Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu suất kinh doanh của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Khóa luận phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần tập đoàn hòa phát (Trang 58 - 68)

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Hiệu suất sử dụng tổng tài sản (lần) 0,96 1,02 0,88

Hiệu suất sử dụng TSNH (lần) 1,81 1,88 1,65

Hiệu suất sử dụng TSDH (lần) 2,03 2,22 1,91

Chu kỳ kinh doanh (ngày) 172,18 175,30 190,78

Vòng quay tiền (ngày) 136,22 146,75 147,56

Vòng quay hàng tồn kho Số vòng quay hàng tồn kho (vòng) 2,6 2,36 2,1

Thời gian quay vòng hàng tồn kho (ngày)

114,58 127,99 145,95

Vòng quay các khoản phải thu

Số vòng quay các khoản phải thu (vòng)

6,25 7,61 8,03

Kỳ thu tiền trung

bình (ngày) 57,6 47,31 44,83

Thời gian trả nợ

Hệ số trả nợ (lần) 10,01 12,61 8,33

Thời gian trả nợ

(ngày) 35,96 28,55 43,22

(Nguồn: Số liệu tính từ các Báo cáo tài chính 2010 - 2012)

Hiệu suất sử dụng tài sản

Hiệu suất sử dụng tổng tài sản được sử dụng để đánh giá tổng quát hiệu suất sử

dụng tài sản của công ty. Năm 2010, hiệu suất này của công ty đạt 0,96 lần hay cứ 1 đồng tài sản thì tạo ra 0,96 đồng doanh thu thuần. Năm 2011, hiệu suất này tăng lên 1,02 lần do cơng ty kinh doanh có lợi nhuận cao hơn, doanh thu thuần tăng 25,13% so với năm trước. Cũng trong năm này, tổng tài sản tăng nhưng chỉ tăng 17,59%, nhỏ hơn mức tăng của doanh thu thuần nên hiệu suất sử dụng tổng tài sản nói chung vẫn tăng. Sang năm 2012, hiệu suất giảm xuống còn 0,88 lần. Nguyên nhân do doanh thu thuần không những khơng tăng mà cịn giảm 5,74% so với năm trước. Nói chung giai đoạn 2010 - 2012 hiệu quả sử dụng tổng tài sản của cơng ty cịn biến động, tuy tăng trong

năm 2011 nhưng sang đến năm 2012 lại giảm. Nếu cơng ty khơng có những biện pháp kịp thời sẽ khơng thể gia tăng được hiệu quả sử dụng tài sản.

Hiệu suất sử dụng TSNH cho ta biết hiệu quả hoạt động của công ty thông qua

việc sử dụng tài sản ngắn hạn. Cũng giống như tổng tài sản, hiệu suất sử dụng tài sản ngắn hạn của công ty biến động qua các năm, tăng trong năm 2011 và giảm ở năm 2012. Năm 2010, hiệu suất này đạt 1,81 lần nghĩa là mỗi đồng tài sản ngắn hạn tạo được 1,81 đồng doanh thu thuần. Sang năm tiếp theo, hiệu suất này tăng lên 1,88 lần, tăng 0,07 lần so với năm trước chứng tỏ cơng ty đã cải thiện được phần nào chính sách quản lý tài sản ngắn hạn. Trong năm này, giá trị tài sản ngắn hạn của cơng ty có tăng lên đến 20,59% nhưng vẫn nhỏ hơn mức tăng của doanh thu thuần là 25,13% nên hiệu suất sử dụng tài sản ngắn hạn vẫn tăng lên. Năm 2012, 1 đồng tài sản ngắn hạn chỉ tạo được 1,65 đồng doanh thu thuần. Nguyên nhân do tài sản ngắn hạn tăng 7,75% so với năm trước. Đồng thời doanh thu thuần lại giảm do doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ giảm trong khi các khoản giảm trừ doanh thu lại tăng tới 22,49%. Trong thời gian tới cơng ty cần tích cực hơn trong việc đưa ra các biện pháp nhằm làm tăng doanh thu và giảm thiểu các trường hợp hàng bán bị trả lại và giảm giá hàng bán.

Hiệu suất sử dụng TSDH năm 2010 là 2,03 lần nghĩa là mỗi đồng tài sản dài hạn công ty tạo được 2,03 đồng doanh thu thuần. Hiệu suất này tăng thêm 0,19 lần thành 2,22 lần trong năm tiếp theo. Do năm 2011 công ty chú trọng đầu tư vào tài sản ngắn hạn hơn nên tỷ trọng tài sản dài hạn giảm đi và giá trị tài sản dài hạn chỉ tăng ở mức 14,23%, nhỏ hơn mức tăng của doanh thu thuần nên dẫn tới sự gia tăng của hiệu suất sử dụng tài sản dài hạn. Cũng như hiệu suất sử dụng tài sản ngắn hạn, năm 2012 hiệu suất này lại giảm xuống còn 1,91 lần. Nghĩa là mỗi đồng tài sản dài hạn chỉ tạo được 1,91 đồng doanh thu thuần, giảm 0,31 lần so với năm trước. Do tài sản dài hạn năm này tăng thêm 9,4% so với năm trước mà ngun nhân chính là do cơng ty chú trọng đầu tư vào bất động sản rất nhiều (năm 2012, bất động sản đầu tư của công ty tăng 498,85% so với năm 2011).

Nhìn chung, hiệu suất sử dụng tài sản tốt lên ở năm 2011 nhưng lại giảm trong năm 2012. Nếu muốn có được hiệu quả tốt hơn trong tương lai, công ty cần đổi mới và quản lý chặt chẽ các chính sách, chú trọng các khâu sản xuất tránh trường hợp hàng bán bị trả lại sẽ dẫn tới ảnh hưởng uy tín của cơng ty.

Vịng quay hàng tồn kho

Việc doanh nghiệp có tồn tại một số lượng hàng tồn kho hay gọi là dự trữ một số lượng hàng hóa sản phẩm nhất định là một khâu quan trọng trong quá trình sản xuất kinh doanh của cơng ty. Nó đảm bảo việc kinh doanh của doanh nghiệp được thực hiện liên tục, đáp ứng một cách kịp thời nhu cầu của thị trường. Nếu dự trữ hợp lý nó

sẽ đem lại hiệu quả kinh doanh, nhưng ngược lại nếu dự trữ quá nhiều hoặc quá ít cũng sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận cũng như uy tín của doanh nghiệp.

Số vịng quay hàng tồn kho đánh giá được một doanh nghiệp có sử dụng hiệu quả hàng tồn kho hay không. Ta thấy năm 2010 cơng ty có số vịng quay hàng tồn kho cao nhất trong 3 năm, đạt 2,6 vòng và giảm dần qua các năm. Năm 2011, số vòng quay giảm 0,24 vòng tương đương giảm 9,25% so với năm trước. Mặc dù năm này, giá vốn hàng bán của công ty tăng 26,85%, là một con số tương đối lớn nhưng do hàng tồn kho của doanh nghiệp tăng tới 39,78% nên nhìn chung số vịng quay vẫn bị giảm đi. Năm tiếp theo, số vòng quay chỉ còn 2,1 vòng, giảm tương đương năm 2011 là 0,26 vòng. Nguyên nhân do giá vốn hàng bán giảm 4,26%, cùng với đó hàng tồn kho vẫn tiếp tục tăng (tăng 7,48%) so với năm trước.

Thời gian quay vòng hàng tồn kho là thời gian trung bình hàng hóa được lưu trong kho trước khi được bán ra. Số vòng quay hàng tồn kho càng thấp thì thời gian quay vịng hàng tồn kho lại càng cao. Vì vậy giai đoạn 2010 - 2012, thời gian quay vòng hàng tồn kho tăng theo các năm. Năm 2010, thời gian trung bình hàng hóa ở trong kho là 114,58 ngày. Năm 2011, thời gian tăng thêm 13,41 ngày thành 127,99 ngày. Năm 2012, năm số vòng quay hàng tồn kho thấp nhất, ta có thời gian quay vịng hàng tồn kho cao nhất, đạt 145,95 ngày.

Việc số vòng quay hàng tồn kho liên tục giảm chứng tỏ việc quản lý hàng tồn kho của cơng ty cịn nhiều sai sót, nguồn vốn bị chơn vùi trong hàng tồn kho. Trong thời gian tới công ty cần chú trọng cải thiện công tác quản lý, giảm thiếu tối đa lượng hàng hóa bị ứ đọng, góp phần tăng doanh thu cho cơng ty.

Vòng quay các khoản phải thu

Số vòng quay các khoản phải thucho biết trong một năm, các khoản phải thu

phải quay bao nhiêu vòng để đạt được doanh thu trong năm đó và cho biết tình hình thu nợ của doanh nghiệp. Năm 2010, số vòng quay các khoản phải thu có giá trị thấp nhất trong 3 năm, đạt 6,25 vòng. Năm 2011, hệ số này tăng 1,36 vòng thành 7,61 vòng. Nguyên nhân do doanh thu thuần tăng cao trong khi các khoản phải thu không biến động nhiều (các khoản phải thu ngắn hạn tăng 3,53%; các khoản phải thu dài hạn khơng có sự biến đổi). Năm 2012, hệ số này tiếp tục tăng, đạt 8,03 vòng tương ứng tăng 0,42 vịng. Vì mặc dù doanh thu thuần của cơng ty giảm (giảm 5,74%) nhưng các khoản phải thu ngắn hạn cũng giảm 13,23% (các khoản phải thu dài hạn không có sự biến đổi). Hệ số này ngày càng tăng chứng tỏ tốc độ thu hồi nợ của doanh nghiệp càng nhanh, khả năng chuyển đổi các khoản phải thu sang tiền mặt cao. Điều này giúp cho công ty tăng được luồng vốn tiền mặt, tự chủ tài chính ở mức cao hơn.

Kỳ thu tiền trung bìnhlà số ngày mà doanh nghiệp cần có để chuyển đổi các

khoản phải thu thành tiền mặt. Do số vòng quay các khoản phải thu tăng qua mỗi năm nên kỳ thu tiền trung bình của cơng ty ngày càng giảm. Năm 2010, hệ số này là 57,6 ngày. Sang đến năm 2011, hệ số này giảm 10,29 ngày, đạt 47,31 ngày. Năm 2012, tiếp tục giảm 2,47 ngày cịn 44,83 ngày. Nói chung, hệ số này càng giảm càng chứng tỏ doanh nghiệp quản lý tốt các khoản phải thu, tốc độ thu hồi công nợ càng nhanh. Trong thời gian tới công ty nên tiếp tục phát huy công tác quản lý, theo dõi thu hồi công nợ để tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh hơn nữa.

Thời gian trả nợ

Hệ số trả nợcủa cơng ty giai đoạn 2010 - 2012 có giá trị trung bình đạt 10,32 lần

và biến động qua các năm nhất là năm 2012. Trong 2 năm 2010 và 2011 hệ số này đạt giá trị trên 10 lần, được đánh giá là tốt. Năm 2010, hệ số trả nợ đạt 10,01 lần. Năm 2011, hệ số này tăng 2,6 lần, đạt giá trị 12,61 lần vì lần lượt các khoản phải trả đều tăng mạnh so với năm trước đặc biệt là giá vốn hàng bán và chi phí quản lý doanh nghiệp (giá vốn hàng bán tăng 26,85%, chi phí bán hàng tăng 21,23%, chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 46,35%). Nhưng đến năm 2012 hệ số này lại giảm 4,28 lần, chỉ còn 8,33 lần so với năm trước. Nguyên nhân là do giá vốn hàng bán giảm 4,26% trong khi các khoản phải trả người bán lại tăng thêm rất mạnh, tăng 61,47% (mặc dù chi phí bán hàng và quản lý chung vẫn gần như giữ nguyên mức tăng như năm trước nhưng vẫn nhỏ hơn các khoản phải trả người bán nên kết quả hệ số trả nợ vẫn bị ảnh hưởng).

Thời gian trả nợ là giá trị nghịch đảo so với hệ số trả nợ, nếu hệ số trả nợ tăng (giảm) thì thời gian trả nợ sẽ giảm (tăng). Vì vậy, năm 2012 cơng ty có thời gian trả nợ cao nhất là 43,22 ngày, tăng 14,67 ngày so với năm trước là 28,55 ngày. Năm 2011 lại thấp hơn năm 2010 7,42 ngày (năm 2010 là 35,96 ngày). Như vậy ta thấy năm 2011 là năm công ty đẩy nhanh tiến độ thanh tốn cho nhà cung cấp, nhằm nâng cao uy tín hơn với họ. Nhưng đó chỉ là mong muốn từ phía cơng ty, vấn đề chính cịn phụ thuộc vào chính sách cũng như điều kiện tín dụng của nhà cung cấp.

Chu kỳ kinh doanh của công ty tăng dần qua các năm. Chu kỳ kinh doanh cho biết thời gian từ khi doanh nghiệp mua nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất cho đến khi doanh nghiệp bán được sản phẩm và thu tiền về. Giai đoạn 2010 - 2012 trung bình chu kỳ kinh doanh của công ty là 179,42 ngày. Đây không phải là một con số lớn vì với đặc điểm ngành nghề kinh doanh của công ty chủ yếu là sản xuất gang, thép nên chu kỳ kinh doanh như vậy là hợp lý. Năm 2010, hệ số này của cơng ty đạt 172,18 ngày/ vịng. Sang đến năm 2011 hệ số này tăng thêm 3,12 ngày nghĩa là đạt giá trị 175,3 ngày do thời gian lưu kho tăng 13,41 mặc dù thời gian thu nợ giảm nhưng chỉ giảm 10,29 ngày (vẫn thấp hơn giá trị tăng lên của thời gian lưu kho). Chu kỳ kinh

doanh tiếp tục tăng lên 190,78 ngày, nghĩa là tăng thêm 15,49 ngày so với năm trước. Nguyên nhân do thời gian lưu kho tăng thêm 17,96 ngày trong khi thời gian thu nợ chỉ giảm 2,47 ngày. Hệ số này ngày càng tăng cao như vậy chứng tỏ tình hình kinh doanh của doanh nghiệp ngày càng giảm sút, đặc biệt khả năng tiêu thụ hàng hóa ngày càng kém, cơng ty cần thắt chặt hơn nữa chính sách quản lý hàng tồn kho.

Vòng quay tiền phản ánh khoảng thời gian từ lúc doanh nghiệp chi tiền mua nguyên vật liệu đầu vào cho tới khi bán sản phẩm và nhận được tiền. Qua bảng phân tích ta thấy vịng quay tiền của công ty tăng qua các năm. Năm 2010, giá trị một vòng quay tiền là 136,22 ngày. Năm 2011, hệ số này tăng thêm 10,53 ngày, đạt 146,75 ngày. Vì mặc dù chu kỳ kinh doanh tăng thêm 3,12 ngày nhưng thời gian trả nợ lại giảm đi 7,42 ngày. Sang đến năm 2012, vòng quay tiền đạt 147,56 ngày, chỉ tăng 0,82 ngày so với năm 2011.

Nhìn chung qua bảng phân tích ta có thể thấy cơng ty Cổ phần tập đồn Hịa Phát chưa thể hiện được hết năng lực thực sự của bản thân. Giai đoạn 2010 - 2012 cơng ty vẫn cịn nhiều thiếu sót trong khâu quản lý. Trong thời gian tới công ty cần thiết lập nhiều hơn nữa các chính sách, biện pháp quản lý chặt chẽ nhằm cải thiện tình hình kinh doanh của doanh nghiệp.

2.3. Đánh giá tình hình tài chính của cơng ty cổ phần tập đồn Hịa Phát

Sau khi phân tích tình hình tài chính của cơng ty cổ phần tập đồn Hịa Phát qua các báo cáo tài chính và các chỉ tiêu tài chính trong giai đoạn 2010 - 2012, một giai đoạn tương đối khó khăn với nền kinh tế, ta thấy bên cạnh những thành tựu đã đạt được công ty vẫn cịn tồn tại khơng ít khó khăn.

2.3.1. Những kết quả đạt được

Trong bối cảnh kinh tế vĩ mô chưa thật ổn định, kết quả kiềm chế lạm phát chưa vững chắc dẫn tới khó khăn chung của toàn nền kinh tế, tập đồn Hịa Phát cũng không tránh khỏi những ảnh hưởng. Tuy nhiên với nền tảng sản xuất cơng nghiệp ổn định, Hịa Phát đã vững vàng vượt qua với những kết quả đạt được như sau:

- Tổng kết năm 2012, Tập đồn Hịa Phát đạt 17.122 tỷ đồng doanh thu, vượt 3,4% so với kế hoạch và mức đóng góp ngân sách nhà nước đạt 1.929 tỷ đồng, tăng 79% so với năm 2011.

- Lợi nhuận sau thuế đạt 114% so với kế hoạch để ra. Trong đó nhóm ngành sản xuất thép vẫn là mảng sản xuất kinh doanh có đóng góp lớn nhất vào tổng doanh thu và lợi nhuận của tập đoàn, chiếm 83,6% doanh thu và 70,8% lợi nhuận sau thuế. Thị phần thép xây dựng đang ngày càng tăng trưởng và tính đến năm 2012 đã đứng thứ 2 trên cả nước.

- Tổng tài sản của công ty liên tục tăng qua các năm đặc biệt là tài sản cố định tăng mạnh do cơng ty có những kế hoạch mở rộng sản xuất kinh doanh.Bên cạnh đó các khoản phải thu ngắn hạn giảm đáng kể do cơng ty có những chính sách tăng cường quản lý nợ (chỉ những khách hàng đủ tiêu chuẩn như có uy tín trong việc thanh tốn hay đủ tài chính đảm bảo việc trả nợ…mới được nợ) dẫn đến giảm được chi phí đáng kể của việc thu nợ.

- Tổng nguồn vốn của công ty giai đoạn 2010 - 2012 cũng liên tục tăng. Giai đoạn này, công ty đã thu hút được lượng lớn khách hàng nhờ việc áp dụng những chính sách tăng chiết khấu hợp lý. Đó cũng là một trong những nguyên nhân của việc mặc dù nền kinh tế gặp nhiều khó khăn nhưng doanh thu và lợi nhuận của công ty cũng không bị ảnh hưởng nhiều. Ngoài ra, với việc phân tích vốn lưu động rịng và nhu cầu vốn lưu động ròng ta thấy được áp lực thanh tốn tài sản ngắn hạn của cơng ty đã được cải thiện, giảm dần qua các năm.

- Lưu chuyển tiền thuần của công ty từ hoạt động kinh doanh trong 3 năm liên tục đều mang dấu dương chứng tỏ lợi nhuận cơng ty đạt được lớn hơn chi phí bất chấp nền kinh tế gặp nhiều khó khăn. Cùng với đó lưu chuyển tiền thuần trong 2 năm 2011 và 2012 mang dấu dương nên tiền và các khoản tương đương tiền cuối năm tăng, công ty đã có thêm tiền mặt dự trữ để đẩy mạnh hoạt động sản xuất.

- Qua phân tích các hệ số phản ánh khả năng thanh tốn ta có được kết luận công ty đạt mức an tồn trong thanh tốn nợ ngắn hạn và lãi vay.

2.3.2. Những hạn chế chủ yếu

- Hàng tồn kho luôn là một vấn đề nhức nhối đối với công ty. Giai đoạn 2010 - 2012 khoản mục này luôn chiếm trên 30% giá trị tổng tài sản. Từ đó kéo theo các chi phí của việc quản lý hàng tồn kho.

- Mặc dù năm 2012 giá trị các khoản phải thu đã giảm điso với năm 2011 nhưng

Một phần của tài liệu Khóa luận phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần tập đoàn hòa phát (Trang 58 - 68)