Kỹ thuật trồng và sử dụng

Một phần của tài liệu nghiên cứu ảnh hưởng của phân neb - 26 đến năng suất, chất lượng của giống cỏ va 06 và ảnh hưởng của cỏ va 06 bón phân neb - 26 đến năng suất, chất lượng của sữa bò nuôi tại mộc châu, sơn la (Trang 40 - 44)

2. Mục tiêu của đề tài

1.2.4. Kỹ thuật trồng và sử dụng

- Kỹ thuật trồng:

+ Thời vụ: Cỏ Voi nói chung và cỏ VA 06 nói riêng có thể trồng từ tháng 2 đến tháng 6 dương lịch nhưng tốt nhất là từ 15 tháng 2 đến 30 tháng 3 vì thời gian này trời ấm, có mưa nhỏ. Ở vùng nóng có thể trồng vào bất cứ mùa nào khi có mưa.

+ Làm đất:Đất trồng được cày 2 lần sâu 20 - 25 cm, nếu cày sâu 15 - 20 cm, thì bừa kĩ nhiều lần để đất tơi ải, san bằng bề mặt, nhặt sạch cỏ dại, sau đó cày rạch hàng sao cho hàng cách hàng 65 - 70 cm. Bón vôi từ 1 - 1,5 tấn/ha vào lần cày thứ 2.

+ Bón phân:

Bón lót: Trước khi trồng có thể bón toàn bộ lượng phân bằng cách vãi tung phân trước lần bừa cuối cùng rồi bừa bằng bừa đĩa hoặc bón theo hàng sau khi đã cày rạch hàng. Lượng phân chuồng: Từ 15-20 tấn/ha; Supelân từ: 200-300 kg/ha;Kaliclorua: 100 kg/ha;

Bón thúc: Cỏ VA 06 là cỏ cho năng suất cao, nó đòi hỏi thâm canh cao. Sau mỗi lứa cắt bón 50 - 100 kg đạm ure/ha.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Bón hàng năm vào đầu xuân: Phân chuồng: 10 - 15 tấn/ha; Supe lân: 200 - 300 kg/ha; Kaliclorua: 100 kg/ha; Đạm ure: 80 - 100 kg/ha.

Sau 3 năm bón vôi với lượng 1 tấn/ha cùng với bón phân hàng năm vào đầu Xuân.

+ Chuẩn bị giống:Chọn cây to mập, khoẻ, bánh tẻ, chưa ra mầm, bóc hết lá bẹ ở mầm nách rồi dùng dao sắc cắt thành từng đoạn, cắt nghiêng (vát) mỗi đoạn có từ 1 - 2 mắt (tốt nhất là 1 mắt để tập trung dinh dưỡng). Trên mỗi mắt có một mầm nách, đoạn thân trên của mắt ngắn, đoạn thân dưới dài hơn để tăng tỷ lệ sống. Khi cắt chú ý tránh làm dập hom để đảm bảo cỏ mọc được đều.

+ Cách trồng: Mật độ trồng: Nếu trồng để làm thức ăn xanh thì trồng dày một chút, khoảng cách cây và hàng là 50 x 65 cm hoặc 33 x 66 cm, mật độ 30.000 - 45.000 cây/ha.

Nếu trồng để lấy hom thì trồng thưa một chút, khoảng cách cây và hàng là 80 x 100 cm hoặc 70 x 90 cm, mật độ là 12.000 - 15.000 cây/ha.

Nếu trồng làm hàng rào, trồng để chống xói mòn cây trên đất dốc thì trồng dày, khoảng cách cây và hàng là 33 x 40 cm, mật độ xấp xỉ 100.000 cây/ha.

Cách trồng: Trồng theo hàng: Hom đặt kép 2 hàng (nếu đủ giống) nằm song song với nhau và với mặt đất, hoặc trồng một hàng nối tiếp nhau, mắt gối mắt, rồi lấp đất sâu 5 - 6 cm giống như trồng mía.

+ Chăm sóc:

Sau khi trồng 3 - 5 ngày nếu khô hạn thì phải tưới nước. Sau khi trồng khoảng 7 - 20 ngày đi kiểm tra và trồng dặm đảm bảo mật độ giữ được trên 98% đạt mức 30.000 - 40.000 cây/ha. Trong thời gian đầu, phải chú ý làm cỏ 1 - 2 lần, lần 1 sau khi trồng 15 - 20 ngày, lần 2 sau lần 1 là 15 ngày, kết hợp bón thúc đạm ure vì đây là thời kỳ cỏ phát triển nhanh nhất. Nếu gặp thời tiết khô hạn thì mỗi tuần tưới nước 1 lần nhưng không để đọng nước. Sau mỗi lứa cắt 20 ngày bón thúc phân urê và xới xáo, tưới nước để nâng cao năng suất.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Chăm sóc cỏ làm giống: Với ruộng cỏ để làm giống thì nên cắt 2 - 3 lứa đầu vào trước tháng 7, sau đó không cắt tiếp mà chỉ bóc lá, nhưng phải trừ lại 6 - 8 lá trên cây. Mỗi ha bón 750 kg phân lân nung chảy. Khi cây cao đến 180 cm trở lên thì thu hết lá ở phần phía dưới để sử dụng, nhưng phải giữ lại lá bao mầm nách và không làm tổn hại đến lá non. Giữ cho cây khoẻ, không sâu bệnh để làm giống.

Phòng trừ sâu bệnh: Cỏ VA 06 chống sâu bệnh rất tốt nhưng đôi khi cũng bị bệnh thán thư, bệnh phấn trắng, sâu đục thân chủ yếu hại mầm non và thân. Trong quá trình trồng cỏ làm thí nghiệm chúng tôi phát hiện trên giống cỏ này xuất hiện bệnh khô vằn, đây là một loại bệnh xuất hiện trên các giống cây họ hoà thảo.

Biện pháp phòng trừ chủ yếu là giữ vườn cỏ được thông thoáng, nếu phát sinh sâu bệnh thì dùng các biện pháp phòng trừ sinh học, tránh dùng thuốc hoá chất.

+ Cắt cỏ và sử dụng: Nói chung vào thời vụ cắt cứ 30 - 40 ngày cắt một lần trong các tháng 4 - 11 hàng năm. Nếu nuôi bò, dê, cừu và các gia súc nhai lại khác thì cắt vào lúc cây cao 130 - 140 cm, mỗi năm thu hoạch từ 5 - 6 lứa. Nếu nuôi lợn, cá trắm cỏ thì cắt lúc cỏ còn non, ăn hợp khẩu vị. Như vậy nếu cắt cỏ vào lúc cỏ cao 80 - 120 cm, mỗi năm có thể thu được 7 - 10 lứa. Khi cắt cỏ thì phải cắt sát mặt đất để đảm bảo tái sinh được đồng đều, tránh cắt vào ngày mưa vì dễ gây sâu bệnh. Năng suất năm đầu của giống cỏ này chỉ đạt 225 tấn/ha, cao nhất đạt 375 tấn/ha, từ năm thứ 2 đến năm thứ 6 có thể đạt 480 tấn/ha.

- Cách sử dụng cỏ:

Dùng làm thức ăn chất lượng tốt để đáp ứng chăn nuôi: Cắt cỏ xanh để nuôi gia súc, gia cầm. Lá cỏ tươi, mềm, nhiều nước, khẩu vị ngon, giàu dinh dưỡng, tỷ lệ tiêu hoá cao là thức ăn xanh tốt nhất để nuôi gia súc, gia cầm ăn cỏ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Làm thức ăn ủ xanh: Giống cỏ VA 06 có hàm lượng đường cao vì vậy ủ xanh rất tốt. Trong thời kỳ từ tháng 6 - 8 cỏ phát triển cực nhanh, năng suất rất cao, khi thân cao 150 - 200 cm thì cắt phơi nắng nửa ngày đến 1 ngày, hạ độ ẩm của cây xuống 60% rồi cắt thành từng đoạn dài 3cm để ủ xanh dự trữ thức ăn trong mùa Đông. Trong khi ủ thì cho thêm 1% urê và 0,3% muối ăn nhằm nâng cao chất lượng thức ăn.

Sản xuất cỏ khô xanh: Vào vụ cỏ cho năng suất cao, khi cây cao 150 - 180 cm thì sau khi cắt đem phơi trực tiếp để làm thức ăn khô xanh. Phải chọn ngày nắng, phơi 2 - 3 ngày rồi bảo quản trong nhà nơi râm mát, thông thoáng hoặc đánh thành từng đống như đống rơm, đề phòng lên men mốc. Cỏ khô xanh đem nghiền thành bột để nuôi gia súc gia cầm.

Chế biến thức ăn ủ nhẹ: Khi cây cao 250 - 300 cm thì cắt thành từng đoạn dài 3 - 5 cm sau đó phun vi khuẩn để lên men rồi đem chứa vào bịch được nén chặt, sau 30 ngày có thể lấy ra để chăn nuôi.

Trồng để chống xói mòn: Loại cỏ này có bộ rễ lớn, mọc nhanh, nếu trồng trên đất có độ dốc trên 250, có tác dụng để chống xói mòn rất tốt hoặc trồng ven sông bãi bồi hoặc nơi dễ sạt lở ở ven đường, có thể bảo vệ tốt môi trường. Trồng cỏ giữ cát, chống cát bay cũng có tác dụng tốt.

Dùng để phủ xanh đất trống đồi trọc và các khu công cộng: Cỏ VA 06 có thân cao, màu tro trắng, nhẵn bóng, cũng có giá trị như cây cảnh, có thể phủ xanh đất trống đồi trọc và xây dựng “Rừng cỏ” làm sạch đẹp và chống ô nhiễm môi trường, làm đẹp cảnh quan của những vùng sinh thái.

Dùng sản xuất giấy và ván nhân tạo: Do cỏ VA 06 có tốc độ phát triển sinh khối nhanh, có sợi dài, hiệu suất sản xuất bột giấy cao, có tính năng tẩy trắng tốt, hàm lượng pentosan thấp, cường độ sợi cao... tốt hơn nhiều so với một số loại cây nguyên liệu khác, có thể sản xuất các loại giấy văn hoá phẩm cao cấp. Thân cỏ có thể làm ván nhân tạo có giá rẻ, chất lượng tốt và sản xuất

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

nhiều mặt hàng thủ công mỹ nghệ, sản xuất các loại hộp đựng thức ăn dùng một lần vừa có giá rẻ mà không gây tổn hại môi trường.

Sản xuất nấm ăn và nấm dược liệu: Cỏ VA 06 có thể nghiền làm bột cỏ thay thế nguyên liệu gỗ, mùn cưa, có thể sản xuất trên 30 loại nấm, trong đó có Trúc tôn là loại nấm ăn cao cấp và nấm Linh chi để làm thuốc.

Một phần của tài liệu nghiên cứu ảnh hưởng của phân neb - 26 đến năng suất, chất lượng của giống cỏ va 06 và ảnh hưởng của cỏ va 06 bón phân neb - 26 đến năng suất, chất lượng của sữa bò nuôi tại mộc châu, sơn la (Trang 40 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)