2. Mục tiêu của đề tài
1.2.2. Giới thiệu về cây cỏ Voi (Penisetum purpureum)
- Nguồn gốc và phân bố:
Quê hương lâu đời của cỏ Voi là vùng Uganda nhập vào Mỹ năm 1913,
Australia năm 1919, CuBa năm 1917, Brazin năm 1920... (Nguyễn Thiện, 2003) [30]. Một sự thống nhất gần như phổ biến đối với giống cỏ này là hầu khắp các vùng trên thế giới đều gọi là cỏ Voi, bên cạnh những tên khoa học, tên địa phương khác.
Cỏ Voi được đưa vào nước ta đầu tiên ở Huế vào những năm 1900 và từ đó được trồng lan ra khắp các vùng. Năm 1968 nước ta lại nhập thêm một số giống cỏ Voi khác từ Cuba. Năm 1987 nhập từ Ấn Độ về giống cỏ Voi lai có năng suất cao đó là giống cỏ Kingrass. Mặc dù mang những đặc điểm khác nhau nhưng những giống cỏ Voi này đều có những đặc tính thực vật giống nhau.
- Đặc tính sinh học:
Cỏ Voi là loại cây lưu niên thuộc họ hoà thảo thân đứng và cứng, có lông như mía, sống ở các vùng nhiệt đới và á nhiệt đới. Cỏ Voi có thân thẳng, cao 2 - 3 m, ruột rỗng, nhiều mấu đốt. Những đốt ở gốc có rễ chân
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
kiềng. Chu vi thân có thể đến 2 - 4 cm, lá mọc thành 2 dãy cách nhau, phiến lá dài, trên lá có nhiều lông, mép lá hơi ráp, lá dài 30 - 70 cm, rộng 2 - 3 cm. Cỏ mọc thành bụi rất lớn, chu vi có khi đến 310 cm. Rễ thuộc loại rễ chùm, sau 14 tháng rễ có thể ăn sâu 92 cm, nhưng tập trung chủ yếu ở độ sâu 40 cm trên lớp đất mặt.
Cỏ Voi là cây thuộc vùng nhiệt đới xích đạo, do vậy nhu cầu của nó là đủ độ ẩm và nhiệt độ. Nhiệt độ thích hợp từ 18 - 400C, nhưng cây sinh trưởng và phát triển tốt nhất ở 25 - 300C. Theo số liệu nghiên cứu ở Marok, nếu nhiệt độ xuống dưới 140C thì cây ngừng sinh trưởng. Trong điều kiện nhiệt độ thấp, chất lượng cỏ vẫn không thay đổi. Ở điều kiện nhiệt độ không khí quá nóng, trên 450C cỏ ngừng sinh trưởng (Lê Văn Ngọc và cs, 1994) [25].
Cỏ Voi có thể thích ứng với độ cao tối đa từ 1.800 - 2.400 m, tốt nhất là độ cao 1.500 m nhưng phải bình nguyên bằng phẳng. Năng suất giảm dần khi độ cao so với mặt nước biển tăng lên.
Cỏ Voi cần lượng nước rất cao, nếu khi nào lượng mưa không đạt trên 1.000 mm thì cần thiết phải tưới bổ sung (Lê Văn Ngọc và cs, 1994) [25]. Nếu không đủ nước, khô hạn kéo dài thì sự sinh trưởng và phát triển của cỏ sẽ bị ngừng lại. Cỏ Voi chịu được hạn và khô hanh nhưng không chịu được ngập úng nhất là những vùng đất ngập úng thường xuyên. Cỏ Voi ưa đất tốt so với phần lớn các giống cỏ làm thức ăn. Cỏ phù hợp với đất có tầng canh tác sâu, giàu mùn, pH trung tính (pH = 6 - 7).
Cỏ Voi có thể sử dụng làm thức ăn tươi cho gia súc hoặc ủ chua làm thức ăn dự trữ. Cỏ Voi có thể trồng được quanh năm nhưng tốt nhất vẫn là vụ Xuân và vụ Hè thu.