Phương pháp phân tích thành phần hóa học của sữa

Một phần của tài liệu nghiên cứu ảnh hưởng của phân neb - 26 đến năng suất, chất lượng của giống cỏ va 06 và ảnh hưởng của cỏ va 06 bón phân neb - 26 đến năng suất, chất lượng của sữa bò nuôi tại mộc châu, sơn la (Trang 56 - 96)

2. Mục tiêu của đề tài

2.4.3.2. Phương pháp phân tích thành phần hóa học của sữa

Lấy mẫu cỏ phân tích trước khi đưa vào thí nghiệm, sau đó lấy mẫu sữa phân tích trước và sau khi ăn cỏ thí nghiệm tại Viện khoa học sự sống Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.

- Xác định vật chất khô bằng phương pháp sấy ở 1050C đến khối lượng không đổi.

- Xác định protein bằng phương pháp Kjeldald trên thiết bị tự động Vapodex của hãng Gerhard - Đức.

- Xác định hàm lượng mỡ thô bằng phương pháp chiết Shoxlect. - Xác định hàm lượng đường khử bằng phương pháp Bertrand. - Xác định tỷ trọng sữa đo bằng tỷ trọng kế.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Xác định tồn dư NO3- theo phương pháp điện cực màng trên thiết bị PC22 của hãng Hatch (Mỹ).

2.5. CÁC CHỈ TIÊU NGHIÊN CỨU VÀ PHƢƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH

2.5.1. Các chỉ tiêu nghiên cứu trên cỏ và phƣơng pháp thực hiện

2.5.1.1. Tốc độ sinh trưởng, tái sinh của cỏ VA 06 (cm/ngày)

Xác định bằng cách cứ 7 ngày đo 1 lần bằng thước gậy từ lúc 14 ngày tuổi đến khi thu cắt lứa 1 và các lứa tái sinh. Sử dụng phương pháp lấy mẫu theo đường chéo hình chữ nhật. Lấy ngẫu nhiên 5 điểm trên đường chéo (như hình vẽ).

Cắm cọc, đánh dấu cố định các cây theo dõi trong mỗi ô. Mỗi tuần đo 1 lần. Tốc độ sinh trưởng, tái

sinh (cm/ngày) =

Độ cao cây BQ lần 2 (cm) - Độ cao cây BQ lần 1 (cm)

Thời gian theo dõi (ngày)

2.5.1.2. Khả năng đẻ nhánh

Xác định bằng cách 7 ngày đếm một lần, mỗi lô đếm 5 khóm theo đường chéo hình chữ nhật và tính số nhánh bình quân của 3 lần nhắc lại.

2.5.1.3. Năng suất xanh (kg/m2/lứa)

Dùng phương pháp lấy mẫu theo đường chéo mỗi công thức lấy 5 ô, cắt và cân vào buổi sáng sớm sau khi tan sương (mỗi ô cắt có diện tích 1m2)

Năng suất xanh

(kg/m2/lứa) =

Tổng khối lượng cỏ thu được trong các ô mẫu/công thức/lứa (kg)

Số mẫu cắt (m2 )

2.5.1.4. Cường độ sinh trưởng tái sinh

o o

o o

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

CĐST,TS (kg/ha/ngày) =

Năng suất chất xanh (kg/ha/lứa) Thời gian theo dõi (ngày)

2.5.1.5. Thành phần hóa học của cỏ VA 06

Phương pháp lấy mẫu: Ở mỗi lô cắt 5 ôtheo đường chéo hình chữ nhật, (mỗi ô có diện tích 1m2) lấy 3 lần lặp lại sau đó đem trộn chung lại với nhau, mỗi lô lấy 1 kg cỏ tươi. Sau đó mẫu được đem về phân tích tại Phòng Phân tích Thức ăn và Nông sản của Viện Khoa học sự sống.

2.5.2. Các chỉ tiêu nghiên cứu trên bò sữa

2.5.2.1. Năng suất sữa bò

Được theo dõi năng suất cá thể hàng ngày để tính năng suất bình quân (kg/ngày) trên mỗi tuần thí nghiệm.

Năng suất cá thể

bình quân =

∑Sản lượng sữa của mỗi cá thể (kg)

Kg/con/ngày 7 (ngày)

2.5.2.2. Chất lượng dinh dưỡng của sữa bò

Lấy mẫu sữa trước và sau khi sử dụng cỏ VA06 có bón NEB - 26 ở 2 lô để phân tích, đánh giá. Lấy mẫu sữa vào buổi sáng, bảo quản lạnh và đưa về phòng thí nghiệm của Viện khoa học sự sống - Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên phân tích. Các chỉ tiêu phân tích:

- Tỷ trọng sữa.

- Vật chất khô trong sữa (%). - Protein sữa (%).

- Mỡ sữa (%).

- Đường sữa lactoza (%).

- Hàm lượng NO3- trong sữa (mg/kg). - Vitamin A trong sữa (UI/kg).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Tiêu tốn thức ăn tinh/kg sữa = ∑Thức ăn tinh cung cấp trong tuần(kg) ∑Số sữa vắt trong tuần(kg) Tiêu tốn thức ăn xanh/kg sữa

= ∑Thức ăn xanh cung cấp trong tuần(kg) ∑Số sữa vắt trong tuần(kg)

Theo dõi lượng thức ăn hàng ngày đưa vào buổi sáng và cân lại thức ăn thừa sau 1 ngày.

2.5.2.4. Tiêu tốn vật chất dinh dưỡng

Vật chất khô (g), Protein (g), ME (Kcal), cho một kg sữa được sản xuất ra: Căn cứ vào lượng thức ăn tiêu thụ và thành phần dinh dưỡng của nó để xác định lượng dinh dưỡng tiêu thụ /1kg sữa tươi được sản xuất ra trên mỗi lô.

2.5.2.5. Sự an toàn về NO3- -

trong sữa

Được xác định bằng chỉ tiêu hàm lượng Nitơrat trong sữa (mg/kg): phân tích tại phòng thí nghiệm và xác định kết quả cuối cùng.

2.6. PHƢƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU

Số liệu thu được đem xử lý theo phương pháp thông kê sinh vật học của Nguyễn Văn Thiện, 2002 [31]

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Chƣơng 3

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. ĐIỀU KIỆN KHÍ HẬU CỦA VÙNG THÍ NGHIỆM

Quá trình sinh trưởng và phát triển của cây cỏ cũng như các loại cây trồng khác chịu ảnh hưởng rất lớn của điều kiện ngoại cảnh. Các yếu tố như: Nhiệt độ, ẩm độ, ánh sáng, lượng mưa, có ảnh hưởng rất lớn tới năng suất khi chúng tác động theo chiều hướng có lợi thì năng suất cỏ tăng và ngược lại. Dựa trên cơ sở đó chúng ta có thể lợi dụng sự ảnh hưởng của các yếu tố này bằng cách xác định chế độ trồng trọt, bố trí cơ cấu cây trồng và mùa vụ hợp lý, áp dụng các biện pháp kỹ thuật phù hợp nhằn thâm canh, tăng năng suất và sản lượng cỏ. Vì vậy, chúng tôi đã tiến hành theo dõi tình hình diễn biến của khí hậu thuỷ văn ở cơ sở thực tập. Kết quả theo dõi về điều kiện khí hậu thủy văn tại huyện Mộc Châu (được trình bày ở bảng 3.1).

Bảng 3.1: Tình hình khí hậu, thủy văn huyện Mộc Châu từ tháng 1 /2009 đến tháng 3 năm 2010 Tháng Nhiệt độ trung bình (0C) Tổng lƣợng mƣa (mm) Độ ẩm trung bình (%) Số giờ nắng (Giờ/tháng) 1/2009 10,8 8,3 84 161,4 2 18,8 8,9 82 187,9 3 18,2 11,8 82 124,8 4 20,5 84,0 85 152,8 5 22,0 195,2 88 140,9 6 23,9 89,7 82 148,6 7 23,5 444,0 89 137,5 8 23,5 301,3 89 195,0 9 22,7 154,1 86 169,9 10 20,4 68,2 90 131,9 11 15,8 4,6 81 166,7 12/2009 14,3 3,6 87 143,0 Tổng/năm 2009 1373,7 1705,8 01/2010 14,4 42,3 89 117,1 02/2010 17,0 13,3 75 203,3 3/2010 18,6 31,4 76 154,6 TB/15tháng 18,96 97,38 84,33 145,38

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Trong tháng 1, tháng 2 và tháng 3 lượng mưa thấp, ẩm độ giảm dần từ 84 xuống 82%, thời tiết khô hanh kéo dài. Nhiệt độ trung bình dao động từ 10,80C (tháng 1) đến 18,80

C (tháng 2). Tổng lượng mưa dao động từ 8,3 đến 11.8 mm.

Trong tháng 3, tổng lượng mưa là 11.8mm, thỉnh thoảng đã có mưa phùn. Đây là một trong những điều kiện thuận lợi để tiến hành trồng cỏ mới cho đồng cỏ.

Từ tháng 4 đến tháng 10 thời tiết khá ổn định, nhiệt độ trung bình dao động từ 20,40

C - 23,90C. Cao nhất ở tháng 6 là 23,90C và thấp nhất ở tháng 10 là 20,40C .

Tổng lượng mưa tăng lên rõ rệt so với 3 tháng đầu năm. và dao động từ 68,2 mm đến 444 mm, cao nhất ở tháng 7 và thấp nhất là tháng 10.

Độ ẩm trung bình dao động từ 82% - 90%, thấp nhất là tháng 6 (82%), cao nhất là tháng 10 (90%). Trong tháng 10 mặc dù lượng mưa thấp nhưng số giờ nắng và nhiệt độ cũng thấp nhất so với các tháng từ 4 - 10 nên đã làm cho ẩm độ đạt cao nhất đạt 90%.

Trong các tháng 5, 6, 7, 8, 9 nhiệt độ cao, lượng mưa lớn là điều kiện thuận lợi cho quá trình sinh trưởng và phát triển của cỏ. Tuy nhiên trong tháng 7 và tháng 8 có những đợt mưa lớn bất thường gây rửa trôi mạnh làm cho đất bạc màu, giảm độ phì nhiêu, ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng của cỏ.

Trong hai tháng cuối năm, thời tiết khô hanh, nhiệt độ giảm dần từ 15,80c(Tháng 11) xuống còn 14,30c(Tháng 12) và lượng mưa thấp nhất trong năm từ 4,6mm (Tháng 11) xuống chỉ còn 3,6mm (tháng 12), đây là điều kiện hết sức bất lợi cho sinh trưởng và phát triển của cỏ. Trong hai tháng này còn xuất hiện sương muối kéo dài từ ngày 18/12/2009 đến ngày 22/12/2009 làm toàn bộ diện tích đồng cỏ nói chung và diện tích cỏ thí nghiệm nói riêng bị lụi. Điều này đã ảnh hưởng rất lớn tới kết quả của thí nghiệm.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Sau hai tháng cuối năm từ tháng 1 đến tháng 3 năm 2010 lượng mưa và ẩm độ tăng lên đáng kể, lượng mưa cao nhất vào tháng 1 kéo theo ẩm độ cũng cao nhất trong 3 tháng đầu năm 2010. Điều này đã làm cho tốc độ phục hồi, tái sinh của cỏ diễn ra được nhanh chóng

3.2. ẢNH HƢỞNG CỦA CÁC MỨC BÓN PHÂN ĐẠM VÀ THAY THẾ BẰNG NEB - 26 ĐẾN SINH TRƢỞNG, NĂNG SUẤT, THÀNH PHẦN HOÁ HỌC CỦA CỎ VA 06

3.2.1. Tốc độ sinh trƣởng của cỏ VA 06 (cm/ngày)

Chúng tôi tiến hành theo dõi khả năng sinh trưởng của cỏ thí nghiệm từ 14 ngày tuổi đến 63 ngày tuổi. Kết quả được được trình bày ở bảng 3.2.

Bảng 3.2: Tốc độ sinh trƣởng của cỏ VA 06 (cm/ngày) Thời gian theo

dõi (ngày)

Công thức 1 Công thức 2 Công thức 3 TĐST (cm/ngày) TĐST (cm/ngày) TĐST (cm/ngày)

14 ĐC 0,89 1,04 0,97 TN 0,97 0,98 0,85 21 ĐC 1,86 1,80 1,85 TN 2,65 2,52 3,20 28 ĐC 2,93 3,00 3,21 TN 3,16 3,20 3,28 35 ĐC 3,47 4,05 3,96 TN 3,87 4,19 4,39 42 ĐC 4,19 4,29 4,98 TN 4,22 4,71 5,78 49 ĐC 4,78 5,12 5,64 TN 5,21 5,30 5,86 56 ĐC 4,28 4,68 5,14 TN 4,69 5,11 5,16 63 ĐC 3,07 3,62 4,06 TN 3,31 3,99 4,49

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 0 1 2 3 4 5 6 7 14 21 28 35 42 49 56 63 Ngày T ốc đ ộ si nh tr ưởn g (c m /n gà y) C«ng thøc 1 §C C«ng thøc 1 TN C«ng thøc 2 §C C«ng thøc 2 TN C«ng thøc 3 §C C«ng thøc 3 TN Hình 3.1: Đồ thị tốc độ sinh trƣởng của cỏ VA 06

Qua bảng 3.2 và đồ thị 3.1 chúng tôi thấy rằng: Ở giai đoạn 0 - 14 ngày TĐST chậm nhưng tương đối đồng đều ở cả 3 công thức. CT1, TĐST của cỏ ở lô ĐC là 0,89cm/ngày, lô TN là 0,97cm/ngày; CT2, ở lô ĐC có TĐST đạt 1,04 cm/ngày còn ở lô TN là 0,98cm/ngày; ở CT3, TĐST ở lô ĐC là 0,97cm/ngày còn lô TN là 0,85cm/ngày. Ở giai đoạn 14 - 21 ngày, TĐST chậm nhưng đã có sự chênh lệch lớn giữa lô ĐC và lô TN trong cùng một công thức cụ thể ở CT1, TĐST ở lô ĐC đạt 1,86cm/ngày còn ở lô TN là 2,65cm/ngày; CT2, TĐST lô ĐC là 1,80cm/ngày còn lô TN là 2,52cm/ngày. Trong CT3, lô ĐC có TĐST là 1,85cm/ngày trong khi đó lô TN có TĐST là 3,20cm/ngày.

Giai đoạn 21 - 28 ngày tuổi TĐST đã có sự thay đổi theo chiều hướng tăng dần từ CT1 đến CT3 và trong cùng một công thức thì TĐST của lô TN luôn cao hơn lô ĐC cụ thể như sau: CT1, TĐST ở lô ĐC là 2,93cm/ngày còn lô TN là 3,16cm/ngày; CT2, TĐST của lô ĐC là 3,00cm/ngày còn lô TN là 3,20cm/ngày; CT3, TĐST của lô ĐC là 3,21cm/ngày, lô TN là 3,28cm/ngày. Có sự chênh lệch như vậy là do ảnh hưởng của các mức phân đạm, phân NEB khác nhau và của việc cỏ có bón phân NEB và không bón NEB. Ta thấy

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

TĐST tăng khi mức phân đạm và phân NEB bón tăng lên. Tuy nhiên đây mới chỉ là giai đoạn đầu của quá trình sinh trưởng tích luỹ, quá trình này kéo dài và đạt tối đa ở giai đoạn 49 ngày tuổi.

Sau giai đoạn 49 ngày tuổi, TĐST giảm dần và giảm mạnh nhất ở giai đoạn 56 - 63 ngày tuổi.

Vì vậy, cần thu cắt cỏ kịp thời ở giai đoạn này để đảm bảo năng suất, chất lượng cỏ cho gia súc và không ảnh hưởng đến khả năng tái sinh lần sau. Bên cạnh đó chúng tôi thấy: Việc sử dụng phân NEB đã kéo dài thời gian sinh trưởng tích luỹ, mức bón phân đạm càng cao thời gian sinh trưởng càng dài kéo theo đó độ cao cây cũng được tăng lên theo mức bón phân đạm tăng.

3.2.2. Kết quả theo dõi tốc độ tái sinh của cỏ

TĐTS là mức độ tăng trưởng của cây biểu hiện ở độ cao cây từ sau khi cắt lần một đến khi thu cắt lần hai.

Kết quả theo dõi về TĐTS của cỏ VA 06 được trình bày ở bảng 3.3.

Bảng 3.3: Tốc độ tái sinh trung bình của cỏ VA 06 (cm/ngày) Ngày tuổi TĐTS (cm/ngày)

CT1 CT2 CT3 7 ĐC 2,78 2,97 3,16 TN 3,06 3,18 3,53 14 ĐC 3,11 3,2 4,09 TN 3,74 4,03 4,36 21 ĐC 4,21 4,29 4,75 TN 4,27 4,6 5,03 28 ĐC 3,61 3,76 4,33 TN 3,71 4,31 4,68 35 ĐC 3,30 3,45 4,13 TN 3,50 4,02 4,35

Ngay từ giai đoạn 0 - 7 ngày tuổi, TĐTS đã có sự thay đổi theo chiều hướng tăng dần từ CT1 - CT3. Và ở cả 3 CT, TĐTS của cỏ ở lô TN luôn cao hơn lô ĐC.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Ở giai đoạn 14 - 21 ngày tuổi TĐTS đạt cao nhất và tăng dần theo các công thức bón đạm và NEB: CT1, lô TN (4,27cm/ngày), lô ĐC (4,21cm/ngày); CT2 lô TN (4,6cm/ngày), lô ĐC (4,29cm/ngày); CT3 lô TN (5,03cm/ngày), lô ĐC (4,75cm/ngày). Sau giai đoạn này TĐTS giảm dần đến khi thu cắt.

3.2.3. Khả năng đẻ nhánh ở các lứa của cỏ VA 06

Khả năng đẻ nhánh và chất lượng nhánh đẻ của cỏ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như : Giống, mật độ, chế độ chăm sóc và dinh dưỡng, tuổi cỏ, kỹ thuật cắt. Việc bón phân kịp thời và đầy đủ là biện pháp kỹ thuật cần thiết để kích thích cỏ đẻ nhánh tối đa và chất lượng nhánh đẻ tốt. Nếu được cung cấp đủ dinh dưỡng thì cỏ đẻ nhánh sớm và tập trung.

Kết quả theo dõi khả năng đẻ nhánh của cỏ VA 06 ở lứa sinh trưởng (lứa 1) và các lứa tái sinh (lứa 2 - 5) được thể hiện ở bảng 3.4.

Bảng 3.4: Khả năng đẻ nhánh ở lứa sinh trƣởng và các lứa tái sinh của cỏ VA 06 (nhánh/khóm)

ĐC1 TN1 ĐC2 TN2 ĐC3 TN3

Bình quân nhánh/khóm/lứa 12,19 13,47 13,96 14,81 14,96 15,97

∑ số nhánh/khóm/năm 60,95 67,35 69,80 74,05 74,80 79,85

So sánh% 100 110,50 `114,52 121,49 122,72 131,01

Qua bảng 3.4 chúng tôi thấy:

- Tốc độ đẻ nhánh tăng khi lượng phân đạm bón ở các công thức tăng: Lấy lô đối chứng 1 làm chuẩn là 100% thì ở lô đối chứng 2 tăng 14,52% và ở lô đối chứng 3 tăng những 22,72%.

- Tốc độ đẻ nhánh tăng khi sử dụng phân NEB - 26 thay thế 50% lượng đạm ure ở mỗi công thức: So với lô đối chứng 1 thì ngay ở lô thí nghiệm 1 tốc độ đẻ nhánh đã tăng 15,50%, sang lô thí nghiệm 2 tăng 21,49%(cao hơn lô đối chứng 2 là 6,97%) và ở lô thí nghiệm 3 đã tăng đến 31,01%(cao hơn lô đối chứng 3 những 8,29%).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Vì vậy, sử dụng phân bón NEB - 26 vừa tiết kiệm chi phí, vừa tăng TĐST, TS, vừa tăng TĐĐN, từ đó tất yếu sẽ tăng năng suất cỏ và giảm giá thành sản phẩm.

3.2.4. Năng suất cỏ VA 06 qua các lứa cắt

Năng suất là chỉ tiêu đánh giá khả năng thu được lượng sinh khối /đơn vị diện tích gieo trồng . Đây là chỉ tiêu tổng hợp thể hiện sự sinh trưởng , phát triển, khả năng phân nhánh ... của cỏ ở các mức phân bón khác nhau , các lứa thu cắt khác nha u hay các loại phân bón khác nhau . Đây là chỉ tiêu đánh giá khả năng tích lũy vật chất sau khoảng thời gian nhất định để đạt tới một độ thành thục nhất định . Kết quả theo dõi năng suất của cỏ VA 06 được trình bày ở bảng 3.5.

Bảng 3.5: Năng suất của cỏ VA 06 qua 5 lƣ́a cắt (kg/m2

/lƣ́a) Lứa ĐC1 ĐC2 ĐC3 TN1 TN2 TN3 1 6,64±0,16 6,73±0,14 7,04±0,23 6,78±0,16 7,01±0,20 7,54±0,27 2 6,68±0,14 6,85±0,24 7,11±0,15 6,81±0,15 7,30±0,21 7,81±0,15

Một phần của tài liệu nghiên cứu ảnh hưởng của phân neb - 26 đến năng suất, chất lượng của giống cỏ va 06 và ảnh hưởng của cỏ va 06 bón phân neb - 26 đến năng suất, chất lượng của sữa bò nuôi tại mộc châu, sơn la (Trang 56 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)