Tiêu tốn thức ăn cho 1kg tăng trọng (kg/kg TT)

Một phần của tài liệu nghiên cứu sử dụng lá sắn trong khẩu phần chăn nuôi thỏ new zealand tại thị xã tuyên quang, tỉnh tuyên quang (Trang 67 - 69)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

3.4.Tiêu tốn thức ăn cho 1kg tăng trọng (kg/kg TT)

Tiêu tốn thức ăn trên một đơn vị sản phẩm là chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật quan trọng trong chăn nuôi nói chung. Tiêu tốn thức ăn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như khí hậu, nhiệt độ môi trường, chất lượng thức ăn, sức khỏe của con vật nuôi... tùy thuộc vào từng giai đoạn phát triển của con vật. tiêu tốn thức ăn cho một đơn vị tăng khối lượng có ý nghĩa quyết định đối với sức sản thịt, như chúng ta đã biết, thức ăn chiếm 70-75% chi phí thức ăn về giá thành của một sản phẩm trong chăn nuôi thỏ thịt. Vì thế việc nghiên cứu làm giảm tiêu tốn thức ăn/1kg tăng trọng là một trong những mục tiêu của khoa học nghiên cứu chăn nuôi thỏ. Trong thí nghiệm của

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

chúng tôi, ngoài theo dõi về ảnh hưởng của tỉ lệ lá sắn khác nhau đến sinh trưởng phát triển của thỏ thịt thì việc theo dõi đánh giá về ảnh hưởng của tỉ lệ lá sắn

khác nhau đến tiêu tốn thức ăn /1kg tăng khối lượng là rất cần thiết . Nếu lượng thức ăn tiêu tốn cho 1 kg tăng khối lượng ít chứng tỏ chất lượng thức ăn tốt , khả năng chuyển hóa thức ăn của thỏ cao , đem lại lợi nhuận cho người chăn nuôi và ngược lại .

Kết quả theo dõi tiêu tốn thức ăn của thỏ thịt thí nghiệm được thể hiện ở bảng 3.12.

Bảng 3.12. Tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng trọng (kg/kg tăng trọng) Giai đoạn sinh trƣởng (ngày tuổi) Lô thí nghiệm SE TN1 (n=15) TN2 (n=15) TN3 (n=15) Cv (%) Cv (%) Cv (%)

Tiêu tốn thức ăn xanh, kg/kg tăng trọng

30 - 40 28,1b 4,61 24,1a 5,43 23,2a 5,65 0,20 40 - 50 31,4b 4,11 25,2a 5,21 27,5a 4,71 0,30 50 - 60 20,4 6,42 19,5 6,70 23,1 5,63 0,20 60 - 70 33,1b 3,91 22,2a 5,91 25,5a 5,11 0,30 70 - 80 25,0a 5,23 24,9a 5,25 28,0b 4,71 0,20 80 - 90 36,5b 3,64 33,4ab 3,96 29,8a 4,42 0,22 TB 29,3b 4,42 26,3ab 4,98 24,5a 5,31 0,30 Tiêu tốn thức ăn tinh, kg/kg tăng trọng

30 - 40 4,7 0,64 4,8 0,62 4,4 0,69 0,08 40 - 50 4,6b 0,65 3,8a 0,78 3,8a 0,79 0,08 50 - 60 3,3b 0,90 2,7a 1,11 3,0b 1,00 0,09 60 - 70 5,3b 0,57 3,2a 0,95 3,5a 0,85 0,08 70 - 80 3,7 0,82 3,7 0,81 3,7 0,81 0,08 80 - 90 5,2a 0,58 4,6ab 0,66 3,7a 0,81 0,09 TB 4,5c 0,67 3,9b 0,76 3,4a 0,89 0,09

a,b Sai khác thống kê giữa các khẩu phần thí nghiệm theo hàng ngang (P<0.05)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng trọng của thỏ thí nghiệm được chia ra theo tiêu tốn thức ăn xanh và tiêu tốn thức ăn tinh. Các kết quả này được trình bày ở bảng 3.12.

Tiêu tốn thức ăn xanh cho 1 kg tăng trọng trung bình của thỏ thí nghiệm trong 90 ngày là từ 24,5-29,3 kg. Trong đó tiêu tốn thức ăn xanh ở lô TN2 (26,3%) là không có sự sai khác với các lô thí nghiệm còn lại, lô TN1 cho kết quả là 29,3 kg cao hơn so với lô TN3 24,5 kg, sự sai khác thống kê này cũng cho kết quả tương tự như trong giai đoạn thỏ từ 80-90 ngày tuổi. Các giai đoạn tuổi 30-40 ngày, 40-50 ngày và 60-70 ngày cho kết quả phân tích thống kê cao hơn ở lô TN1 so với lô TN2 và TN3.

Tiêu tốn thức ăn tinh cho 1 kg tăng trọng của thỏ thí nghiệm ở các lô TN 1, TN2 và TN3, với kết quả lần lượt là 4,5, 3,9 và 3,4 kg/kg tăng trọng. Phân tích thống kê cho thấy tiêu tốn thức ăn tinh /kg tăng trọng cao nhất ở lô TN1, giảm dần ở TN2 và thấp nhất ở lô TN3.

Thức ăn xanh sử dụng trong khẩu phần ăn hàng ngày của thỏ là cỏ ghi nê và ngọn lá sắn với hàm lượ ng vật chất khô của hai loại thức ăn này là khoảng 17-20%. Nếu quy đổi ra tiêu tốn vật chất khô thức ăn xanh /kg tăng trọng của thỏ ở các lô thí nghiệm thì vào khoảng 4-5 kg. Kết quả này tương tự như kết quả nghiên cứu của Đinh văn Bình và cs . (2005)[4], tiêu tốn VCK thức ăn xanh /kg tăng trọng của thỏ Newzealand nuôi tại Trung tâm Nghiên cứu dê và thỏ Sơn Tây là từ 4-6 kg.

Một phần của tài liệu nghiên cứu sử dụng lá sắn trong khẩu phần chăn nuôi thỏ new zealand tại thị xã tuyên quang, tỉnh tuyên quang (Trang 67 - 69)