Phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ giai đoạn 2010 2012

Một phần của tài liệu Khóa luận phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần tập đoàn hòa phát (Trang 51)

Đơn vị tính: đồng

Chỉ tiêu 2010 2011 2012

Năm 2011/2010 Năm 2012/2011 Tuyệt đối Tương đối Tuyệt đối Tương đối

Lợi nhuận trước thuế 1.564.151.094.066 1.489.142.843.681 1.218.205.340.654 (75.008.250.385) (4,80) (270.937.503.027) (18,19)

Lợi nhuận từ HĐKD trước thay đổi VLĐ 2.305.558.130.255 2.906.294.120.101 2.430.601.819.287 600.735.989.846 26,06 (475.692.300.814) (16,37)

Lưu chuyển tiền thuần từ các HĐKD 398.210.666.267 304.193.008.344 2.269.377.650.727 (94.017.657.923) (23,61) 1.965.184.642.383 646,03

Lưu chuyển tiền thuần từ các hoạt động đầu tư (936.998.386.286) (936.998.386.286) (1.659.668.272.235) 0 0,00 (722.669.885.949) 77,13

Lưu chuyển tiền thuần từ các hoạt động tài chính 585.729.150.685 648.773.860.356 (379.588.770.416) 63.044.709.671 10,76 (1.028.362.630.772) (158,51)

Lưu chuyển tiền thuần trong năm (437.315.178.744) 15.968.482.414 230.120.608.076 453.283.661.158 (103,65) 214.152.125.662 1341,09

Tiền và các khoản tương đương tiền đầu năm 1.480.490.925.374 1.047.177.227.261 1.064.384.090.542 (433.313.698.113) (29,27) 17.206.863.281 1,64

Ảnh hưởng của thay đổi tỷ giá hối đoái đối với

tiền và các khoản tương đương tiền 4.001.480.631 1.238.380.867 (10.998.131) (2.763.099.764) (69,05) (1.249.378.998) (100,89)

Tiền và các khoản tương đương tiền cuối năm 1.047.177.227.261 1.064.384.090.542 1.294.493.700.487 17.206.863.281 1,64 230.109.609.945 21,62

với số tiền đầu tư tài sản cố định quá lớn nên lưu chuyển tiền của công ty vẫn mang dấu âm.

Năm 2012, vẫn tiếp tục hoạt động mua sắm tài sản cố định và các loại tài sản dài hạn mới khác nên số tiền công ty chi ra lên đến 1.828.105.150.975 đồng. Với hoạt động đầu tư vào công ty khác, khả quan hơn năm 2011, công ty đã thu hồi được 356.306.160.000 đồng cho thấy cơng ty đã có những chính sách thơng minh hơn trong việc chọn đơn vị đầu tư để mang lại lợi nhuận cao. Trong năm này, lưu chuyển tiền của công ty vẫn mang dấu âm.

Giai đoạn 2010 - 2012, lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư đều mang dấu âm, cơng ty tạo được ít tiền hơn số tiền sử dụng cho các hoạt động đầu tư.

Lưu chuyển thuần từ hoạt động tài chính

Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính là từ các hoạt động phát hành cổ phiếu cho cổ đông thiểu số, bán ra cổ phiếu quỹ, cho vay ngắn và dài hạn, trả nợ gốc và cổ tức. Năm 2010, tiền chi trả cổ tức của công ty lên đến 637.985.549.983 đồng, tiền vay ngắn hạn và dài hạn nhận được lại là số âm. Nhưng do số tiền mua lại cổ phiếu đã phát hành lên đến 10.862.814.502.121 đồng nên lưu chuyển tiền thuần năm 2010 đạt 585.729.150.685 đồng, mang dấu dương.

Năm 2011, số tiền thu về phát hành cổ phiếu cho cổ đông thiểu số đạt 88.085.000.000 đồng, tăng 941,62% so với năm trước. Bên cạnh đó, số tiền vay ngắn hạn và dài hạn cơng ty nhận được là 17.042.399.604.265 đồng. Vì vậy, lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính đã tăng lên 10,76% mặc dù tiền trả nợ gốc vay trong năm này lên đến 16.327.876.309.624 đồng.

Năm 2012, hoạt động phát hành cổ phiếu cho cổ đông thiểu số tạm dừng thay vào đó là bán ra cổ phiếu quỹ, cơng ty chỉ thu được 100.459.025.089 đồng. Nhưng tiền chi trả nợ gốc vay lại lên tới 18.188.281.993.321 đồng, tăng 11,39% so với năm trước nên lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính năm này mang dấu âm.

Từ lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh, hoạt động đầu tư và tài chính ta có lưu chuyển tiền thuần trong kỳ. Mặc dù lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh và đầu tư tài chính đều mang dấu dương nhưng lưu chuyển tiền từ hoạt động dầu tư lại mang dấu âm nên lưu chuyển tiền thuần trong năm mang dấu âm. Tương tự với năm 2011, nhưng tổng số tiền lưu chuyển từ hai hoạt động kinh doanh và đầu tư khả quan hơn nên lưu chuyển thuần trong năm mang dấu dương. Sang đến năm 2012, lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư và tài chính đều mang dấu âm nhưng lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh lại đạt đến 2.269.377.650.727 đồng nên lưu chuyển tiền thuần trong năm mang dấu dương, đạt 230.120.608.076 đồng.

Do lưu chuyển tiền thuần trong năm mang dấu âm nên tiền và các khoản tương đương tiền cuối kỳ giảm trong năm 2010. Năm 2011 và 2012, lưu chuyển tiền thuần trong năm mang dấu dương nên tiền và các khoản tương đương tiền cuối năm tăng, cơng ty đã có thêm tiền mặt dự trữ để đẩy mạnh hoạt động sản xuất.

2.2.2. Phân tích tài chính thơng qua các chỉ tiêu tài chính

2.2.2.1. Nhóm chỉ tiêu phản ánh tình hình và khả năng thanh tốn của cơng ty Bảng 2.7. Nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh tốn giai đoạn 2010 - 2012

Đơn vị tính: lần

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn

hạn 1,28 1,43 1,39

Hệ số khả năng thanh toán nhanh 0,54 0,47 0,46

Hệ số khả năng thanh toán tức thời 0,17 0,16 0,18

Hệ số khả năng thanh toán lãi vay 4,79 2,95 3,31

(Nguồn: Số liệu tính từ các Báo cáo tài chính 2010 - 2012)

Khả năng thanh tốn của cơng ty tốt hay xấu đều ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả hoạt động của cơng ty. Vì vậy, để đánh giá tình hình tài chính của cơng ty khơng thể khơng đánh giá tình hình và khả năng thanh tốn của cơng ty. Và khả năng thanh toán thể hiện qua các chỉ tiêu: khả năng thanh toán nợ ngắn hạn, khả năng thanh toán nhanh, khả năng thanh toán tức thời và khả năng thanh toán lãi vay.

Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn cho ta biết cứ mỗi đồng nợ ngắn hạn mà cơng ty đang giữ thì có bao nhiêu đồng TSNH có thể sử dụng để thanh tốn. Như năm 2010, với 1 đồng nợ ngắn hạn sẽ có 1,28 đồng tài sản ngắn hạn đảm bảo. Tương tự, năm 2011 số tài sản ngắn hạn đảm bảo cho nợ ngắn hạn tăng lên thành 1,43 đồng do tài sản ngắn hạn năm 2011 tăng 20,59% trong khi nợ ngắn hạn chỉ tăng 8,31% so với năm trước. Nhưng đến năm 2012, hệ số này lại giảm xuống 1,39 đồng do nợ ngắn hạn tăng lên 10,76% so với năm 2011. Dù có sự biến động nhưng trong cả 3 năm hệ số này của công ty đều lớn hơn 1 đã chứng tỏ cơng ty đạt mức an tồn trong thanh toán nợ ngắn hạn.

Hệ số khả năng thanh toán nhanh đo lường mức thanh khoản của công ty rõ ràng hơn chỉ tiêu khả năng thanh tốn ngắn hạn vì hàng tồn kho được loại trừ (hàng tồn kho có tính thanh khoản thấp). Hệ số này phản ánh khả năng thanh toán nhanh các khoản nợ ngắn hạn của công ty bằng các khoản tiền, các khoản tương đương tiền, các khoản phải thu và các tài sản lưu động khác. Trong 3 năm, hệ số này luôn thấp hơn 1 và chỉ

khoảng 0,5 lần (năm 2010 là 0,54 lần; năm 2011 giảm xuống còn 0,47 lần và năm 2012 chỉ còn 0,46) cho thấy khả năng thanh tốn nợ ngắn hạn của cơng ty cịn yếu. Nguyên nhân chủ yếu ở đây là do hàng tồn kho luôn chiếm giá trị lớn trong tài sản ngắn hạn của công ty. Năm 2010, hàng tồn kho chiếm 30,47% tổng tài sản; năm 2011 tăng 39,78% so với năm 2011 và năm 2012 tăng 7,48% so với năm 2011). Vì vây, trong giai đoạn tới, cơng ty cần điều chỉnh lại chính sách quản lý hàng tồn kho để tránh trường hợp bị gây sức ép từ phía các chủ nợ và đảm bảo khả năng tự chủ về tài chính.

Hệ số khả năng thanh tốn tức thời là hệ số có liên quan trực tiếp tới vốn bằng tiền

của công ty, nó phản ánh khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn trong một khoảng thời gian rất ngắn. Qua bảng số liệu ta thấy hệ số này của công ty rất thấp (năm 2010 là 0,17 lần, năm 2011 là 0,16 lần và năm 2012 là 0,18 lần). Điều này cho thấy công ty luôn tận dụng cơ hội để đầu tư sinh lời bằng vốn tiền mặt, không để tiền nhàn rỗi. Tuy nhiên nếu không đảm bảo được khả năng tài chính cơng ty khơng thể đáp ứng được nhu cầu thanh toán khi phát sinh và sẽ gặp áp lực về rủi ro thanh toán.

Hệ số khả năng thanh toán lãi vay cho ta biết mức độ lợi nhuận trước thuế và và lãi

vay để đảm bảo khả năng trả lãi hàng năm. Năm 2010, hệ số này ở mức khá tốt là 4,79 lần, nhưng đến năm 2011 hệ số này giảm xuống cịn 2,95 lần. Ngun nhân do chi phí lãi vay tăng cao (vì cơng ty tăng các khoản vay để mở rộng các hoạt động kinh doanh), tăng 85,33% so với năm 2010 trong khi lợi nhuận lại giảm (giảm 4,8%). Sang đến năm 2012, hệ số này lại tăng lên thành 3,31 lần. Do các khoản vay đã được hạn chế nên chi phí lãi vay cũng giảm theo, giảm 31,17% so với năm trước. Vì vậy dù lợi nhuận trước thuế giảm 18,19% và vẫn thấp hơn khoản giảm của chi phí trả lãi nên hệ số khả năng thanh toán lãi vay đã tăng lên.

2.2.2.2. Nhóm chỉ tiêu phản ánh cơ cấu tài sản và cơ cấu nguồn vốn của công ty Bảng 2.8. Nhóm chỉ tiêu phản ánh cơ cấu TS và NV của cơng ty

Đơn vị tính: lần

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Hệ số cơ cấu nguồn vốn Hệ số nợ 0,55 0,55 0,55 Hệ số VCSH 0,45 0,45 0,45 Hệ số cơ cấu tài sản Tỷ suất đầu tư vào TSNH 0,53 0,54 0,54 Tỷ suất đầu tư vào TSDH 0,47 0,46 0,46

(Nguồn: Số liệu tính từ các Báo cáo tài chính 2010 - 2012)

Hệ số cơ cấu nguồn vốn bao gồm hệ số nợ và hệ số vốn chủ sở hữu. Hệ số nợcho ta biết với 1 đồng tài sản có bao nhiều đồng là cơng ty đi vay. Hệ số vốn chủ sở hữu cho ta biết với 1 đồng tài sản có bao nhiêu đồng là nguồn tự tài trợ của công ty. Qua bảng trên ta thấy, cơ cấu hệ số nợ và hệ số vốn chủ sở hữu của công ty giai đoạn 2010 - 2012 là như nhau: hệ số nợ luôn là 0,55 lần và hệ số vốn chủ sở hữu luôn là 0,45 lần cơ cấu nguồn vốn. Từ đó ta có thể kết luận tài sản cơng ty hiện có được hình thành từ nợ vay nhiều hơn là nguồn vốn tự có, chứng tỏ khả năng tự chủ tài chính của cơng ty là khơng cao, phụ thuộc và chịu áp lực nhiều từ việc đi vay. Nếu vẫn duy trì cơ cấu này, cơng ty sẽ gặp các vấn đề rủi ro về khả năng thanh toán.

Hệ số cơ cấu tài sản bao gồm tỷ suất đầu tư vào tài sản ngắn hạn và tỷ suất đầu tư vào tài sản dài hạn. Năm 2010, tỷ suất đầu tư vào tài sản ngắn hạn là 0,53 lần và tài sản dài hạn là 0,47 lần. Sang 2 năm tiếp theo, với 1 đồng nguồn vốn công ty đầu tư 0,54 đồng vào tài sản ngắn hạn và 0,46 đồng vào tài sản dài hạn. Điều này là dễ hiểu vì cơng ty cổ phần tập đồn Hịa Phát có nhiều cơng ty con và cơng ty liên kết chuyên tập trung sản xuất các sản phẩm công nghiệp nên tài sản cố định và tài sản dài hạn cũng lớn. Bên cạnh đó, các cơng ty con chuyên cung cấp sản phẩm dịch vụ lại sử dụng nhiều tài sản ngắn hạn hơn là tài sản dài hạn.

Bảng 2.9. Nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời của cơng ty

Đơn vị tính: %

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Tỷ suất sinh lời trên DT (ROS) (%) 9,65 7,26 6,12

Tỷ suất sinh lời trên tổng TS (ROA)

(lần) 0,09 0,07 0,05

Tỷ suất sinh lời trên VCSH (ROE) 21,51 17,49 12,75

Tỷ suất sinh lời trên chi phí hoạt động 10,42 7,72 6,45

(Nguồn: số liệu tính từ báo cáo tài chính)

Tỷ suất sinh lời trên doanh thu thuần (ROS) là một hệ số quan trọng với các nhà quản lý vì nó cho biết khả năng kiểm sốt các chi phí hoạt động cũng như phản ánh tính hiệu quả của q trình hoạt động kinh doanh, nó cho biết lợi nhuận do doanh thu tiêu thụ sản phẩm đem lại. Năm 2010, ta có tỷ suất sinh lời trên doanh thu thuần là cao nhất trong 3 năm là 9,65%. Nghĩa là từ 100 đồng doanh thu thuần doanh nghiệp tạo ra được 9,65 đồng lợi nhuận sau thuế. Nhưng tỷ suất này lại liên tục giảm trong 2 năm tiếp theo. Năm 2011, tỷ suất này giảm còn 7,26% do lợi nhuận sau thuế giảm 79.465.583.100 đồng tương đương giảm 5,77% và đến năm 2012 chỉ còn 6,12% (do lợi nhuận sau thuế giảm mạnh, giảm 20,54% ). Dù sao, tỷ số này mang dấu dương cũng đã thể hiện việc doanh nghiệp kinh doanh có lãi.

Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA) giai đoạn 2010 - 2012 giảm qua các năm. Năm 2010, tỷ suất này đạt 0,09 lần, tức là cứ 1 đồng tài sản được đầu tư thì cơng ty thu về 0,09 đồng lợi nhuận ròng. Năm 2011, tỷ suất này giảm chỉ còn 0,07 lần. Nguyên nhân là do trong năm, lợi nhuận sau thuế giảm 5,77% trong khi tổng tài sản tăng 17,59% so với năm trước. Sang đến năm 2012, tỷ suất này giảm chỉ còn 0,05 đồng. Do năm này, lợi nhuận sau thuế tiếp tục giảm (giảm 20,54%) và tổng tài sản tiếp tục tăng (tăng 8,51%) so với năm 2011. Tỷ suất này giảm chứng tỏ việc quản lý và sử dụng tài sản của cơng ty khơng có hiệu quả, cơng ty cần thay đổi chính sách và quản lý chặt chẽ hơn nữa việc thực hiện các chính sách này.

Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) phản ánh hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Năm 2010, tỷ suất này đạt 21,51% hay cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu thì cơng ty tạo ra 21,51 đồng lợi nhuận sau thuế. Đây là tỷ suất lớn nhất trong

giai đoạn 2010 - 2012, trong 2 năm tiếp theo tỷ suất này giảm nhanh. Cụ thể, năm 2011 giảm 4,02% chỉ còn 17,49%. Nguyên nhân do vốn chủ sở hữu tăng 15,88% trong khi lợi nhuận sau thuế lại giảm 5,77% so với năm trước. Năm 2012, cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu thì cơng ty thu về 12,75 đồng lợi nhuận sau thuế, giảm 4,74 đồng so với năm 2011. Tỷ số ROE chưa ổn định qua các năm cho thấy công ty còn chưa cân đối được vốn đầu tư của chủ sở hữu và vốn đi vay để khai thác lợi thế cạnh tranh của mình trong quá trình huy động vốn phục vụ cho mục đích lớn nhất là mở rộng sản xuất kinh doanh.

Tuy nhiên để thấy được các tỷ suất sinh lời của doanh nghiệp có thực sự phản ánh việc quản lý tốt tài sản cũng như hiệu quả hoạt động kinh doanh và những tác động khiến các hệ số tăng trưởng ta có phương pháp phân tích tài chính Dupont.

Bảng 2.10. Phân tích ROA và ROE theo phương pháp Dupont

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

ROS (%) 9,65 7,26 6,12

Hiệu suất sử dụng tổng tài sản (lần) 0,96 1,02 0,88

Tỷ lệ tài sản trên VCSH (lần) 2,33 2,36 2,35

ROA (%) 0,09 0,07 0,05

ROE (%) 21,51 17,49 12,75

(Nguồn: Số liệu tính từ báo cáo thực tập)

ROA chịu ảnh hưởng trực tiếp từ ROS và hiệu suất sử dụng tổng tài sản. Qua bảng 2.10 ta thấy, giai đoạn 2010 - 2012, ROA liên tục giảm do sự sụt giảm của ROS mặc dù hiệu suất sử dụng tổng tài sản có sự biến động tăng giảm qua các năm. Trong đó ROS giảm liên tục do lợi nhuận sau thuế của công ty giảm dần qua 3 năm; hiệu suất sử dụng tổng tài sản năm 2011 có tăng lên 0,06%, đạt 1,02% so với năm 2010 nhưng đến năm 2012 lại giảm đi 0,14% chỉ còn 0,88% so với năm trước. Nguyên nhân của sự sụt giảm này là do doanh thu thuần năm 2012 giảm 5,74% so với năm 2011 dẫn tới hiệu suất sử dụng tổng tài sản giảm.

ROE chịu ảnh hưởng của ROA và tỷ lệ tài sản trên VCSH. Do vậy việc ROA giảm dần qua các năm trong khi tỷ lệ tài sản trên VCSH khơng có nhiều biến động trong giai đoạn 2010 - 2012 dẫn tới ROE cũng giảm dần qua các năm. Tỷ lệ tài sản trên VCSH của công ty năm 2010 là 2,33 lần, năm 2011 tăng thêm 0,03 lần thành 2,36 lần và đến năm 2012 giảm 0,01 lần chỉ còn 2,35 lần cho thấy sự biến động khơng đáng kể của hệ số này. Để có thể gia tăng ROE, doanh nghiệp cần có những biện pháp gia tăng ROA và có những chính sách quản lý tốt hàng tồn kho để giảm bớt chi phí vào khoản này nhằm gia tăng tổng tài sản.

2.2.2.4. Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu suất kinh doanh của doanh nghiệp

Bảng 2.11. Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu suất kinh doanh của doanh nghiệp

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Hiệu suất sử dụng tổng tài sản (lần) 0,96 1,02 0,88

Hiệu suất sử dụng TSNH (lần) 1,81 1,88 1,65

Hiệu suất sử dụng TSDH (lần) 2,03 2,22 1,91

Chu kỳ kinh doanh (ngày) 172,18 175,30 190,78

Một phần của tài liệu Khóa luận phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần tập đoàn hòa phát (Trang 51)