Tiêu tốn thức ăn tinh và thô xanh cho 1kg sữa

Một phần của tài liệu nghiên cứu ảnh hưởng của phân neb - 26 đến năng suất, chất lượng của giống cỏ va 06 và ảnh hưởng của cỏ va 06 bón phân neb - 26 đến năng suất, chất lượng của sữa bò nuôi tại mộc châu, sơn la (Trang 76 - 96)

2. Mục tiêu của đề tài

3.3.3.Tiêu tốn thức ăn tinh và thô xanh cho 1kg sữa

Đối với trâu bò sữa, khẩu phần thức ăn cho bò ngoài phần dinh dưỡng sử dụng cho duy trì, sinh trưởng, sinh sản thì còn sử dụng cho sản xuất sữa, chúng sẽ ưu tiên sử dụng dinh dưỡng cho duy trì rồi mới đến sản xuất sữa. Sữa chỉ có thể sản xuất ra từ nguồn dinh dưỡng còn lại sau khi đáp ứng đủ nhu cầu duy trì, sinh trưởng (Nguyễn Văn Bình, Trần Văn Tường, 2007) [6]. Do vậy khi khẩu phần không được cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng thì chúng không thể phát huy hết tiềm năng sản xuất sữa.

Xác định tiêu tốn thức ăn cho 1 kg sữa có ý nghĩa quyết định đến chi phí sản xuất sữa trong chăn nuôi bò vì thức ăn chiếm 70% giá thành sản phẩm. Chi phí cho 1 đơn vị sản phẩm sẽ là cơ sở cho việc xác định khẩu phần nào tốt nhất.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Bảng 3.10: Tiêu tốn thức ăn tinh và thức ăn thô xanh cho 1 kg sữa (kg)

Tuần TN ĐC TN

Tinh Xanh Tinh Xanh

1 0,405 2,38 0,402 2,18

2 0,407 2,30 0,404 2,08

BQ 0,406 2,34 0,403 2,13

So sánh 100 100 99,26 91,03

Qua bảng trên chúng tôi thấy: thức ăn tinh cho ăn theo năng suất sữa vì vậy tiêu tốn thức ăn tinh cho 1 kg sữa tương đối ổn định giữa các tuần thí nghiệm, giữa hai lô thí nghiệm và đối chứng. Bình quân để sản xuất 1kg sữa cần tiêu tốn khoảng 0,40kg thức ăn tinh.

Thức ăn xanh cho bò ăn tự do, nên lượng thức ăn bò thu nhận hàng ngày phụ thuộc vào nhiều yếu tố: Khí hậu, nhiệt độ môi trường, sức khoẻ của con vật, chất lượng thức ăn... mà lượng cỏ xanh ăn vào của bò là khác nhau. Tuy nhiên trong suốt thời gian thí nghiệm lượng thức ăn xanh ở lô ĐC cao hơn lô TN là 0,20kg trong tuần đầu, 0,22kg trong tuần tiếp theo. Tiêu tốn thức ăn xanh cho 1 kg sữa ở lô đối chứng là 2,34kg, lô thí nghiệm là 2,13kg, thấp hơn lô đối chứng là 0,21kg, tương ứng là 8,97%.

Theo kết quả nghiên cứu của Trung tâm khuyến nông Tp Hồ Chí Minh

thì lượng tiêu tốn thức ăn xanh cho 1 kg sữa là 2,29kg. So với kết qủa nghiên cứu của chúng tôi ở lô đối chứng cao hơn 2,18%, nhưng so với lô thí nghiệm lại thấp hơn những 7,51%. Điều này chứng tỏ việc sử dụng cỏ VA 06 có bón phân NEB - 26 đã nâng cao giá trị dinh dưỡng của cỏ, tăng tính ngon miệng, tăng khả năng hấp thu nhờ đó làm giảm lượng thức ăn tiêu thụ.

Đánh giá chung về khả năng tiêu tốn thức ăn tinh, thô xanh để sản xuất ra 1kg sữa như trên theo chúng tôi là hợp lý, đảm bảo hiệu quả kinh tế cho người chăn nuôi.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Để đánh giá hiệu quả sử dụng thức ăn cho bò sữa, chúng tôi tiếp tục nghiên cứu và tính toán chỉ tiêu tiêu tốn vật chất dinh dưỡng cho 1 kg sữa.

3.3.4. Tiêu tốn vật chất dinh dƣỡng cho 1 kg sữa.

Tiêu tốn vật chất dinh dưỡng cho 1 kg sữa được thể hiện qua bảng 3.11 sau:

Bảng 3.11: Tiêu tốn vật chất dinh dƣỡng cho 1 kg sữa Thời gian (Tuần) ĐC TN VCK (g) Pr. thô (g) Năng lƣợng thô (kcal) VCK (g) Pr. thô (g) Năng lƣợng thô (kcal) 1 671,51 121,21 2467,00 653,85 119,47 2402,30 2 662,52 119,63 2430,90 641,64 117,26 2353,40 BQ 667,02 120,42 2449,00 647,75 118,37 2377,90 So sánh (%) 100 100 100 97,11 98,30 97,10

Qua bảng trên chúng tôi thấy chỉ tiêu tiêu tốn vật chất dinh dưỡng của 2 lô qua các tuần không đồng đều nhau. Tiêu tốn vật chất dinh dưỡng cho 1 kg sữa có xu hướng giảm khi năng suất sữa tăng lên.

Hàm lượng các chất dinh dưỡng tiêu tốn cho 1kg sữa ở lô đối chứng

luôn cao hơn lô thí nghiệm. Mức tiêu hao dinh dưỡng bình quân cho 1 kg sữa ở lô đối chứng về vật chất khô là 667,02 g; Protêin thô là 120,42 g; năng lượng thô là 2449 kcal. Còn ở lô thí nghiệm thấp hơn hẳn, chỉ hết 647,75g vật chất khô; 118,37 g Protêin; 2377,9 kcal năng lượng thô, thấp hơn lô đối chứng 19,27 g vật chất khô; 2,05 g Protêin thô; 71,10 kcal năng lượng thô, tương ứng là 2,89% vật chất khô; 1,70% Prôtêin; 2,90% năng lượng thô. Nếu coi giá trị dinh dưỡng của lô đối chứng là 100% thì ở lô thí nghiệm chỉ tiêu tốn mất 97,11% hàm lượng vật chất khô; 98,30% Prôtêin; 97,10% năng lượng thô.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 100 100 100 97.11 98.3 97.1 95.5 96 96.5 97 97.5 98 98.5 99 99.5 100 100.5 VCK Protein NLT §C TN

Hình 3.4. Biểu đồ biểu diễn tiêu tốn vật chất dinh dƣỡng cho 1 kg sữa (%)

Qua biểu đồ cho thấy ở lô thí nghiệm tiêu tốn các vật chất dinh dưỡng thấp hơn hẳn lô đối chứng, điều này chứng tỏ giá trị dinh dưỡng của cỏ thí nghiệm cao hơn và cân đối hơn cỏ ở lô đối chứng.

Đây là chỉ tiêu đánh giá thực chất ảnh hưởng tốt của cỏ VA 06 có bón NEB - 26 thay thế cho cỏ VA 06 không bón NEB - 26. Chúng tôi thấy rằng cỏ có chất lượng cao góp phần làm giảm khả năng tiêu tốn tức ăn cho 1kg sữa. 3.3.5. Mối quan hệ giữa hàm lƣợng Nitrate có trong cỏ và trong sữa bò Đây là chỉ tiêu ít được chú trọng trong các sản phẩm của sữa nhưng sự tích luỹ nitrat lại rất độc hại đối với người và vật nuôi.

Lượng nitrat trong sữa cao hay thấp thể hiện qua hàm lượng nitrat có trong thức ăn. Để đánh giá chỉ tiêu này chúng tôi đã tiến hành phân tích chỉ tiêu nitrat trong cỏ và trong sữa để đánh giá hàm lượng nitrat trong thức ăn ảnh hưởng đến nitrat trong sữa.

Các chất DD TL %

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Hàm lượng nitrat không phải là chỉ tiêu ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng sữa nhưng nó lại là chỉ tiêu an toàn cho sản phẩm sữa của bò sữa vì nếu trong sữa mà lượng nitrat cao sẽ ảnh hưởng đến người tiêu dùng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Mối quan hệ chỉ tiêu nitrat trong sữa sau khi sử dụng cỏ VA 06 được bón phân NEB - 26 được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 3.12: Mối quan hệ giữa hàm lƣợng Nitrate có trong cỏ và trong sữa bò (mg/kg)

Đối tƣợng Lô ĐC Lô TN So sánh (%) (ĐC với TN)

Cỏ VA 06 943,09a 687,76b 27,07

Sữa bò 15,98c 11,5d 28,04

(Ghi chú: Các giá trị a, b, c, d ở mũ khác nhau trong cùng một dòng thì sai khác có ý nghĩa thống kê P<0,01)

Qua bảng trên chúng tôi thấy: hàm lượng NO3 -

trong cỏ ở lô nào cao thì hàm lượng NO3- trong sữa của lô đó cũng cao hơn. Hàm lượng NO3- ở lô ĐC là 943,09mg/kg; lô TN là 687,76 mg/kg, thấp hơn lô ĐC tới 255,33 mg/kg, tương ứng với 27,07%; sự chênh lệch này là rất rõ rệt với P < 0,01. Đồng thời hàm lượng NO3-

trong sữa ở lô đối chứng là 15,98 mg/kg, còn lô TN là 11,50 mg/kg thấp hơn lô ĐC 4,48 mg/kg, tương ứng là 28,04%. Sự chênh lệch này là rất lớn và có ý nghĩa trong thống kê với P < 0,01.

Như vậy hàm lượng NO3- trong cỏ và trong sữa có mối liên hệ với nhau và tăng theo chiều thuận. Vì vậy đối với thức ăn bò sữa phải đặc biệt quan tâm tới chỉ tiêu này mặc dù bò sữa có khả năng sử dụng nitrat như nguồn nitơ phi protein, nhưng với nồng độ nitrat quá cao thì một phần nitrat sẽ bị khử thành nitrit, rất độc đối với cơ thể vật nuôi, nó có thể làm chết vật nuôi hay

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

gây độc mãn tính, thường ảnh hưởng tới sinh sản, gây sảy thai, giảm năng suất sữa hoặc gây tích luỹ trong sữa ảnh hưởng đến sức khoẻ người tiêu dùng, đặc biệt là trẻ em.

Theo quy định của Bộ NN&PTNT thì thực phẩm của trẻ em không được vượt quá 50mg/kg thực phẩm. Tuy hàm lượng NO3- trong sữa của 2 lô TN và ĐC đều ở mức an toàn cho người sử dụng nhưng hàm lượng này có thể cao hơn nhiều lần nếu ta không có các biện pháp làm giảm sự tích luỹ NO3

- trong các loại thức ăn cho bò sữa sử dụng.

Từ kết quả trên cho thấy: việc sử dụng phân NEB - 26 là giải pháp tốt nhất làm giảm hàm lượng NO3-

trong thức ăn xanh của bò sữa, góp phần sản xuất ra sản phẩm sữa an toàn cho người sử dụng.

Theo Dan Undersander, Dave Combs (2001), lượng NO3 -

ăn vào hàng ngày của bò không nên vượt quá 429mg/kg thể trọng. Nếu vượt quá sẽ là mối nguy hiểm tiềm tàng đối với thú mang thai và thú non, gây sảy thai, chậm sinh trưởng và giảm sức sản xuất sữa, gây nguy hiểm đến sức khoẻ của người tiêu dùng khi sử dụng các sản phẩm từ sữa của bò sữa có hàm lượng NO3

- cao.

Do hàm lượng NO3

-

trong cỏ có ảnh hưởng đến lượng NO3 -

trong sữa nên trong quá trình chăn nuôi bò sữa chúng ta cần kiểm tra lượng NO3- có trong thức ăn mà bò ăn vào hàng ngày.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Chƣơng 4

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 4.1. KẾT LUẬN

Qua kết quả theo dõi các chỉ tiêu nghiên cứu của giống cỏ VA 06 trồng tại Mộc Châu - Sơn La, chúng tôi đi đến một số kết luận sau:

- Điều kiện khí hậu thủy văn từ tháng 1/2009 - 3/2010 chỉ tương đối đáp ứng được yêu cầu cho sự sinh trưởng phát triển của cỏ VA 06.

- Việc sử dụng phân bón NEB - 26 thay thế 50% phân đạm đã tạo điều kiện cho cây cỏ sinh trưởng, phát triển tốt hơn, thời gian sinh trưởng kéo dài, khả năng đẻ nhánh tốt hơn.

- Sử dụng phân NEB - 26 thay thế 50% phân đạm trong quá trình thâm canh cây cỏ không chỉ tiết kiệm chi phí phân bón mà còn làm tăng năng suất chất xanh và chất lượng của cỏ VA 06, làm chậm quá trình tích luỹ NO3 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- trong cỏ khi được thâm canh cao .

- Bò sữa thí nghiệm khi sử dụng cỏ VA 06 có bón NEB - 26 đã làm năng suất sữa cao hơn hẳn so với sử dụng cỏ VA 06 không bón NEB tới 6,8%; đồng thời làm cho chất lượng của sữa sau thí nghiệm ở lô TN tăng lên 10,24% Li và 4,17% Pr sữa so với giai đoạn trước TN.

- Sử dụng cỏ VA 06 được bón NEB 26 đã làm tăng chất lượng cỏ, tăng hiệu quả sử dụng thức ăn của bò sữa, góp phần làm giảm chi phí thức ăn cho 1 kg sữa cả về khối lượng thức ăn lẫn vật chất dinh dưỡng thấp hơn so với lô đối chứng(8,97% lượng TA xanh tiêu thụ; 2,89% vật chất khô; 1,7% Protein thô và 2,9% W thô/1kg sữa).

- Về chỉ tiêu an toàn hàm lượng NO3 -

trong sản phẩm sữa của bò sữa, chúng tôi thấy rằng: khi sử dụng cỏ xanh trong khẩu phần TN có hàm lượng NO3- thấp hơn lô ĐC tới 27,07% thì hàm lượng NO3- trong sữa ở lô TN cũng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

thấp hơn lô ĐC tới 28,04%. Để có sản phẩm sữa an toàn thì cần cung cấp thức ăn xanh có hàm lượng NO3- ở mức an toàn cho vật nuôi.

. Nếu nhìn một cách sâu xa thì việc nghiên cứu về cỏ trồng cần được đẩy mạnh, đó cũng là một động lực thúc đẩy ngành chăn nuôi bò sữa đi lên.

4.2. ĐỀ NGHỊ

- Do mới theo dõi qua 5 lứa cắt nên năng suất, chất lượng của cỏ mới là những nghiên cứu ban đầu. Vấn đề này cần tiếp tục theo dõi ở các lứa sau, trong những năm tiếp theo, trên những nền đất canh tác khác nhau và trên những giống cỏ khác nhau để có những kết luận rõ ràng, chính xác hơn về hiệu quả sử dụng phân bón NEB - 26 để thâm canh đồng cỏ tăng năng suất và sản lượng cây trồng.

- Cho tiến hành nghiên cứu lặp lại và phân tích đầy đủ hơn để đưa ra kết luận có ý nghĩa khoa học cao hơn nữa và có ý nghĩa thực tiễn thuyết phục hơn nữa về khả năng sử dụng cỏ có bón NEB - 26 để nuôi bò sữa và nhiều giống gia súc khác, phục vụ cho việc nâng cao diện tích trồng cỏ VA 06 có bón NEB - 26 trên diện rộng.

- Cần tiếp tục nghiên cứu chỉ tiêu NO3- trong thức ăn xanh cho bò sữa cũng như trong các sản phẩm sữa của bò để từ đó đưa ra khuyến cáo về hàm lượng NO3-

đưa vào hàng ngày đảm bảo mức an toàn cho người và vật nuôi.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

TÀI LIỆU THAM KHẢO I. TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT

1. Đoàn Ẩn, Võ Văn Trị (1976), Cây trồng và sử dụng một số giống cỏ có năng suất cao, Nxb Nông nghiệp Hà Nội.

2. Lê Hoà Bình, Nguyễn Quý Trác (1981 - 1982), Viện chăn nuôi 50 năm

xây dựng và phát triển 1952 - 2002, Nxb Nông nghiệp, tr237.

3. Lê Hoà Bình, Hoàng Thị Lảng (1982 - 1983), Viện chăn nuôi 50 năm xây dựng và phát triển 1952 - 2002, Nxb Nông nghiệp, tr238.

4. Lê Hoà Bình và cộng tác viên (1983), Viện chăn nuôi 50 năm xây dựng và phát triển 1952 - 2002, Nxb Nông nghiệp, tr238.

5. Lê Hoà Bình, Hồ Văn Núng (1987 - 1989), Viện chăn nuôi 50 năm xây

dựng và phát triển 1952 - 2002, Nxb Nông nghiệp, tr238.

6. Nguyễn Văn Bình, Trần Văn Tường (2007), Giáo trình chăn nuôi trâu bò, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

7. Đinh Văn Cải, De Boever, Phùng Thị Lâm Dung(2004), Thành phần hoá

học và giá trị dinh dưỡng của một số loại thức ăn cho trâu bò khu vực thành phố Hồ Chí Minh. Báo cáo khoa học Chăn nuôi thú y, Phần dinh dưỡng và thức ăn vật nuôi, Nxb NN 12/2004, tr137 - 139.

8. I. P. Cooper, N. M. Taition, Nhu cầu ánh sáng và nhiệt độ để sinh trưởng của cỏ thức ăn gia súc nhiệt đới. Đồng cỏ và cây thức ăn gia súc nhiệt đới tập II, Nxb khoa học và kỹ thuật 1974, tr86 - 112.

9. Cục chăn nuôi (2006), Tình hình sản xuất thức ăn thô xanh giai đoạn 2001 - 2005 và định hướng phát triển thời kỳ 2006 - 2010,

http//www.Cucchannuoi.gov.vn.

10. Cù Xuân Dần (1975), Sinh lý gia súc, Nhà xuất bản khoa học kỹ thuật Nông nghiệp Hà nội.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

11. Dinh dưỡng gia súc, gia cầm (2002), Hội chăn nuôi Việt Nam, Nxb Nông nghiệp Hà Nội.

12. Dự án bò sữa Việt - Bỉ (2008), “Số lượng tế bào thân (SCC), số lượng vi khuẩn (BC) và chất tồn dư”, Tạp chí Milk Matters, số 1, Trang 20 - 21. 13. Tạp chí Milk Matters (2009), số 3, trang 6 - 7.

14. Dự án JICA (2008), Nâng cao kỹ thuật chăn nuôi bò sữa cho các trang trại quy mô vừa và nhỏ ở Việt Nam.

15. Vũ Duy Giảng, Nguyễn Thị Lương Hồng, Tôn Thất Sơn (1997), Giáo trình dinh dưỡng và thức ăn, Nxb Nông nghiệp Hà Nội.

16. FAO, Tome (1984) tr 5.

17. Hoàng Kim Giao, Phùng Quốc Quảng, Đặng Trần Tính, Đỗ Kim Tuyên,

(2003), Sổ tay chăn nuôi bò sữa nông hộ, Nxb Nông nghiệp Hà Nội. 18. Từ Quang Hiển, Phan Đình Thắm, Ngôn Thị Hoán (2001) Thức ăn và

dinh dưỡng gia súc, Nhà xuất bản Nông nghiệp.

19. Từ Quang Hiển, Nguyễn Khánh Quắc, Trần Trang Nhung (2002), Giáo

trình Đồng cỏ và cây thức ăn gia súc, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

20. Phan Nguyên Hồng (1971), Sinh thái thực vật, Tài liệu lưu hành nội bộ Đại học Sư phạm Hà Nội, tr. 9 - 75.

21. Hội chăn nuôi Việt Nam, Thức ăn chăn nuôi và chế biến thức ăn gia súc.

Một phần của tài liệu nghiên cứu ảnh hưởng của phân neb - 26 đến năng suất, chất lượng của giống cỏ va 06 và ảnh hưởng của cỏ va 06 bón phân neb - 26 đến năng suất, chất lượng của sữa bò nuôi tại mộc châu, sơn la (Trang 76 - 96)