Nghiên cứu ảnh hưởng của lá sắn ở3 mức khác nhau tới khả năng sinh

Một phần của tài liệu nghiên cứu sử dụng lá sắn trong khẩu phần chăn nuôi thỏ new zealand tại thị xã tuyên quang, tỉnh tuyên quang (Trang 45 - 86)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

2.3.3. Nghiên cứu ảnh hưởng của lá sắn ở3 mức khác nhau tới khả năng sinh

trưởng và cho thịt của thỏ

- Tỷ lệ nuôi sống ở các giai đoạn tuổi.

- Sinh trưởng của thỏ: sinh trưởng tích lũy, sinh trưởng tuyệt đối, sinh trưởng tương đối.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Tiêu tốn thức ăn của thỏ thí nghiệm.

- Hàm lượng các chất dinh dưỡng thu nhận được của thỏ thí nghiệm. - Đánh giá khả năng cho thịt của thỏ.

- Phân tích thành phần hóa học của thịt thỏ.

- Chi phí thức ăn khi sử dụng lá sắn trong chăn nuôi thỏ.

2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.4.1. Phương pháp điều tra

- Sử dụng phương pháp điều tra nhanh nông thôn để học hỏi từ nông dân những kiến thức về chăn nuôi thỏ. Theo dõi, quan sát trực tiếp trên đối tượng nghiên cứu thông qua việc ghi chép, thống kê các số liệu. Đồng thời các số liệu thống kê về tình hình chăn nuôi từ năm 2007-2009 của Phòng Kinh tế thị xã tại vùng điều tra cũng được sử dụng trong nghiên cứu.

2.4.2. Thí nghiệm 1: Thí nghiệm thử mức tiêu hóa của các chất dinh dưỡng trong khẩu phần được thay thế thức ăn xanh bằng lá sắn ở 3 mức 5-10-15% khẩu phần được thay thế thức ăn xanh bằng lá sắn ở 3 mức 5-10-15%

Bảng 2.1. Sơ đồ bố trí thí nghiệm thử mức tiêu hoá

Nội dung ĐVT LôTN

TN1.1 TN1.2 TN1.3

Giống thỏ Newzealand Newzealand Newzealand

Số lượng Con Thỏ 1 Thỏ 2 Thỏ 3 Thỏ 4 Thỏ 5 Thỏ 6 Thỏ 7 Thỏ 8 Thỏ 9 Tính biệt ♂ 3 3 3

Khối lượng đầu TN g 566 568 570

Tuổi thỏ bắt đầu TN Ngày

tuổi 30 30 30

Thời gian TN Ngày 7 7 7

Phương thức nuôi Nuôi nhốt Nuôi nhốt Nuôi nhốt

Nhân tố thí nghiệm Thay thế 5% lá sắn trong KP thức ăn xanh Thay thế 10% lá sắn trong KP thức ăn xanh Thay thế 15% lá sắn trong KP thức ăn xanh

Phương pháp theo dõi Cá thể Cá thể Cá thể

- Bố trí 3 mức lá sắn khác nhau

+ Tỷ lệ 3 mức: 5-10-15% trong khẩu phần thức ăn xanh của thỏ ở giai đoạn 30 ngày tuổi.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Chọn thỏ thí nghiệm: ở mỗi mức lá sắn chọn 3 thỏ đực đồng đều về giống, tuổi, khối lượng, điều kiện chăm sóc và quy trình vệ sinh thú y... được nuôi riêng từng ô chuồng và được đánh số tai riêng từng con.

- Chuẩn bị: thỏ được cho ăn các loại thức ăn trong khẩu phần thí nghiệm 14 ngày trước khi bắt đầu thí nghiệm để làm quen với thức ăn mới và thải hết thức ăn cũ. Thí nghiệm được lặp lại 3 lần.

Tiến hành thí nghiệm: thí nghiệm được tiến hành trong 7 ngày liên tục. Cân lượng thức ăn vào, cân lượng thức ăn thừa để tính được tỷ lệ tiêu hoá. Hàng ngày thu nhận phân con vật thải ra trong suốt thời gian thí nghiệm. Cân lượng phân của mỗi ngày đêm, ghi khối lượng sau đó trộn đều và lấy mẫu mang đi phân tích.

Cách lấy phân: lấy từ 4-5 giờ sáng hàng ngày, buổi chiều từ 5-6 giờ chiều hàng ngày, lấy 10% lượng phân trong ngày. Bảo quản phân ở nhiệt độ -1960C hoặc ở âm độ.

+ Phương pháp theo dõi các chỉ tiêu cụ thể:

- Thành phần hóa học của khẩu phần TN và phân thỏ được phân tích theo các phương pháp sau:

Xác định thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của thức ăn về các chỉ tiêu cơ bản: độ ẩm, lipid, protein, chất xơ, khoáng... theo TCVN tương ứng.

+ Phương pháp xác định độ ẩm: Xác định hàm lượng nước theo TCVN (TCVN 4326-86)[19].

+ Phương pháp xác định hàm lượng protein thô: Xác định hàm lượng protein thô theo phương pháp Kjeldal (TCVN 4328-86)[20].

+ Hàm lượng khoáng tổng số được tiến hành theo TCVN (TCVN 4327-860). + Phương pháp xác định hàm lượng xơ thô: Xác đinh hàm lượng xơ thô theo TCVN (TCVN 4329-86)[21].

+ Phương pháp xác định hàm lượng Lipit: Xác định hàm lượng lipit thô trong thức ăn gia súc được tiến hành theo TCVN (TCVN 4331-86)[22] trên hệ thống phân chiết bán tự động Shoxhet.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

+ Dẫn xuất không đạm (DXKĐ) (theo VCK):

DXKĐ (%) = 100% - [Pr (%) + Li (%) + Xơ (%) + Khoáng (%)] - Tỷ lệ tiêu hóa các chất dinh dưỡng: được xác định theo công thức: TLTH (%) =

Chất dinh dưỡng ăn vào (g) - Chất dinh dưỡng ở phân (g)

x 100 Chất dinh dưỡng ăn vào (g)

2.4.3. Thí nghiệm 2: Nghiên cứu ảnh hưởng của lá sắn ở 3 tỷ lệ khác nhau đến khả năng sinh trưởng và cho thịt của thỏ thí nghiệm khả năng sinh trưởng và cho thịt của thỏ thí nghiệm

+ Phương pháp bố trí thí nghiệm: thí nghiệm được bố trí theo phương pháp phân lô so sánh, theo thiết kế hoàn toàn ngẫu nhiên. 45 con thỏ sau cai sữa được chia đều trong 3 lô TN. Các lô TN đảm bảo sự đồng đều về giống, tuổi, khối lượng, tính biệt, điều kiện chăm sóc và qui trình vệ sinh thú y...

Sự khác nhau giữa các lô thí nghiệm là trong khẩu phần thức ăn có tỷ lệ lá sắn khác nhau đó là: 5-10-15%. Sơ đồ bố trí thí nghiệm được trình bày ở Bảng 2.2.

Bảng 2.2. Sơ đồ bố trí thí nghiệm

Nội dung ĐVT LôTN

TN1 TN2 TN3

Giống thỏ Newzealand Newzealand Newzealand

Số lượng Con 15 15 15

Tính biệt ♂/♀ 7/8 7/8 7/8

Khối lượng đầu TN g 570 570 558

Tuổi thỏ bắt đầu TN Ngày

tuổi 30 30 30

Thời gian TN Ngày 60 60 60

Phương thức nuôi Nuôi nhốt Nuôi nhốt Nuôi nhốt

Nhân tố thí nghiệm Thay thế 5% lá sắn trong KP thức ăn xanh Thay thế 10% lá sắn trong KP thức ăn xanh Thay thế 15% lá sắn trong KP thức ăn xanh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Thức ăn tinh hỗn hợp được dùng cho thỏ TN là thức ăn viên hỗn hợp của công ty cám Guyomark-Viện chăn nuôi, là loại thức ăn sử dụng chuyên biệt cho thỏ sinh trưởng, được trộn theo tỉ lệ thích hợp để đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng cho các giai đoạn sinh trưởng của thỏ thịt.

Thức ăn thô xanh là cỏ ghinê và lá sắn, trong đó lá sắn được bổ sung trong khẩu phần ăn của thỏ thí nghiệm ở 3 mức khác nhau 5% (TN1), 10% (TN2) và 15% (TN3) tổng lượng thức ăn thô xanh hàng ngày. Tỉ lệ thức ăn tinh hỗn hợp và thức ăn thô xanh được trình bày ở Bảng 2.3:

Bảng 2.3. Tỷ lệ các loại thức ăn nuôi thỏ thí nghiệm (%)

STT Loại TA ĐVT TN1 TN2 TN3

1 TA tinh HH (%) 50 50 50

2 Cỏ Ghi ne (%) 47,5 45 42,5

3 Lá sắn (%) 2,5 5,0 7,5

Tổng số (%) 100 100 100

Bảng 2.4. Thành phần dinh dƣỡng của thức ăn TN (so với VCK) STT Thành phần dinh dƣỡng ĐVT TN1 TN2 TN3 1 VCK (%) 53,97 53,94 53,91 2 Protein (%) 15,07 15,30 15,53 3 Xơ (%) 29,20 28,93 28,67 4 Lipit (%) 3,33 3,37 3,40 5 DXKĐ (%) 44,63 44,67 44,70 6 Khoáng (%) 7,77 7,70 7,67

+ Phương pháp nghiên cứu các chỉ tiêu cụ thể trong thí nghiệm:

Theo dõi tỷ lệ nuôi sống của thỏ qua các giai đoạn tuổi: sử dụng phương pháp đếm, thống kê hàng ngày, theo dõi và ghi chép sổ sách tình hình đàn thỏ thí nghiệm như: các biểu hiện khác thường, tình hình sức khoẻ, tình hình bệnh tật, số thỏ chết...

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Tỷ lệ nuôi sống (%) = Số thỏ cuối kỳ thí nghiệm(con) x 100 Số thỏ đầu kỳ thí nghiệm (con)

- Sinh trưởng tích luỹ (g/con): được xác định bằng sự thay đổi khối lượng cơ thể thỏ qua các giai đoạn tuổi. Thỏ được cân xác định khối lượng lúc bắt đầu thí nghiệm, lặp lại 10 ngày một lần và kết thúc thí nghiệm, tiến hành cân vào buổi sáng trước khi ăn, cố định thời gian cân và loại cân.

- Sinh trưởng tuyệt đối (g/con/ngày): là sự tăng lên về khối lượng, kích thước, thể tích cơ thể trong khoảng thời gian giữa 2 lần khảo sát. Sinh trưởng tuyệt đối được xác định theo TCVN như sau:

t A P2P1

Sinh trưởng tương đối: là tỷ lệ phần trăm tăng lên về khối lượng, kích thước và thể tích cơ thể giữa hai lần khảo sát, được xác định theo TCVN như sau:

100 2 (%) 1 2 1 2     P P P P R

Trong đó: A: Sinh trưởng tuyệt đối (g/con/ngày) R: Sinh trưởng tương đối (%)

P2: Khối lượng cơ thể lần cân sau (g/con) P1: Khối lượng cơ thể lần cân trước (g/con) t: Khoảng cách giữa hai lần cân (ngày)

Thức ăn thu nhận và tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng: tiến hành cân khối lượng thỏ 10 ngày/ lần. Thức ăn thô xanh, tinh cân trước khi cho ăn. Cân thức ăn thừa vào các buổi sáng hàng ngày, cố định thời gian và loại cân. Trên cơ sở đó tính tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng theo công thức như sau:

Thức ăn thu nhận = Lượng thức ăn cho vào - Lượng thức ăn thừa

Tiêu tốn thức ăn/kg tăng kl (kg) =

Tổng thức ăn tiêu thụ trong kỳ(kg) Tổng khối lượng hơi tăng trong kỳ (kg) + Phương pháp mổ khảo sát thỏ thí nghiệm: Kết thúc thí nghiệm tiến hành mổ khảo sát để xác định tỉ lệ các phần thịt của thỏ thí nghiệm.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Phương pháp mổ và lột da thỏ: Khi giết thịt và lột da thỏ cần phải buộc 2 dây vào 2 cổ chân sau và treo ngược, lấy đoạn gỗ tròn đập vào gáy gây choáng rồi chọc tiết. Khi chọc tiết, tay trái nắm chắc hai tai thỏ lật ngược đầu về phía trước và tay phải cầm dao nhọn dài 15cm, bản rộng 2cm đâm từ xương mỏ các thẳng vào tim ở lồng ngực bên trái, hơi nghiêng dao cho tiết chảy ra. Dùng dao cắt quanh da ở hai cổ chân sau (chỗ buộc) rồi rạch thẳng một đường theo mặt trong đùi đến hậu môn, dùng hai tay lột da từ chỗ cắt chân sau, kéo qua bụng xuống đầu thỏ như lộn bít tất. Khi kéo da tuột xuống đến gần hai chân trước, ta dùng dao cắt bỏ hai cổ chân trước. Kéo da đến gần đầu, ta lại cắt một vòng quanh cổ rồi kéo tuột bộ da ra khỏi đầu. Dùng dao, kéo cắt dọc cơ từ hậu môn qua bụng đến lồng ngực, rồi tách bóc trực tràng cùng toàn bộ phủ tạng ra khỏi khoang bụng, lồng ngực. Cuối cùng cắt bỏ hai khuỷu chân sau là xong. Đinh Văn Bình và cs (1989)[6].

- Cân khối lượng thịt sống, thịt xẻ, thịt tinh, thịt nạc, thịt mỡ, xương và da sau đó tính tỷ lệ từng loại một Tỷ lệ thịt xẻ (%) = Khối lượng thịt xẻ (kg) x 100 Khối lượng sống (kg) Tỷ lệ thịt nạc (%) = Khối lượng thịt nạc (kg) x 100 Khối lượng thịt xẻ (kg) Tỷ lệ thịt mỡ (%) = Khối lượng thịt mỡ (kg) x 100 Khối lượng thịt xẻ (kg)

Tỷ lệ xương (%) = Khối lượng xương (kg) x 100 Khối lượng thịt xẻ (kg)

Tỷ lệ da (%) = Khối lượng da (kg) x 100 Khối lượng thịt xẻ (kg)

Tỷ lệ hao hụt (%) = KL thịt xẻ - (KL nạc + KL mỡ + KL da + KL xương) (kg) Khối lượng thịt xẻ (kg)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Phân tích thành phần hóa học của thịt thỏ: sau khi kết thúc thí nghiệm, tiến hành mổ khảo sát rồi tiến hành phân tích một số thành phần hóa học của thỏ thí nghiêm như: VCK, protein, lipit, khoáng tổng số theo TCVN tương ứng.

- Tính hiệu quả kinh tế khi sử dụng lá sắn trong chăn nuôi thỏ là chi phí thức ăn/ 1 kg tăng khối lượng (đồng/kg) được xác định theo công thức sau:

Chi phí TĂ/1 kg tăng KL thỏ (đồng) = Tổng chi phí thức ăn (đồng) Tổng khối lượng thịt tăng (kg) Trong đó:

Tổng khối lượng thịt tăng = khối lương cuối kỳ- khối lượng đầu kỳ + Phương pháp thu thập và xử lý số liệu

Số liệu được theo dõi hàng ngày, ghi chép sổ sách đầy đủ chính xác, khách quan. Số liệu thu thập được được xử lý trên máy tính bằng phần mềm Exel và Minitab (version 15.1).

Các số liệu thu được tổng hợp và xử lý theo phương pháp thống kê sinh vật học (Nguyễn Văn thiện và CS, 1997)[16] với các tham số được sử dụng:

+ Số trung bình cộng (X )

n

X XX   Xn

 1 2 ...

+ Sai số của số trung bình (mX )

1    n S m X X

Trong đó SX là độ lệch tiêu chuẩn được tính theo công thức

  1 2 2       n n X X SX + Hệ số biến động Cv(%)  %  100 X Cv SX

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Chƣơng 3

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Tình hình chăn nuôi thỏ trên địa bàn

Mục đích của điều tra là xác định được số lượng, cơ cấu giống thỏ, những điểm mạnh yếu của chăn nuôi thỏ nông hộ để từ đó đặt ra định hướng cho quá trình nghiên cứu những biện pháp kỹ thuật nhằm tháo gỡ những khó khăn cho người chăn nuôi, phát huy lợi thế, tăng nhanh số và chất lượng đàn thỏ. Đồng thời, quá trình điều tra khi thí nghiệm để đánh giá một cách khách quan, khoa học những kết quả đạt được và khẳng định tính thực tiễn của luận văn.

Trong quá trình thực hiện đề tài chúng tôi tiến hành điều tra theo dõi số lượng Thỏ tại Thị xã Tuyên Quang qua các năm 2007, 2008, 2009. Thị xã Tuyên Quang có tổng số là 13 xã phường, trong đó chỉ có 5 xã phường chăn nuôi thỏ khá phát triển do điều kiện tự nhiên thuận lợi cùng với nguồn thức ăn dồi dào sẵn có ở địa phương biến động số lượng đàn thỏ ở các xã phường được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 3.1. Biến động về số lƣợng thỏ nuôi tại thị xã Tuyên Quang

STT Địa điểm (phƣờng, xã) Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 n (con) n (con) So sánh (%) 08/07 n (con) So sánh (%) 09/07 09/08 1 P. Ỷ La 238 286 120,17 311 130,67 108,74 2 P. Tân Hà 326 407 124,85 457 140,18 112,28 3 P. Nông Tiến 135 178 131,85 230 170,37 129,21 4 Xã Tràng Đà 431 495 114,85 607 140,84 122,63 5 Xã An Tường 149 201 134,9 269 180,54 133,83 Tổng số 1279 1567 122,52 1874 146,52 119,59

Qua bảng trên ta thấy ở thị xã Tuyên Quang có xã Tràng Đà có số lượ ng thỏ qua 3 năm lớn nhất năm 2007 là 431 con, năm 2008 là 495 con, năm 2009 là 607 con sau đó là đến phường Tân Hà năm 2007 là 326 con, năm 2008 là 407 con, năm 2008 là 457 con, số lượng thỏ nuôi ít nhất là phường Nông Tiến . Kết quả điều tra thể hiện trên địa bàn thị xã Tuyên Quang trong 3 năm 2007, 2008, 2009 số lượng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

thỏ phát triển với tỷ lệ trên 20%. Qua bảng 3.1. chúng ta thấy tình hình chăn nuôi thỏ ở xã An Tường là phát triển mạnh nhất, năm 2008 so với năm 2007 tăng 34,9%, năm 2009 tăng so với năm 2007 tăng 80,52%, nguyên nhân tăng có thể do điều kiện tự nhiên thuận lợi, nguồn thức ăn dồi dào, nguyên nhân nữa có thể là do nhu cầu về thịt thỏ, bởi vì thịt thỏ giàu protein, thơm ngon.

Thỏ được nuôi tại Thị xã Tuyên Quang trong những năm gần đây đa phần đàn thỏ chủ yếu là thỏ lai,vì thỏ lai có khả năng sinh trưởng tốt và phù hợp với điều kiện của tự nhiên ở địa phương, theo số liệu điều tra cũng cho thấy rằng tình hình chăn nuôi thỏ ngoại cũng đang phát triển mạnh dần theo hướng công nghiệp, được thể hiện rõ ở bảng 3.2.

Bảng 3.2. Cơ cấu đàn thỏ theo giống của năm 2009 Phƣờng xã Tổng

số thỏ

Thỏ nội Thỏ ngoại Thỏ lai n (con) Tỷ lệ (%) n (con) Tỷ lệ (%) n (con) Tỷ lệ (%) P. Ỷ La 311 117 37,62 39 12,54 155 49,84 P. Tân Hà 457 96 21,00 63 13,80 298 65,20 P. Nông Tiến 230 81 35,22 47 20,43 102 44,35 Xã Tràng Đà 607 163 26,85 128 21,09 316 52,06 Xã An Tường 269 66 24,54 98 36,43 105 39,03 Tổng số 1874 523 27,91 375 20,01 976 52,08

Qua số liệu trên ta thấy xã Tràng Đà là nơi có số lượng thỏ lớn nhất 607 con

Một phần của tài liệu nghiên cứu sử dụng lá sắn trong khẩu phần chăn nuôi thỏ new zealand tại thị xã tuyên quang, tỉnh tuyên quang (Trang 45 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)