathology of rabbit and futher perfutines.

48. Lebas F., Gidenne T., Perez J.M., Licois D. (1998), Nutrition and pathology in the nutrition of the rabbit (Blas C. and Wiseman J.), Editor CABI Publishing, pp. 197-213.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

49. Leto G., Aicata M.L., Bonanno A., Bacchi M. (1984), Trials on the use of dried orange and lemon pulp for feeding meat rabbits, Coniglicoltura 21:53-58. 50. Mesini A. (1994), Sunflower seeds in the feeding of rabbits, Rivista de

Coniglicoltura 31:37-39.

51. Mui N.T. (1994), Economic evaluation of growing Elephant grass, Guinea grass, Sugarcane and Cassava as animal feed or as cash crops on Bavi high land, Sustainable Livestock Production on Local Feed Resources. Agricultural Publishing House, 16-19.

52. Müller Z. (1977), Improving the quality of cassava root and leaf product technology, Proceedings of Cassava as Animal Feed Workshop. In Nestel G., Graham M. (Eds.), Proceedings of Cassava as Animal Feed Workshop. University of Guelph, Ontario, Canada. IDRC, pp 120-126.

53. Orozco A.M.S., Ortega C..M.E., Perez G.R.F. (1988): Use of earthworms as a protein supplement in the diet of rabbits, Archivos Latinoamericanos de Nutricion, 38:946-955.

54. Phengvichith V., Ledin I. (2007), Effect of a diet high in energy and protein on growth, carcase characteristics and parasite resistance in goats, Trop. Ani. Health Prod. 39, 59-70.

55. Promkot C., Wanapat M. (2007), Influence of sulfur on fresh cassava foliage and cassava hay incubated in rumen fluid of beef cattle, Asian-Aust. Jour. Ani. Sci. 20, 1424-1432.

56. Sauvant D., Perez J.M., Tran G. (2002), Tables de composition et de valeur nutritive des matières premières destinées aux animaux d'élevage, INRA Editions Paris, France.

57. Scapinello C., Faria H.G.D., Furlan A.C., Martins E.N., Moreira I.(1999),

Performance of growing rabbits fed with different levels of restorative yeast (Saccharomyces sp), dried by rotative roller or by spray-dry, Revista Brasileira de Zootecnia 28:334-342.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

58. Singh B., Negi S.S. (1987), Evaluation of peanut, mustard, linseed and cottonseed meals for wool production in Angora rabbits, Journal of Applied Rabbit Research, 10:30-34.

59. Singh B., Makkar H.P.S., Krishna L. (1990), Urea utilization by rabbits fed low protein diets, Journal of Nutrient utilization.

Một phần của tài liệu nghiên cứu sử dụng lá sắn trong khẩu phần chăn nuôi thỏ new zealand tại thị xã tuyên quang, tỉnh tuyên quang (Trang 76 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)