Phân tích ROA và ROE theo phương pháp Dupont

Một phần của tài liệu Khóa luận phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần tập đoàn hòa phát (Trang 57 - 58)

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

ROS (%) 9,65 7,26 6,12

Hiệu suất sử dụng tổng tài sản (lần) 0,96 1,02 0,88

Tỷ lệ tài sản trên VCSH (lần) 2,33 2,36 2,35

ROA (%) 0,09 0,07 0,05

ROE (%) 21,51 17,49 12,75

(Nguồn: Số liệu tính từ báo cáo thực tập)

ROA chịu ảnh hưởng trực tiếp từ ROS và hiệu suất sử dụng tổng tài sản. Qua bảng 2.10 ta thấy, giai đoạn 2010 - 2012, ROA liên tục giảm do sự sụt giảm của ROS mặc dù hiệu suất sử dụng tổng tài sản có sự biến động tăng giảm qua các năm. Trong đó ROS giảm liên tục do lợi nhuận sau thuế của công ty giảm dần qua 3 năm; hiệu suất sử dụng tổng tài sản năm 2011 có tăng lên 0,06%, đạt 1,02% so với năm 2010 nhưng đến năm 2012 lại giảm đi 0,14% chỉ còn 0,88% so với năm trước. Nguyên nhân của sự sụt giảm này là do doanh thu thuần năm 2012 giảm 5,74% so với năm 2011 dẫn tới hiệu suất sử dụng tổng tài sản giảm.

ROE chịu ảnh hưởng của ROA và tỷ lệ tài sản trên VCSH. Do vậy việc ROA giảm dần qua các năm trong khi tỷ lệ tài sản trên VCSH khơng có nhiều biến động trong giai đoạn 2010 - 2012 dẫn tới ROE cũng giảm dần qua các năm. Tỷ lệ tài sản trên VCSH của công ty năm 2010 là 2,33 lần, năm 2011 tăng thêm 0,03 lần thành 2,36 lần và đến năm 2012 giảm 0,01 lần chỉ còn 2,35 lần cho thấy sự biến động không đáng kể của hệ số này. Để có thể gia tăng ROE, doanh nghiệp cần có những biện pháp gia tăng ROA và có những chính sách quản lý tốt hàng tồn kho để giảm bớt chi phí vào khoản này nhằm gia tăng tổng tài sản.

2.2.2.4. Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu suất kinh doanh của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Khóa luận phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần tập đoàn hòa phát (Trang 57 - 58)