Tình hình nghiên cứu trong nước

Một phần của tài liệu nghiên cứu sử dụng lá sắn trong khẩu phần chăn nuôi thỏ new zealand tại thị xã tuyên quang, tỉnh tuyên quang (Trang 38 - 86)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

1.5.1. Tình hình nghiên cứu trong nước

Nghề chăn nuôi thỏ ở nước ta mặc dù đã có từ lâu đời nhưng người dân chăn nuôi hoàn toàn theo lối tự phát, tận dụng, tự cung tự cấp, công tác nghiên cứu chưa được tiến hành, giống thỏ là giống địa phương nhỏ con có nhiều màu sắc lông khác nhau, tình trạng đồng huyết thoái hoá, bệnh tật không khống chế được dẫn đến năng suất chăn nuôi rất thấp.

Theo Đinh Văn Bình và cs.(2008)[6] năm 1978 Trại nhân giống thỏ thịt Ba Vì nay là Trung tâm Nghiên cứu Dê và thỏ Sơn Tây - Viện Chăn nuôi đã được thành lập, Nhà nước đã giao nhiệm vụ nghiên cứu và phát triển chăn nuôi thỏ trong cả nước cho Trung tâm này. Suốt hơn hai mươi năm qua mặc dù gặp rất nhiều khó khăn nhưng công tác nghiên cứu và phát triển chăn nuôi thỏ mà đơn vị thực hiện đã đạt được nhiều kết quả tốt, góp phần rất đáng kể vào việc hình thành và phát triển ngành chăn nuôi thỏ ở nước nhà.

* Đánh giá khả năng sản xuất của một số giống thỏ nội

Đánh giá khả năng sản xuất của các giống thỏ nội nằm trong chương trình lưu giữ quỹ gen vật nuôi đã được nghiên cứu liên tục trong nhiều năm qua. Hai giống thỏ nội có màu lông xám và đen đã được nghiên cứu, nuôi giữ, chúng có một số đặc điểm sinh học và khả năng sản xuất chủ yếu thông qua sự chọn lọc qua 4 thế hệ. Sau nhiều năm nghiên cứu lưu giữ quỹ gen giống thỏ Việt Nam, đến nay đã gây tạo được được 2 giống thỏ Việt Nam xám và Việt Nam đen, cả hai giống này đều thể hiện sự ổn định dần và cải tiến di truyền một số tính trạng cơ bản:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Tỷ lệ phân ly màu lông giảm dần từ đời ông bà đến đời cháu. Cụ thể ở giống thỏ xám giảm từ 66,3% xuống 10,2% đời chắt, còn ở giống thỏ đen từ 60,4% xuống 0% đời chắt. Riêng màu mắt đến đời cháu đã ổn định 100% mắt màu đen.

- Khả năng sản xuất của hai giống thỏ Việt Nam cũng tăng dần từ đời con đến đời chắt. Nhìn chung các tính trạng sinh sản, sinh trưởng của thỏ đen cao hơn thỏ xám.

* Nghiên cứu thích nghi, nhân thuần giống thỏ New Zealand White Hungari nhập nội từ năm 1978 đến 1999 và nhân thuần 3 dòng thỏ New - Zealand white, Panon, California nhập từ Hungari về Việt Nam năm 2000 để lai tươi máu đàn thỏ Hungari hiện có

Năm 1978, Việt Nam đã nhập 1.000 con thỏ giống California và New Zealand- white từ Hungary, chúng đã được nuôi nghiên cứu thích nghi và nhân thuần tại trại giống của Trung tâm nghiên cứu Dê và thỏ Sơn Tây đến năm 1999. Trong thời gian trên 20 năm qua Trung tâm đã cung cấp hàng chục triệu thỏ giống này ra sản xuất ở khắp các miền trong cả nước, góp phần hình thành nghề chăn nuôi thỏ có năng suất cao ở nước ta. Tuy nhiên, do thời gian lưu giữ, nhân thuần quá lâu (trên 20 năm, đàn thỏ đã qua 18 - 19 thế hệ), mặt khác số lượng con giống lại không nhiều, mặc dù việc đảm bảo quy trình nuôi giữ giống nghiêm ngặt, đàn thỏ cũng đã bị đồng huyết, thoái hoá, năng suất giảm dần. Để nâng cao năng suất, làm tươi máu đàn thỏ hiện có, năm 2000 Trung tâm đã nhập 3 giống thỏ thuần chủng gốc cụ kỵ là California, Panon và New Zealand white từ Hungary về Việt Nam với số lượng 250 con. Đến nay đàn thỏ đã thích ứng với điều kiện chăn nuôi ở nước ta; chúng cho năng suất cao hơn rất nhiều so với tất cả các giống đã có từ trước đến nay ở Việt Nam. Trung tâm cũng đã tiến hành nghiên cứu sử dụng giống thỏ này để lai tươi máu đàn thỏ hiện có. Kết quả cho thấy các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của giống thỏ được lai tươi máu đều cao hơn rõ rệt so với giống thỏ cũ đã nhập năm 1978. Đặc biệt là chỉ tiêu về khối lượng thỏ và sinh sản của thỏ. Kết quả được trình bày ở bảng 1.7.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Bảng 1.7. Kết quả nghiên cứu so sánh khả năng sản xuất của các giống thỏ ngoại nhập nội từ năm 1978, nhập nội năm 2000 và thỏ mới đƣợc lai tƣơi máu

Chỉ tiêu theo dõi Thỏ New Zealand nhập năm 1978 Thỏ New Zealand đƣợc lai tƣơi máu

Thỏ New Zealand nhập năm 2000

Tuổi phối giống lần đầu (ngày) 110 ± 11,50 120 ± 12,10 121 ± 9,62 KL phối giống lần đầu (kg) 2,4 ± 0,85 3,0 ± 0,79 3,26 ± 0,93

Số con SS/lứa 5,2 ± 0,4 6,0 ± 0,31 7,33 ± 0,55

KL. SS/con (gr) 45,0 ± 0,14 51,35 ± 0,25 63,5 ± 1,56

KL cai sữa (gr) 380 ± 0,20 490 ± 0,45 714,7 ± 2,89

Số con cai sữa/cái /năm (con) 4,15 ± 0,70 5,06 ± 0,61 5,97 ± 0,48

Tỷ lệ nuôi sống từ SS-CS (%) 83,0 85,7 87,6

Sản lượng sữa (gr/con) 22,4 ± 2,11 262 ± 1,35 317 ± 6,61 * Nghiên cứu tỷ lệ tinh/thô thích hợp trong khẩu phần ăn nuôi thỏ

Ngoài con giống tốt, thì thức ăn cũng đóng góp vai trò quan trọng đến hiệu quả chăn nuôi thỏ. Cho thỏ cái ăn ở mức nào là thích hợp nhằm tiết kiệm thức ăn, giảm chi phí chăn nuôi mà vẫn đảm bảo dinh dưỡng cho thỏ sinh trưởng, phát triển tốt, tránh các bệnh về sinh lý sinh sản. Để xác định khẩu phần ăn thích hợp Trung tâm đã kết hợp với Bộ môn Dinh dưỡng và Thức ăn Viện Chăn nuôi thực hiện nghiên cứu này. Kết quả trình bày ở bảng sau.

Bảng 1.8. Nghiên cứu tỷ lệ tinh/thô thích hợp trong khẩu phần ăn cho thỏ cái sinh sản

Tỷ lệ thô/tinh

(%) 40/60 50/50 60/40 70/30

Số con/lứa 5,4 5,6 6,4 5,4

Số lứa/năm 4,6 4,8 5,2 4,5

P sơ sinh (gr/con) 45 47 47 41

P cai sữa (gr/con) 420 409 450 410

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Kết quả nghiên cứu trên cho thấy đối với thỏ sinh sản tỷ lệ thô/tinh thích hợp với tỷ lệ 60/40 là tốt nhất.

* Nghiên cứu sử dụng tảng Uree-Block làm thức ăn cho thỏ

Bảng 1.9. Khả năng tăng trọng của thỏ đƣợc bổ sung tảng Ure-Block ở các mức khác nhau

Chỉ tiêu 0% Block 30% Block 40% Block 50% Block 60% Block

Khối lượng thỏ

Trước TN 445 ± 5,0 450 ± 7,9 440 ± 5,9 430 ± 7,3 440 ± 5,0 Sau TN 1435 ± 15 1325 ± 26 1382 ± 13 1190 ± 11 1170 ± 10

Tăng trọng

(gr/con/ngày) 22,2 19,4 20,9 17,0 16,2

Lượng thức ăn tiêu thụ (gr/ngày)

Bock - 22,2 32,0 35,0 40,0 Cám hỗn hợp 79,0 51,6 48,1 35,0 27,0 Cỏ voi 123 118 122 123 123 Tổng VCK 92 83 88 78 76 Tiêu tốn TĂ/ kg tăng trọng 4,1 4,3 4,2 4,6 4,7

* Nghiên cứu sử dụng một số loại củ quả làm thức ăn cho thỏ

Ở nước ta , sắn củ, khoai lang, chuối xanh và rỉ mật, cám gạo rất sẵn có, có thể sử dụng làm thức ăn thay thế nguồn hạt ngũ cốc trong chăn nuôi thỏ cùng với những lá giàu protein như lá dâu, chè khổng lồ (Trichanthera gigantea) và dây lang. Kết quả cho thấy ở các lô thí nghiệm, nhất là ở lô dùng dạng hỗn hợp các củ quả để thay thế lượng thức ăn tinh trong khẩu phần thì các chỉ tiêu theo dõi đều tương đương so với lô đối chứng (sử dụng thức ăn tinh). Điều đó chứng tỏ có thể sử dụng các loại củ quả trên để thay thế hoàn toàn thức ăn tinh trong khẩu phần (bảng 1.10).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Bảng 1.10. Khả năng sản xuất của thỏ ăn các khẩu phần đƣợc bổ sung các loại củ quả

Chỉ tiêu Lô ĐC Chuối quả Khoai lang Sắn củ Hỗn hợp

Số con/ổ

Sơ sinh 4,25±0,20 5,0±0,27 4,5±0,18 5,0±0,59 5,0±0,0

Cai sữa 4,0±0,0 4,2±0,16 3,8±0,16 4,0±0,38 4,7±0,16

Tỷ lệ nuôi sống (%) 94 84 84 80 94

Khối lượng (gr/con)

Sơ sinh 51,0±0,9 50,2±3,6 45,5±3,4 49,5±2,3 47,5±2,4

21 ngày 227±16,0 126±10,0 156±4,0 167±5,0 193±6,4

30 ngày 336±2,7 232±14,4 293 ±17,2 255±8,1 311±5,1

Tăng trọng/ngày 285 182 248 206 264

Sản lượng sữa/ngày 208±19,0 89,7±12,1 126± 5,3 139± 4,9 172± 0,9 Thay đổi khối lượng

thỏ mẹ -8,5± 30,0 -167±61,0 -150 ±72,2 -48,7±71,0 -128 ±26,0

1.5.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước

Devendra C.(1977a)[34] đã nghiên cứu sử dụng sắn như một nguồn thức ăn cho gia súc nhai lại. Theo Hutagalung R.I.(1977)[43] dùng methionine bổ sung vào khẩu phần thức ăn có bột sắn cho động vật đem lại hiệu quả cao. Müller Z. (1977)[52] cũng đã nghiên cứu ảnh hưởng của khẩu phần giàu năng lượng và protein đến sinh trưởng và sức đề kháng với bệnh tật của gia súc.

Một vài nguyên liệu thô được sử dụng trong thí nghiệm như là nguồn thức ăn duy nhất để quan sát khả năng sinh trưởng hoặc sự duy trì khối lượng sống của thỏ trưởng thành, điều này có nghĩa là những thành phần được nghiên cứu không có độc tố quan trọng và các thành phần dinh dưỡng được cân bằng một cách tương đối . Sự phân tích trực tiếp này của các công bố này biểu hiện sự sinh trưởng thực sự , nó là đánh giá gián t iếp của sự cân bằng dinh dưỡng của các nguyên liệu thô . Khi khả

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

năng sinh trưởng hoặc cân bằng đánh dấu âm tức là nguyên liệu thô không cân bằng về mặt dinh dưỡng và có thể chứa độc tố . Atabekyan và cs.,(1976)[26] đã nghiên cứ và cho thấy trong thức ăn protein hoàn chỉnh dùng chăn nuôi thỏ có chứa nấm Mycelium. Orozco và cs.(1988)[53] đã nghiên cứu sử dụng giun quế là nguồn protein trong khẩu phần nuôi thỏ.

Nghiên cứu của Fekete S .(1985)[39] cho thấy phân thỏ được sử dụng gần như là nguồn thức ăn duy nhất cho thỏ , nhưng không có cách nào để khuyến cáo trong phân chứa dinh dưỡng cho thỏ do sự rủi ro về mặt kiểm soát vệ sinh tương ứng . Aduku và cs., (1988)[25] đã đánh giá và so sánh các loại ngũ cốc khác nhau dùng chăn nuôi thỏ. Năm 1988, Beynen A.C.(1988)[31] đã nghiên cứu sự phát triển của thỏ được chăn bằng khẩu phần chứa một số hàm lượng của dầu ngô. Balogun và cs., (1991)[29]; Mesini A.(1994)[50] đã nghiên cứu sử dụng hạt hướng dương dùng chăn nuôi thỏ. Baki và cs. 1992)[28] đã nghiên cứu hàm lượng protein có trong lá sắn làm nguồn năng lượng cung cấp protein chăn nuôi thỏ. Awosanya và cs. (1996)[27]; Falcao và cs.(1996a)[38] đã nghiên cứu sử dụng lá cây keo dậu trong khẩu phần thức ăn chăn nuôi thỏ.

Mặc dù có rất nhiều khẩu phần ngũ cốc là nguồn năng lượng tiêu hóa chính , nhưng cũng có nhiều loại khác có thể cung cấp tinh bột như : củ sắn hoặc các loại cacbohydrat tiêu hóa cao khác như : rỉ mật, cùi cam quít và củ cải đường ). Có rất nhiều loại có thể thay thế ngũ cốc làm thức ăn cho thỏ . Cùng một loại cùi cam có thể có giá trị dương tính trong thí nghiệm này nhưng lại có kết quả âm trong thí nghiệm khác , có thể tùy vào từ ng mẻ cùi được sử dụng (Leto và cs., 1984 [49], Scapinello và cs.,1999 [57]).

Hầu hết các loại ngũ cốc và các phụ phẩm của chúng rõ ràng có thể sử dụng làm thức ăn cho thỏ đến 40-50 %. Sự giới hạn chủ yếu là do phải cân bằ ng với các thành phần khác trong khẩu phẩn , đặc biệt lượng tinh bột tối đa khi điều kiện chuồng nuôi không được tối ưu (Berchiche và cs., 2000)[30].

Song song với rơm thì việc sử dụng các loại vỏ hạt khác cũng cung cấp xơ với chất lượng khác nhau . Hầu hết các loại vỏ này đều có thể sử dụng trong khẩu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

phần cho thỏ và mức độ chấp nhận được cũng khoảng 15-20% như đối với rơm . Tuy nhiên khi lên khẩu phần cũng phải chú ý đến mức độ cấu trúc xơ rất khác nhau của các loại nguyên liệu và giải pháp tốt nhất là phối hợp với rất nhiều loại xơ trong khẩu phần của thỏ (Singh và cs.,1987 [58]; Singh và cs.,1990 [59]; Sauvant và cs.,2002 [56].

Việc xử lý các sản phẩm rau quả c ho con người sử dụng như nước ép cà chua, rượu vang hoặc các sản phẩm công nghiệp như sản xuất giấy , mùn cưa đều có thể sử dụng như nguồn cung cấp xơ cho thỏ , hầu hết có thể sử dụng ở mức 15-20%, và có thể đến 30%. Tuy nhiên, trong nhiều thí nghiệm thì vấn đề lại ở chỗ có thể có rủi ro do các độc tố có trong các phụ phẩm này (Lebas và cs ., 1998 [48]; Aboul và cs., 1999 [24]). Do vậy, để sử dụng có hiệu quả thì cần phải trách sự xâm nhập c ủa nấm mốc và khi sử dụng làm thức ăn cho thỏ nên tìm hiểu quá trình sản xuất và đánh giá rủi ro của sự xuất hiện độc tố.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Chƣơng 2

ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tƣợng nghiên cứu

- Thỏ Newzealand từ 30 - 90 ngày tuổi.

- Lá sắn trồng tại thị xã Tuyên Quang (lá sắn trắng - giống địa phương).

2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu

2.2.1. Địa điểm nghiên cứu

- Đề tài được tiến hành tại hộ chăn nuôi thỏ ở Thị xã Tuyên Quang - tỉnh Tuyên Quang.

- Phân tích mẫu tại: Viện khoa học sự sống Đại học Thái Nguyên.

2.2.2. Thời gian nghiên cứu

- Từ ngày 01 tháng 7 năm 2009 đến ngày 31 tháng 8 năm 2010.

2.3. Nội dung nghiên cứu

2.3.1. Tình hình chăn nuôi thỏ tại Thị xã Tuyên Quang.

- Số lượng và cơ cấu đàn thỏ. - Quy mô đàn thỏ nuôi tại nông hộ.

- Tình hình sử dụng thức ăn xanh trong chăn nuôi thỏ tại.

2.3.2. Ảnh hưởng của lá sắn ở 3 mức khác nhau tới tỷ lệ tiêu hóa các chất dinh dưỡng trong khẩu phần nuôi thỏ thí nghiệm dưỡng trong khẩu phần nuôi thỏ thí nghiệm

- Phân tích thành phần hóa học trong lá sắn làm thí nghiệm. - Phân tích thành phần hóa học của khẩu phần.

- Phân tích thành phần hóa học của phân thỏ thí nghiệm.

- Tỷ lệ tiêu hóa của khẩu phần về VCK, protein, lipid, DXKĐ, xơ

2.3.3. Nghiên cứu ảnh hưởng của lá sắn ở 3 mức khác nhau tới khả năng sinh trưởng và cho thịt của thỏ trưởng và cho thịt của thỏ

- Tỷ lệ nuôi sống ở các giai đoạn tuổi.

- Sinh trưởng của thỏ: sinh trưởng tích lũy, sinh trưởng tuyệt đối, sinh trưởng tương đối.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Tiêu tốn thức ăn của thỏ thí nghiệm.

- Hàm lượng các chất dinh dưỡng thu nhận được của thỏ thí nghiệm. - Đánh giá khả năng cho thịt của thỏ.

- Phân tích thành phần hóa học của thịt thỏ.

- Chi phí thức ăn khi sử dụng lá sắn trong chăn nuôi thỏ.

2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.4.1. Phương pháp điều tra

- Sử dụng phương pháp điều tra nhanh nông thôn để học hỏi từ nông dân những kiến thức về chăn nuôi thỏ. Theo dõi, quan sát trực tiếp trên đối tượng nghiên cứu thông qua việc ghi chép, thống kê các số liệu. Đồng thời các số liệu thống kê về tình hình chăn nuôi từ năm 2007-2009 của Phòng Kinh tế thị xã tại vùng điều tra cũng được sử dụng trong nghiên cứu.

2.4.2. Thí nghiệm 1: Thí nghiệm thử mức tiêu hóa của các chất dinh dưỡng trong khẩu phần được thay thế thức ăn xanh bằng lá sắn ở 3 mức 5-10-15% khẩu phần được thay thế thức ăn xanh bằng lá sắn ở 3 mức 5-10-15%

Bảng 2.1. Sơ đồ bố trí thí nghiệm thử mức tiêu hoá

Nội dung ĐVT LôTN

TN1.1 TN1.2 TN1.3

Giống thỏ Newzealand Newzealand Newzealand

Số lượng Con Thỏ 1 Thỏ 2 Thỏ 3 Thỏ 4 Thỏ 5 Thỏ 6 Thỏ 7 Thỏ 8 Thỏ 9 Tính biệt ♂ 3 3 3

Khối lượng đầu TN g 566 568 570

Một phần của tài liệu nghiên cứu sử dụng lá sắn trong khẩu phần chăn nuôi thỏ new zealand tại thị xã tuyên quang, tỉnh tuyên quang (Trang 38 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)