Cơ cấu tài sản giai đoạn 2010 2012

Một phần của tài liệu Khóa luận phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần tập đoàn hòa phát (Trang 32 - 38)

Đơn vị tính: tỷ đồng

(Nguồn: Số liệu tính từ các Báo cáo tài chính 2010 - 2012)

Trong giai đoạn 2010 - 2012 cho thấy rõ cơng ty có tổng tài sản lớn và tăng qua các năm. Năm 2011 tổng tài sản tăng 17,59% so với năm 2010 (từ 14.904 tỷ đồng

đồng lên 17.525 tỷ đồng, tăng 2.621 tỷ đồng). Năm 2012, tổng tài sản là 19.016 tỷ đồng, tăng 1.491 tỷ đồng, tương ứng mức tăng 8,51% so với năm 2011.

Bảng 2.1. Sự biến động tài sản giai đoạn 2010 - 2012 tại Cơng ty Cổ phần Tập Đồn Hịa Phát

Đơn vị tính: đồng

Chỉ tiêu

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Tăng so với 2010 Số tiền Tỷ trọng (%) Tăng so với 2011 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Tài sản ngắn hạn 7.866.093.787.662 52,78 9.485.630.335.670 54,13 1.619.536.548.008 20,59 10.220.788.345.768 53,75 735.158.010.098 7,75

Tiền và các khoản tương đương tiền 1.047.177.227.261 7,03 1.064.384.090.542 6,07 17.206.863.281 1,64 1.294.493.700.487 6,81 230.109.609.945 21,62 Các khoản đầu tư tài chính ngắn

hạn 290.230.500.000 1,95 - - 219.951.513.600 1,16 -

Các khoản phải thu ngắn hạn 1.832.703.218.063 12,30 1.897.393.185.237 10,83 64.689.967.174 3,53 1.646.343.637.635 8,66 (251.049.547.602) (13,23) Hàng tồn kho 4.540.810.505.212 30,47 6.347.046.845.992 36,22 1.806.236.340.780 39,78 6.822.077.238.740 35,88 475.030.392.748 7,48 Tài sản ngắn hạn khác 155.172.337.126 1,04 176.806.213.899 1,01 21.633.876.773 13,94 237.922.255.306 1,25 61.116.041.407 34,57

Tài sản dài hạn 7.037.564.444.437 47,22 8.039.052.690.405 45,87 1.001.488.245.968 14,23 8.794.975.115.778 46,25 755.922.425.373 9,40

Các khoản phải thu dài hạn 449.008.590.000 3,01 449.008.590.000 2,56 0 0,00 448.979.590.000 2,36 (29.000.000) (0,01) Tài sản cố định 4.603.672.511.871 30,89 5.919.927.446.732 33,78 1.316.254.934.861 28,59 7.007.089.647.235 36,85 1.087.162.200.503 18,36 Bất động sản đầu tư 15.189.484.788 0,10 11.107.795.733 0,06 (4.081.689.055) (26,87) 66.519.066.085 0,35 55.411.270.352 498,85

Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 708.792.906.574 4,76 272.569.336.459 1,56 (436.223.570.115) (61,54) 26.218.497.620 0,14 (246.350.838.839) (90,38) Tài sản dài hạn khác 1.260.900.951.204 8,46 1.386.439.521.481 7,91 125.538.570.277 9,96 1.246.168.314.838 6,55 (140.271.206.643) (10,12)

Tổng tài sản 14.903.658.232.099 100 17.524.683.026.075 100 2.621.024.793.976 17,59 19.015.763.461.546 100 1.491.080.435.471 8,51

Tài sản ngắn hạn

Quy mơ TSNH có sự biến động. Năm 2011, TSNH tăng 1.619.536.548.008 đồng, tương ứng mức tăng 20,59% so với năm 2010 và tiếp tục tăng lên 10.220.788.345.768 đồng (tăng 735.158.010.098 đồng tương ứng mức tăng 7,75%) vào năm 2012. Giai đoạn 2010 - 2012, TSNH của công ty luôn giữ ở mức trên 50% và cao nhất vào năm 2011 khi TSNH chiếm 54,13%. Điều này có thể lý giải là do sự tăng lên của các khoản mục TSNH. Cụ thể:

Tiền và các khoản tương đương tiền: luôn chiếm trên 10% giá trị TSNH, cao nhất ở năm 2010 và giảm ở 2 năm tiếp theo. Năm 2010 là 13,31%, năm 2011 giảm xuống còn 11,22%, đến năm 2012 đã tăng trở lại ở mức 12,67% nhưng vẫn thấp hơn năm 2010. Khoản mục này bao gồm tiền mặt, tiền gửi ngân hàng và các khoản tương đương tiền. Tiền trong năm 2011 là 251.182.025.315 đồng, tăng 84,51% so với năm 2010. Sở dĩ có sự tăng đột biến trong năm 2011 vì cơng ty khơng có bất kỳ khoản đầu tư tài chính ngắn hạn nào dẫn đến khoản mục tiền tăng. Nhưng đến năm 2012, công ty đầu tư 219.951.513.600 đồng cho các khoản tài chính ngắn hạn dẫn đến tiền trong năm 2012 lại giảm 31,82% so với năm 2011. Các khoản tương đương tiền chiếm phần lớn giá trị của khoản mục tiền và các khoản tương đương tiền và biến động qua các năm. Các khoản tương đương tiền năm 2011 giảm 97.843.503.514 đồng, tương ứng mức giảm 10,74% so với năm 2010 nhưng đến năm 2012 lại tăng lên 1.123.225.696.441 đồng, tương ứng mức tăng 38,12% so với năm 2011. Nguyên nhân sự sụt giảm năm 2011 là do công ty đã dùng các khoản này để thế chấp Ngân hàng, đảm bảo cho các khoản vay của công ty. Năm 2012, khoản mục này tăng cao nghĩa là công ty giữ nhiều tiền hơn, làm mất đi khả năng sinh lãi nhưng lại làm tăng khả năng tự chủ, tăng khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn, nâng cao uy tín cho cơng ty.

Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn: Năm 2010, cơng ty dành 290.230.500.000 đồng để đầu tư các khoản tài chính ngắn hạn nhưng đến năm 2011, cơng ty khơng có bất kỳ khoản đầu tư tài chính ngắn hạn nào. Đến năm 2012, cơng ty lại tiếp tục đầu tư 219.951.513.600 đồng tương ứng 1,16% tổng tài sản.

Các khoản phải thu ngắn hạn tăng trong năm 2011 nhưng lại giảm vào năm 2012. Cụ thể năm 2011 tăng 64.689.967.174 đồng tương ứng 3,53% nhưng năm 2012 lại giảm 251.049.547.602 đồng, tương ứng giảm 13,23% so với năm 2011. Phải thu khách hàng luôn là khoản chiếm giá trị lớn nhất trong các khoản phải thu ngắn hạn, vì vậy sự biến động của khoản phải thu khách hàng gần như tương ứng với các khoản phải thu ngắn hạn. Khoản này năm 2011 tăng 21.544.415.915 đồng, tương ứng mức tăng 1,43% so với năm 2010, chứng tỏ cơng ty đã nới lỏng chính sách tín dụng do cơng ty muốn nhanh chóng bán được các mặt hàng tồn kho tăng cao trong năm 2011. Nhưng

đến năm 2012, phải thu khách hàng lại giảm 375.031.183.429 đồng, tương ứng mức giảm 24,58%. Đây là một dấu hiệu tốt vì cơng ty có thể giảm được các chi phí liên quan đến phải thu khách hàng.

Hàng tồn kho luôn là một khoản mục quan trọng đối với bất kỳ doanh nghiệp sản xuất nào. Tỷ trọng hàng tồn kho luôn chiếm trên 30% tổng tài sản và biến động qua các năm mặc dù giá trị hàng tồn kho tăng đều trong giai đoạn 2010 - 2012. Năm 2011, giá trị hàng tồn kho tăng 1.874.369.887.775 đồng, tương ứng mức tăng 41,2% so với năm 2010. Nguyên nhân là do chi phí sản xuất kinh doanh dở dang và hàng gửi đi bán tăng lên đáng kể. Cơng ty nên có những biện pháp quản lý tốt hàng tồn kho để giảm các bớt các chi phí do hàng tồn kho mang lại. Năm 2012, hàng tồn kho tăng 424.095.570.460 đồng, tương ứng mức tăng 6,6% chứng tỏ cơng ty đã có những chính sách quản lý hàng tồn kho hiệu quả.

Tài sản ngắn hạn khác luôn chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng tài sản của công ty, chỉ khoảng trên 1% và giá trị của khoản này tăng đều qua các năm. Chi phí trả trước ngắn hạn khơng có q nhiều biến động. Riêng khoản Thuế và các khoản phải thu ngân sách nhà nước tăng mạnh qua các năm. Năm 2011, khoản này tăng 12.456.603.920 đồng, tương ứng tăng 488,15% so với năm 2010 và năm 2012 tăng 17.405.018.552 đồng, tương ứng mức tăng 115,97%. Nguyên nhân của sự tăng đột biến này là do các khoản thuế thu nhập nộp thừa trong năm 2011 cao hơn năm 2010, và năm 2012 cao hơn 2011.

Tài sản dài hạn

Quy mơ tài sản dài hạn của tập đồn Hòa Phát tăng qua các năm. Tài sản dài hạn năm 2011 tăng 1.001.488.245.968 đồng tương ứng mức tăng 14,23% so với năm 2010 và năm 2012 tiếp tục tăng 755.922.425.373 đồng tương ứng mức tăng 9,4% so với năm 2011.

Các khoản phải thu dài hạn: các khoản phải thu dài hạn trong 2 năm 2010 và 2011 là như nhau và bằng 449.008.590.000 đồng nhưng đến năm 2012 lại giảm 29.000.000 đồng tương đương mức giảm 0,01%, thay đổi không đáng kể so với tổng giá trị các khoản phải thu. Khoản phải thu dài hạn bao gồm khoản ủy thác đầu tư do công ty đầu tư vào công ty cổ phẩn Phát triển Đô thị Vinaconex - Viettel do sự ủy thác của công ty cổ phần Bất động sản Hòa Phát Á Châu và khoản phải thu khác có giá trị 29.000.000 đồng. Vì vậy sự sụt giảm trong năm 2012 là do công ty đã giải quyết được khoản phải thu khác.

Tài sản cố định của công ty là khoản chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng tài sản trong 2 năm 2010 và 2012. Năm 2011, tài sản cố định tăng 1.316.254.934.861 đồng tương ứng 28,59% so với năm 2010 và năm 2012 tăng thêm 1.087.162.200.503 đồng,

tương ứng 18,36% so với năm 2011. Nguyên nhân của sự tăng lên trong năm 2011 là do nhà cửa, dụng cụ văn phịng, máy móc thiết bị được cơng ty chuyển từ chi phí xây dựng cơ bản dở dang thành tài sản cố định. Còn trong năm 2012, công ty đã thay mới nhà cửa, máy móc thiết bị và phương tiện vận chuyển phục vụ hoạt động sản xuất nên dẫn tới tăng tài sản cố định.

Bất động sản đầu tư có sự biến động lớn trong giai đoạn 2010 - 2012.Bất động sản đầu tư của Tập đoàn làđất và nhà xưởng cho thuê tại Khu Công nghiệp Phố Nối A, Xã Giai Phạm, Huyện Yên Mỹ, Tỉnh Hưng Yên. Năm 2010, công ty đầu tư 15.189.484.788 đồng cho bất động sản, đến năm 2011 khoản này giảm xuống 11.107.795.733 đồng (giảm 4.081.689.055 đồng, tương ứng 26,87%), nguyên nhân do trong năm công ty vẫn giữ nguyên giá trị bất động sản đầu tư như năm 2010 nhưng lại có tính đến giá trị hao mòn lũy kế (bằng 4.081.689.055 đồng). Đến năm 2012 khoản này lại tăng lên 66.519.066.085 đồng (tăng 55.411.270.352 đồng, tương ứng 498,85%) so với năm 2011. Bất động sản tăng đột biến như vậy là do trong năm 2012, công ty đã chuyển giá trị nhà cửa từ xây dựng cơ bản dở dang thành bất động sản (với giá trị lên tới 58.960.334.604 đồng).

Các khoản đầu tư tài chính dài hạn: Đầu tư dài hạn của cơng ty năm 2010 chủ yếu là đầu tư vào các công ty liên kết (như công ty cổ phần Xi măng Hịa Phát, Khống sản Hòa Phát…) và chiếm 80,93% tổng giá trị các khoản đầu tư tài chính dài hạn. Nhưng đến năm 2011, khoản này chỉ chiếm 67,16% và năm 2012 là 22,16%, tập trung cho các khoản đầu tư khác (đầu tư vào các công ty khác). Năm 2011, khoản này giảm mạnh, từ 708.792.906.574 đồng xuống còn 272.569.336.459 đồng (giảm 61,54%) so với năm 2010 do các công ty liên kết hoạt động khơng có hiệu quả và một nguyên nhân khác là do công ty quyết định thanh lý một công ty liên kết. Đến năm 2012, khoản này giảm xuống chỉ còn 26.218.497.620 đồng (giảm 90,38%) so với năm 2011 xuất phát từ việc số dư cuối năm 2011 và đầu năm 2012 rất nhỏ so với đầu năm 2011 (đầu năm 2011 là 573.650.566.574 đồng và đầu năm 2012 là 183.056.336.459 đồng), một nguyên nhân khác là do cơng ty đã có hoạt động thanh lý trong năm 2012.

Tài sản dài hạn khác trong năm 2010 chiếm 8,46% cơ cấu tổng tài sản và thay đổi không nhiều trong 2 năm 2011 và 2012 (năm 2011 là 7,91% và năm 2012 là 6,55%). Các tài sản dài hạn khác này chủ yếu là chi phí trả trước dài hạn. Chi phí trả trước dài hạn giảm trong 2 năm liên tiếp là chi phí cơng cụ, dụng cụ. Đến cuối thời điểm của 2 năm 2011 và 2012, cơng ty đã phân bổ dần chi phí này.

Kết luận: nhìn chung tổng tài sản của cơng ty qua 3 năm có sự tăng dần nhưng tỷ trọng tài sản dài hạn lại giảm trong 2 năm cuối chứng tỏ chiến lược kinh doanh của doanh

nghiệp chưa hướng tới sự ổn định lâu dài. Để có cái nhìn tổng quát hơn cần xét cả sự thay đổi về nguồn vốn của công ty trong giai đoạn 2010 - 2012.

Phân tích tình hình nguồn vốn

Một phần của tài liệu Khóa luận phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần tập đoàn hòa phát (Trang 32 - 38)