Các chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh trưởng của thỏ

Một phần của tài liệu nghiên cứu sử dụng lá sắn trong khẩu phần chăn nuôi thỏ new zealand tại thị xã tuyên quang, tỉnh tuyên quang (Trang 27 - 28)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

1.1.4.3. Các chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh trưởng của thỏ

* Khối lượng cơ thể

Khối lượng cơ thể ở từng thời kỳ là thông số đánh giá sự sinh trưởng được sử dụng quen thuộc và đúng đắn nhất. Tuy nhiên chỉ tiêu này chỉ cho phép xác định sự sinh trưởng ở một thời điểm của cơ thể, nhưng lại không nói lên được sự sai khác về tỷ lệ sinh trưởng của các thành phần cơ thể trong một khoảng thời gian ở các độ tuổi. Chỉ tiêu này có thể biểu diễn bằng đồ thị, đồ thị về diễn biến khối lượng cơ thể gọi là đồ thị sinh trưởng tích lũy. Sinh trưởng tích lũy là khả năng tích lũy các chất hữu cơ do quá trình đồng hóa và dị hóa. Đường biểu diễn của đồ thị thay đổi theo giống, dòng, điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng. Khối lượng cơ thể thỏ thường được theo dõi ở từng tuần tuổi hay lặp lại sau chu kỳ 10 ngày và đơn vị tính bằng kg/con.

Khối lượng cơ thể thỏ ở các độ tuổi như sau:

Bảng 1.3. Khối lƣợng cơ thể thông qua các mốc tuổi

Chỉ tiêu Đơn vị tính Trung bình

Khối lượng sơ sinh (g) 50-55

Khối lượng 21 ngày tuổi (g) 200-220

Khối lượng 30 ngày tuổi (g) 270-300

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Để đánh giá khả năng sinh trưởng, ngoài chỉ tiêu sinh trưởng tích lũy người ta còn sử dụng các chỉ tiêu tốc độ sinh trưởng tuyệt đối và tốc độ sinh trưởng tương đối (Viện Chăn nuôi, 2005)[23].

* Sinh trưởng tuyệt đối

Sinh trưởng tuyệt đối là sự tăng lên về khối lượng, kích thước, thể tích cơ thể trong khoảng thời gian giữa hai lần khảo sát. Sinh trưởng tuyệt đối tính bằng gram/con/ngày. Đồ thị sinh trưởng tuyệt đối có dạng hình Parabol, giá trị sinh trưởng tuyệt đối càng cao thì hiệu quả kinh tế càng lớn (Trần Đinh Miên và cs., 1992)[13].

* Sinh trưởng tương đối

Sinh trưởng tương đối là tỷ lệ phần trăm khối lượng, kích thước cơ thể ở lúc kết thúc khảo sát so với lúc đầu khảo sát. Thỏ còn nhỏ sinh trưởng tương đối cao, sao đó giảm dần (Trần Đinh Miên và cs., 1992)[13].

Một phần của tài liệu nghiên cứu sử dụng lá sắn trong khẩu phần chăn nuôi thỏ new zealand tại thị xã tuyên quang, tỉnh tuyên quang (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)