Phân tích nguồn tài trợ vốn giai đoạn 2010 2012

Một phần của tài liệu Khóa luận phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần tập đoàn hòa phát (Trang 44 - 51)

Đơn vị tính: đồng

Năm 2011 Năm 2012

Nguồn tạo vốn

Giảm tiền và tương đương tiền 0 0

Giảm đầu tư tài chính ngắn hạn 290.230.500.000 0

Giảm các khoản phải thu ngắn hạn 0 251.049.547.602

Giảm TSNH khác 0 0

Giảm các khoản phải thu dài hạn 0 29.000.000

Giảm bất động sản đầu tư 4.081.689.055 0

Giảm đầu tư tài chính dài hạn 436.223.570.115 246.350.838.839

Giảm TSDH khác 0 140.271.206.643 Tăng nợ ngắn hạn 510.084.212.128 715.443.408.720 Tăng nợ dài hạn 885.298.478.047 161.710.658.120 Tăng VCSH 1.015.708.620.665 671.330.553.786 Tổng 3.141.627.070.010 2.186.185.213.710 Sử dụng vốn

Tăng tiền và tương đương tiền 17.206.863.281 230.109.609.945

Tăng đầu tư tài chính ngắn hạn 0 219.951.513.600

Tăng phải thu ngắn hạn 64.689.967.174 0

Tăng hàng tồn kho 1.806.236.340.780 475.030.392.748

Tăng TSNH khác 21.633.876.773 61.116.041.407

Tăng phải thu dài hạn 0 0

Tăng TSCĐ 1.316.254.934.861 1.087.162.200.503

Tăng bất động sản đầu tư 0 55.411.270.352

Tăng đầu tư tài chính dài hạn 0 0

Tăng TSDH khác 125.538.570.277 0

Tổng 3.141.627.070.010 2.186.185.213.710

(Nguồn: Số liệu tính từ cácBáo cáo tài chính 2010 - 2012)

Cũng trong năm này, với việc sử dụng vốn, lượng hàng tồn kho của công ty tiếp tục tăng cao do công ty đầu tư mở rộng hoạt động sản xuất. Cùng với đó cơng ty vẫn tiếp tục thay đổi các tài sản ngắn hạn, tài sản cố định và tài sản dài hạn khác nhằm nâng cao chất lượng sản xuất kinh doanh. Ngoài ra để tăng khả năng tự chủ tài chính và tăng khả năng thanh tốn, cơng ty đã tăng lượng tiền mặt nên dù khoản này tăng không nhiều.

Năm 2012, công ty gia tăng vay nợ ngắn hạn và vốn chủ sở hữu, giảm thiểu tối đa vay nợ dài hạn. Bên cạnh đó, do có được chính sách chiết khấu thanh tốn hợp lý nên công ty đã giảm được đáng kể các khoản phải thu ngắn hạn và dài hạn. Cũng như năm 2011, công ty tiếp tục rút bớt các khoản đầu tư dài hạn do không kiếm được lợi nhuận từ hoạt động này. Về sử dụng vốn, vẫn tiếp tục cải tiến các loại dây chuyền máy móc, cơng ty gia tăng vốn cho TCSĐ. Lượng hàng tồn kho đã giảm đi đáng kể do áp dụng chính sách quản lý chặt chẽ hơn nhưng vẫn chiếm phần lớn số vốn doanh nghiệp sử dụng. Công ty tăng khả năng tự chủ tài chính bằng cách tăng lượng tiền mặt và tăng đầu tư tài chính ngắn hạn để sinh lời.

2.2.1.2. Phân tích Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh

Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ: Doanh thu của cơng ty có từ việc bán hàng, cung cấp dịch vụ, doanh thu từ bán đất và hợp đồng xây dựng. Trong năm 2011, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng 24,84% (tương ứng với số tiền 3.600.188.605.248 đồng) so với năm 2010. Mặc dù trong năm này doanh thu từ bán đất và hợp đồng xây dựng có giảm nhẹ so với năm 2010 nhưng công ty đã nâng cao được doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ bằng những chính sách chiết khấu thương mại phù hợp cho khách hàng. Trong năm 2012, doanh thu lại giảm 5,37% so với năm 2011 (tương ứng giảm 970.832.410.317 đồng). Mặc dù doanh thu từ cung cấp dịch vụ tăng và có thêm doanh thu từ bán căn hộ nhưng doanh thu cho thuê đất và hợp đồng xây dựng lại giảm một lượng đáng kể nên tổng doanh thu của năm 2012 vẫn bị giảm đi so với năm 2011.

Do trong năm 2011, cơng ty có một lượng lớn hàng bán bị trả lại (tăng 20.610.089.654 đồng so với năm 2010) nên các khoản giảm trừ doanh thu tăng lên 6,81%. Điều này chứng tỏ các nhà quản lý chưa thật sự sát sao trong khâu sản xuất dẫn tới hàng hóa bị trả lại nhiều, thời gian tới cơng ty nên có những biện pháp khắt khe hơn nữa để đảm bảo chất lượng hàng bán và giữ vững uy tín cho cơng ty. Chiết khấu thương mại sẽ giúp công ty thu hút được nhiều khách hàng hơn, tiêu thụ được nhiều hàng hóa hơn nhưng cũng làm giảm doanh thu của công ty một lượng đáng kể. Năm 2012, giảm trừ doanh thu của công ty tăng lên đến 22,49% (tương ứng tăng 54.212.258.274 đồng) so với năm 2011 và nguyên nhân chủ yếu là do chiết khấu thương mại.

Giá vốn hàng bán

Năm 2011 tăng mạnh so với năm 2010 (tăng 3.170.716.919.011 đồng, tương ứng tăng 26,85%) nhưng đến cuối năm 2012 lại giảm nhẹ (giảm 637.470.324.605 đồng, tương ứng giảm 4,26% so với năm 2011). Do trong năm 2011, cơng ty trích lập một khoản dự phịng giảm giá hàng tồn kho lớn kéo theo giá vốn hàng bán tăng mạnh.

Bảng 2.5. Kết quả kinh doanh giai đoạn 2010 - 2012 của cơng ty cổ phần tập đồn Hịa Phát

Đơn vị tính: đồng

chỉ tiêu 2010 2011 2012

Chênh lệch năm 2011/2010 Chênh lệch năm 2012/2011 Tuyệt đối Tương đối

(%) Tuyệt đối đối (%) Tương

Doanh thu bán hàng và cung cấp DV 14.492.717.731.336 18.092.906.336.584 17.122.073.926.267 3.600.188.605.248 24,84 (970.832.410.317) (5,37)

Các khoản giảm trừ doanh thu 225.633.914.975 241.009.775.009 295.222.033.283 15.375.860.034 6,81 54.212.258.274 22,49

Doanh thu thuần 14.267.083.816.361 17.851.896.561.575 16.826.851.892.984 3.584.812.745.214 25,13 (1.025.044.668.591) (5,74)

Giá vốn hàng bán 11.808.395.972.088 14.979.112.891.099 14.341.642.566.494 3.170.716.919.011 26,85 (637.470.324.605) (4,26)

Lợi nhuận gộp 2.458.687.844.273 2.872.783.670.476 2.485.209.326.490 414.095.826.203 16,84 (387.574.343.986) (13,49)

Doanh thu hoạt động tài chính 204.711.471.331 329.278.942.087 164.624.612.181 124.567.470.756 60,85 (164.654.329.906) (50,00) Chi phí tài chính 693.801.025.720 1.069.830.704.860 585.024.105.173 376.029.679.140 54,20 (484.806.599.687) (45,32) Trong đó: chi phí lãi vay 413.090.188.796 765.583.007.409 526.970.967.624 352.492.818.613 85,33 (238.612.039.785) (31,17)

Chi phí bán hàng 179.343.647.597 217.417.162.245 274.039.974.293 38.073.514.648 21,23 56.622.812.048 26,04

Chi phí quản lý doanh nghiệp 274.508.673.772 401.754.381.560 586.966.481.317 127.245.707.788 46,35 185.212.099.757 46,10

Lợi nhuận thuần từ HĐKD 1.515.745.968.515 1.513.060.363.898 1.203.803.377.888 (2.685.604.617) (0,18) (309.256.986.010) (20,44)

Thu nhập khác 256.775.799.502 114.290.095.355 210.272.300.024 (142.485.704.147) (55,49) 95.982.204.669 83,98

Chi phí khác 254.360.923.593 127.456.626.431 195.329.039.096 (126.904.297.162) (49,89) 67.872.412.665 53,25

Kết quả từ các hoạt động khác 2.414.875.909 (13.166.531.076) 14.943.260.928 (15.581.406.985) (645,23) 28.109.792.004 (213,49) Lỗ từ các công ty liên kết 45.990.249.642 (10.750.989.141) (541.298.162) (56.741.238.783) (123,38) 10.209.690.979 (94,97)

Lợi nhuận trước thuế TNDN 1.564.151.094.066 1.489.142.843.681 1.218.205.340.654 (75.008.250.385) (4,80) (270.937.503.027) (18,19)

Chi phí thuế TNDN hiện hành 208.252.593.941 209.141.964.481 168.282.075.477 889.370.540 0,43 (40.859.889.004) (19,54) Chi phí/(lợi ích) thuế TNDN hỗn lại (20.417.586.653) (16.849.624.478) 19.417.835.660 3.567.962.175 (17,47) 36.267.460.138 (215,24)

Lợi nhuận sau thuế TNDN 1.376.316.086.778 1.296.850.503.678 1.030.505.429.517 (79.465.583.100) (5,77) (266.345.074.161) (20,54)

Sang năm 2012, các khoản khác không thay đổi nhưng giá vốn của đất cho thuê và hợp đồng xây dựng lại giảm dẫn tới giá vốn hàng bán giảm. Nhưng giá trị giá vốn hàng bán năm 2012 vẫn rất cao, đạt 14.341.642.566.494 đồng, điều này cho thấy chính sách quản lý giá vốn hàng bán của cơng ty cịn nhiều bất cập. Nếu trong những năm tới tỷ lệ này tăng cao sẽ gây ra những tác động tiêu cực đến kết quả kinh doanh của cơng ty. Vì vậy, cơng ty cần xem xét và đưa ra những cách quản lý tốt hơn nữa về giá vốn hàng bán.

Dù giá vốn hàng bán năm 2011 tăng cao so với năm 2010 nhưng do doanh thu thuần trong năm này cũng tăng một lượng đáng kể (tăng 3.548.812.745.214 đồng, tương ứng tăng 25,13% so với năm 2010) nên lợi nhuận gộp vẫn tăng 16,84% (bằng số tiền 414.095.826.203 đồng) so với năm 2010. Mặc dù giá vốn hàng bán năm 2012 giảm đi 637.470.324.605 đồng nhưng cũng trong năm này doanh thu thuần lại giảm tới 1.025.044.668.591 đồng so với năm 2011 nên việc lợi nhuận gộp giảm 3,49% (tương ứng số tiền 387.574.343.986 đồng) là điều dễ hiểu. Điều này thêm một lần nữa khẳng định hiệu quả quản lý chi phí giá vốn hàng bán chưa được tốt của công ty trong giai đoạn này.

Doanh thu hoạt động tài chính giai đoạn 2010 - 2012 biến đổi khá mạnh. Doanh thu hoạt động tài chính trong năm 2011 tăng tới 124.567.470.756 đồng, tương ứng tăng tới 60,85% so với năm 2010. Khoản mục này tăng cao chủ yếu do công ty nhận được lãi từ việc thanh lý một công ty con và lãi từ chênh lệch tỷ giá. Năm 2012, doanh thu hoạt động tài chính lại giảm đến 50% (tương ứng số tiền 164.654.329.906 đồng) so với năm 2011. Nguyên nhân là do công ty đã rút hết các khoản đầu tư và tiền gửi để hạn chế rủi ro và phục vụ cho việc mở rộng sản xuất nên lãi từ việc gửi tiền và đầu tư trái phiếu giảm mạnh dẫn tới doanh thu hoạt động tài chính giảm nhanh.

Chi phí tài chínhcủa cơng ty là những khoản chi phí lãi vay, chi phí chiết khấu

cho khách hàng, lỗ chênh lệch tỷ giá. Do năm 2011 công ty tăng cả vay ngắn hạn và dài hạn dẫn tới chi phí lãi vay tăng 85,33% tương ứng số tiền 352.492.818.613 đồng so với năm 2010. Đồng thời cũng trong năm này, để thu hút khách hàng cơng ty đã có những chính sách tăng chiết khấu thanh tốn dẫn tới chi phí cho việc này tăng so với năm 2010, cùng với đó là lỗ từ thanh lý đầu tư dài hạn vào một công ty liên kết. Tất cả các khoản lỗ trên đã dẫn tới việc chi phí tài chính của cơng ty tăng tới 54,2% so với năm 2010. Sang đến năm 2012, chi phí lãi vay giảm 238.612.039.785 đồng (tương ứng 31,17%) so với năm 2011, đồng thời do rút kinh nghiệm từ việc thua lỗ khi đầu tư dài hạn vào các công ty liên kết nên công ty đã rút hết vồn đầu tư dài hạn vào các cơng ty này. Vì vậy, chi phí tài chính năm 2012 giảm 484.806.599.687 đồng tương ứng giảm 45,32% so với năm 2011.

Chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp của công ty tăng đều qua các năm. Chi phí bán hàng tăng 21,23% trong năm 2011 và 26,04% trong năm 2012. Chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 46,35% trong năm 2011 và 46,1% trong năm 2012.

Lợi nhuận thuần: Mặc dù năm 2011, doanh thu tài chính tăng cao nhưng đồng thời với đó các khoản chi phí cũng tăng lên nên lợi nhuận thuần giảm nhẹ (giảm 2.685.604.617 đồng tương ứng 0,18%) so với năm 2010. Sang đến năm 2012, doanh thu hoạt động tài chính giảm, chi phí tài chính cũng giảm đáng kể nhưng chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp vẫn tăng đều nên lợi nhuận thuần bị sụt giảm 20,44% so với năm 2011.

Thu nhập khác: Năm 2010, cơng ty có các hoạt động thanh lý chi phí xây dựng

cơ bản dở dang và bán tài sản trên đất chuyển nhượng nên có một khoản thu đáng kể nhưng sang đến năm 2011 các hoạt động đó đều khơng cịn nên thu nhập khác trong năm giảm đến 55,49%. Nhưng khoản này lại tăng đến 83,98% tương ứng số tiền 95.982.204.669 đồng trong năm 2012. Có được kết quả này là do thu được từ việc thanh lý tài sản cố định và công ty đã thu hồi được các khoản nợ khó địi đã xóa sổ.

Chi phí khác: năm 2010 giá trị cịn lại của tài sản cố định đã thanh lý được coi là

một khoản chi phí chiếm 176.235.254.021 đồng nhưng sang đến năm 2011 chỉ còn 17.211.164.468 đồng, giảm đi đáng kể. Đó là ngun nhân chính dẫn tới chi phí khác năm 2011 giảm 49,89% so với năm 2010. Sang năm 2012, chi phí lại tăng tới 53,25% so với năm 2011, nguyên nhân là do giá vốn của điện, nước và các dịch vụ công ty cung cấp tăng lên trong năm.

Lợi nhuận kế toán trước thuế: năm 2011 lợi nhuận trước thuế giảm nhẹ, giảm 75.008.250.385 đồng tương ứng giảm 4,8% so với năm 2010. Vì mặc dù chi phí khác giảm nhưng thu nhâp khác cũng giảm, ngồi ra cịn lỗ từ các công ty liên kết dẫn tới lợi nhuận trước thuế giảm. Năm 2012, khoản này còn giảm mạnh hơn, ở mức 18,19%. Nguyên nhân do lợi nhuận thuần giảm mạnh kéo theo lợi nhuận trước thuế cũng giảm mạnh.

Vì chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp được tính bằng 25% thu nhập tính thuế qua các năm nên sau khi trừ đi thuế ta có lợi nhuận sau thuế cũng giảm theo lợi nhuận trước thuế. Năm 2011 lợi nhuận sau thuế giảm 79.465.583.100 đồng tương ứng 5,77% và năm 2012 giảm 266.345.074.161 đồng tương ứng 20,54% so với năm 2011. Trong thời gian tới, công ty nên có những chính sách hợp lý hơn về giá vốn hàng bán để giảm tối đa chi phí và có những khoản đầu tư thông minh hơn để nâng cao doanh thu hoạt động tài chính, tránh tình trạng sụt giảm lợi nhuận như trong giai đoạn 2010 -2012 này.

2.2.1.3. Phân tích Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

Lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh

Cơng ty cổ phần tập đồn Hịa Phát lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo phương pháp gián tiếp nên có thể thấy thành phần chính ảnh hưởng đến sự biến động của lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh năm 2010 là các khoản phải thu và tài sản ngắn hạn khác, hàng tồn kho cùng với tiền lãi vay đã trả. Năm 2010, 3 khoản này tăng cao (biến động các khoản phải thu và tài sản ngắn hạn là 270.860.849.472 đồng; biến động hàng tồn kho là 676.327.671.681 đồng; tiền lãi vay phải trả là 393.268.078.518 đồng) trong khi tiền thu khác từ hoạt động kinh doanh lại chỉ đạt mức 135.447.050.025 đồng. Nhưng do lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh trước thay đổi vốn lưu động cao nên lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh vẫn mang dấu dương.

Năm 2011, biến động hàng tồn kho lên tới 1.874.369.887.775 đồng; lãi vay phải trả là 732.210.383.763 đồng (cao hơn năm 2010 là 86,19%) và tiền thu khác giảm mạnh (giảm 98,61% so với năm 2010) nhưng lưu chuyển tiền thuần vẫn mang dấu dương do lợi nhuận cao hơn các khoản chi phí. Năm 2012, biến động hàng tồn kho đã giảm 76,27% so với năm 2011, trong khi các khoản phải trả khác lại mang dấu dương và đạt 1.256.558.631.126 đồng. Bên cạnh đó tiền thu khác cũng tăng 60,88% so với năm trước nên lưu chuyển tiền mang dấu dương.

Như vậy, giai đoạn 2010 - 2012, mặc dù các khoản chi có nhiều sự biến động nhưng do lợi nhuận các năm luôn đạt mức cao nên lưu chuyển tiền thuần luôn mang dấu dương.

Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư

Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư của cơng ty cổ phần tập đồn Hịa Phát chủ yếu đến từ tiền thu, chi mua tài sản cố định và tài sản dài hạn khác; tiền thu, chi từ đầu tư góp vốn vào các đơn vị khác. Năm 2010, số tiền công ty bỏ ra để mua tài sản cố định và tài sản dài hạn khác là 979.887.380.364 đồng, lớn hơn số tiền thu về từ việc thanh lý các loại tài sản này (chỉ đạt 177.668.358.381 đồng). Cũng trong năm này, tiền chi đầu tư góp vốn vào các đơn vị khác là 639.735.062.583 đồng nhưng số tiền thu hồi lại rất ít (thu hồi 9.476.820.411 đồng) nên lưu chuyển tiền từ đầu tư mang dấu âm.

Năm 2011, tiền chi mua tài sản cố định và tài sản dài hạn khác tăng 75,91% nhưng tiền thu hồi từ việc thanh lý lại thấp hơn năm 2010 đến 91,85%, chỉ đạt 14.471.773.287 đồng. Trong khi đó, thấy được bài học khi đầu tư vào các đơn vị khác từ năm 2010 nên công ty chỉ chi 2.356.908.790 đồng cho hoạt động đầu tư góp vốn và

các cơng ty liên kết và công ty khác. Dù vậy do cố gắng đầu tư mở rộng hoạt động sản

Một phần của tài liệu Khóa luận phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần tập đoàn hòa phát (Trang 44 - 51)