Nội dung nghiên cứu

Một phần của tài liệu nghiên cứu ảnh hưởng của phân neb - 26 đến năng suất, chất lượng của giống cỏ va 06 và ảnh hưởng của cỏ va 06 bón phân neb - 26 đến năng suất, chất lượng của sữa bò nuôi tại mộc châu, sơn la (Trang 51 - 96)

2. Mục tiêu của đề tài

2.3. Nội dung nghiên cứu

- Tình hình khí hậu thủy văn của Huyện mộc châu - Tỉnh sơn La từ tháng 1/2009 - 3/2010

- Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón NEB - 26 đến sinh trưởng, năng suất, chất lượng của giống cỏ VA 06 và tồn dư NO3

-

trong cỏ.

- Nghiên cứu khả năng tái sinh của cỏ VA 06 ở những mức phân đạm, phân NEB - 26 khác nhau.

- Nghiên cứu khả năng đẻ nhánh, năng suất của cỏ VA 06 ở những mức phân đạm và phân NEB - 26 khác nhau.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Nghiên cứu ảnh hưởng của cỏ VA 06 được trồng bằng phân bón NEB - 26 đến năng suất, chất lượng và an toàn về chỉ tiêu NO3- trong sữa của bò nuôi tại Mộc Châu - Sơn La.

2.4. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.4.1. Phƣơng pháp thí nghiệm trên cỏ

Sử dụng phương pháp bố trí thí nghiệm đồng ruộng theo kiểu so sánh bậc thang (khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh với 3 lần nhắc lại). Mỗi ô có diện tích 100 m2 và được lặp lại 3 lần, đảm bảo đồng đều về các yếu tố như: Điều kiện đất đai, khí hậu, kỹ thuật chăm sóc, thu cắt, dụng cụ thí nghiệm.

Bảng 2.1: Công thức phân bón thí nghiệm (tính cho 1 ha/năm) Công thức CT1 CT2 CT3 Loại phân bón ĐC TN ĐC TN ĐC TN Đạm (N), (kg) 180 90 220 110 260 130 NEB - 26 (ml) - 1369,56 - 1673,91 - 1978,26 Lân (P205), (kg) 60 60 60 60 60 60 Kali (K20), (kg) 50 50 50 50 50 50 Phân chuồng (kg) 15000 15000 15000 15000 15000 15000 Vôi bột(kg) 1500 1500 1500 1500 1500 1500

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Bảng 2.2: Sơ đồ bố trí thí nghiệm trên cỏ

CT1 CT2 CT3 ĐC1 ĐC2 ĐC3 TN1 TN2 TN3 ĐC2 ĐC3 ĐC1 TN2 TN3 TN1 ĐC3 ĐC1 ĐC2 TN3 TN1 TN2 * Chuẩn bị thí nghiệm

Mỗi ô thí nghiệm có diện tích 100 m2

và được lặp lại 3 lần.

Trước khi thí nghiệm, đất trồng được cày bừa kỹ, nhặt sạch cỏ dại, san phẳng và được bón phân chuồng đã ủ hoại mục với lượng 15 tấn/ha. Đất được khử chua bằng vôi bột với lượng 1,5 tấn/ha. Rạch hàng trồng theo quy trình.

* Kỹ thuật bón phân

- Phân đạm: Sử dụng đạm urê bón thúc chia đều cho các lứa. Ở các công thức TN, thay thế 50% phân đạm bằng phân NEB - 26, mỗi kg đạm urê được thay bằng 7 ml NEB - 26, trộn đều với lượng phân còn lại bón trực tiếp qua rễ.

Công thức 1:

+ Lô đối chứng: N : P : K = 180 : 60 : 50

+ Lô TN: Tỷ lệ (50%N + 50N qui đổi x 7ml NEB 26) : P : K = [90 + (90.100) x 7ml]: 60 : 50

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Công thức 2:

+ Lô đối chứng: N : P : K = 220 : 60 : 50

+ Lô TN: Tỷ lệ (50%N + 50N qui đổi x 7ml NEB 26) : P : K = [110 + (110.100) x 7ml] : 60 : 50

46

Công thức 3:

+ Lô đối chứng: N : P : K = 260 : 60 : 50

+ Lô TN: Tỷ lệ (50%N + 50N qui đổi x 7ml NEB 26) : P : K = [130 + (130.100) x 7ml] : 60 : 50

46

- Phân lân: Bón lót toàn bộ trước khi trồng với mức 60 kg P2 O5/ha/năm, sử dụng phân lân supe.

- Phân Kalyclorua: Bón thúc cùng phân đạm với mức 50 kg/ha/năm.

* Chăm sóc:

Sau khi trồng thường xuyên tưới nước giữ ẩm. Trong thời gian đầu làm cỏ 2 lần, lần 1 sau trồng 15-20 ngày kết hợp bón thúc ½ lượng đạm urê, lần 2 sau lần 1 là 15 ngày kết hợp bón hết lượng đạm urê còn lại vì đây là thời kỳ cỏ phát triển nhanh nhất. Nếu gặp khô hạn thì mỗi tuần tưới nước 1 lần nhưng không để đọng nước. Sau mỗi lần cắt 20 ngày thì phải bón thúc phân urê và xới xáo, tưới ẩm để nâng cao năng suất.

2.4.2. Phƣơng pháp thí nghiệm trên bò sữa

Sử dụng phương pháp nghiên cứu phân lô so sánh, gồm 2 lô:

lô thí nghiệm và lô đối chứng, mỗi lô bố trí 3 bò cái vắt sữa đảm bảo đồng đều về tuổi, chu kỳ và thời gian cho sữa ở chu kỳ đang thí nghiệm, năng suất sữa bình quân /con/ngày, giống, chăm sóc, dinh dưỡng. Được bố trí theo sơ đồ sau:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Bảng 2.3: Sơ đồ bố trí thí nghiệm trên bò

Diễn giải ĐVT Lô đối chứng Lô thí nghiệm

Giống bò HF HF

Khối lượng cơ thể /con Kg 508,67 ± 18,71 507,00 ± 9,82

Số con /lô Con 3 3

Chu kỳ sữa /1con Chu kỳ 2 - 3 2 – 3

Năng suất sữa /con/ngày Kg 20,22 ± 0,34 20,34 ± 0,32

Thời gian vắt sữa khi bắt đầu thí nghiệm

Tháng 2 - 5 2 – 5

Nhân tố thí nghiệm Khẩu phần cơ sở +

Cỏ VA 06 không bón NEB - 26

Khẩu phần cơ sở + Cỏ VA 06 bón NEB

– 26

Khẩu phần ăn nuôi theo kỹ thuật của cơ sở, chỉ sử dụng cỏ VA 06 làm nguồn thức ăn thô xanh để cân đối tổng dinh dưỡng cho bò, quy trình chăm sóc, vắt sữa theo cơ sở.

2.4.3. Phƣơng pháp phân tích

2.4.3.1. Phương pháp phân tích thành phần hóa học của cỏ VA 06

Sử dụng các thiết bị tại Phòng phân tích Thức ăn và Nông sản của Viện Khoa học Sự sống theo các phương pháp phân tích được chuẩn hóa của các tiêu chuẩn tương ứng (TCVN - 4326 - 86).

+ Xác định hàm lượng vật chất khô bằng cách sấy đến khối lượng không đổi ở 1050

C.

+ Xác định hàm lượng protein thô bằng phương pháp Kjeldalh trên hệ thống thiết bị tự động của hãng Gerhar - Đức (TCVN - 4328 - 86).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

+ Xác định hàm lượng lipit trong thức ăn được tiến hành theo tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN - 4331 - 86) trên hệ thống phân tích bán tự động Shoxhlet của Đức.

+ Xác định hàm lượng khoáng tổng số theo Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN - 4327 - 86).

+ Xác định hàm lượng năng lượng thô: Theo công thức của Ewan (1989) GE (Kcal) = 4.143 + (56 x % EE) + (15 x %CP) - (44 x % Ash)

Trong đó: GE là năng lượng thô, EE là lipit thô, CP là Protein thô và Ash là khoáng tổng số.

+ Xác định hàm lượng xơ thô theo phương pháp Weende (TCVN 4329

- 86) trên máy Fibertex-M.

+ Xác định hàm lượng NO3

-

trong cỏ theo phương pháp điện cực màng trên thiết bị PC22 của hãng Hatch (Mỹ).

2.4.3.2. Phương pháp phân tích thành phần hóa học của sữa trước và sau khi cho sử dụng cỏ VA 06 khi cho sử dụng cỏ VA 06

Lấy mẫu cỏ phân tích trước khi đưa vào thí nghiệm, sau đó lấy mẫu sữa phân tích trước và sau khi ăn cỏ thí nghiệm tại Viện khoa học sự sống Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.

- Xác định vật chất khô bằng phương pháp sấy ở 1050C đến khối lượng không đổi.

- Xác định protein bằng phương pháp Kjeldald trên thiết bị tự động Vapodex của hãng Gerhard - Đức.

- Xác định hàm lượng mỡ thô bằng phương pháp chiết Shoxlect. - Xác định hàm lượng đường khử bằng phương pháp Bertrand. - Xác định tỷ trọng sữa đo bằng tỷ trọng kế.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Xác định tồn dư NO3- theo phương pháp điện cực màng trên thiết bị PC22 của hãng Hatch (Mỹ).

2.5. CÁC CHỈ TIÊU NGHIÊN CỨU VÀ PHƢƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH

2.5.1. Các chỉ tiêu nghiên cứu trên cỏ và phƣơng pháp thực hiện

2.5.1.1. Tốc độ sinh trưởng, tái sinh của cỏ VA 06 (cm/ngày)

Xác định bằng cách cứ 7 ngày đo 1 lần bằng thước gậy từ lúc 14 ngày tuổi đến khi thu cắt lứa 1 và các lứa tái sinh. Sử dụng phương pháp lấy mẫu theo đường chéo hình chữ nhật. Lấy ngẫu nhiên 5 điểm trên đường chéo (như hình vẽ).

Cắm cọc, đánh dấu cố định các cây theo dõi trong mỗi ô. Mỗi tuần đo 1 lần. Tốc độ sinh trưởng, tái

sinh (cm/ngày) =

Độ cao cây BQ lần 2 (cm) - Độ cao cây BQ lần 1 (cm)

Thời gian theo dõi (ngày)

2.5.1.2. Khả năng đẻ nhánh

Xác định bằng cách 7 ngày đếm một lần, mỗi lô đếm 5 khóm theo đường chéo hình chữ nhật và tính số nhánh bình quân của 3 lần nhắc lại.

2.5.1.3. Năng suất xanh (kg/m2/lứa)

Dùng phương pháp lấy mẫu theo đường chéo mỗi công thức lấy 5 ô, cắt và cân vào buổi sáng sớm sau khi tan sương (mỗi ô cắt có diện tích 1m2)

Năng suất xanh

(kg/m2/lứa) =

Tổng khối lượng cỏ thu được trong các ô mẫu/công thức/lứa (kg)

Số mẫu cắt (m2 )

2.5.1.4. Cường độ sinh trưởng tái sinh

o o

o o

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

CĐST,TS (kg/ha/ngày) =

Năng suất chất xanh (kg/ha/lứa) Thời gian theo dõi (ngày)

2.5.1.5. Thành phần hóa học của cỏ VA 06

Phương pháp lấy mẫu: Ở mỗi lô cắt 5 ôtheo đường chéo hình chữ nhật, (mỗi ô có diện tích 1m2) lấy 3 lần lặp lại sau đó đem trộn chung lại với nhau, mỗi lô lấy 1 kg cỏ tươi. Sau đó mẫu được đem về phân tích tại Phòng Phân tích Thức ăn và Nông sản của Viện Khoa học sự sống.

2.5.2. Các chỉ tiêu nghiên cứu trên bò sữa

2.5.2.1. Năng suất sữa bò

Được theo dõi năng suất cá thể hàng ngày để tính năng suất bình quân (kg/ngày) trên mỗi tuần thí nghiệm.

Năng suất cá thể

bình quân =

∑Sản lượng sữa của mỗi cá thể (kg)

Kg/con/ngày 7 (ngày)

2.5.2.2. Chất lượng dinh dưỡng của sữa bò

Lấy mẫu sữa trước và sau khi sử dụng cỏ VA06 có bón NEB - 26 ở 2 lô để phân tích, đánh giá. Lấy mẫu sữa vào buổi sáng, bảo quản lạnh và đưa về phòng thí nghiệm của Viện khoa học sự sống - Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên phân tích. Các chỉ tiêu phân tích:

- Tỷ trọng sữa.

- Vật chất khô trong sữa (%). - Protein sữa (%).

- Mỡ sữa (%).

- Đường sữa lactoza (%).

- Hàm lượng NO3- trong sữa (mg/kg). - Vitamin A trong sữa (UI/kg).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Tiêu tốn thức ăn tinh/kg sữa = ∑Thức ăn tinh cung cấp trong tuần(kg) ∑Số sữa vắt trong tuần(kg) Tiêu tốn thức ăn xanh/kg sữa

= ∑Thức ăn xanh cung cấp trong tuần(kg) ∑Số sữa vắt trong tuần(kg)

Theo dõi lượng thức ăn hàng ngày đưa vào buổi sáng và cân lại thức ăn thừa sau 1 ngày.

2.5.2.4. Tiêu tốn vật chất dinh dưỡng

Vật chất khô (g), Protein (g), ME (Kcal), cho một kg sữa được sản xuất ra: Căn cứ vào lượng thức ăn tiêu thụ và thành phần dinh dưỡng của nó để xác định lượng dinh dưỡng tiêu thụ /1kg sữa tươi được sản xuất ra trên mỗi lô.

2.5.2.5. Sự an toàn về NO3- -

trong sữa

Được xác định bằng chỉ tiêu hàm lượng Nitơrat trong sữa (mg/kg): phân tích tại phòng thí nghiệm và xác định kết quả cuối cùng.

2.6. PHƢƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU

Số liệu thu được đem xử lý theo phương pháp thông kê sinh vật học của Nguyễn Văn Thiện, 2002 [31]

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Chƣơng 3

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. ĐIỀU KIỆN KHÍ HẬU CỦA VÙNG THÍ NGHIỆM

Quá trình sinh trưởng và phát triển của cây cỏ cũng như các loại cây trồng khác chịu ảnh hưởng rất lớn của điều kiện ngoại cảnh. Các yếu tố như: Nhiệt độ, ẩm độ, ánh sáng, lượng mưa, có ảnh hưởng rất lớn tới năng suất khi chúng tác động theo chiều hướng có lợi thì năng suất cỏ tăng và ngược lại. Dựa trên cơ sở đó chúng ta có thể lợi dụng sự ảnh hưởng của các yếu tố này bằng cách xác định chế độ trồng trọt, bố trí cơ cấu cây trồng và mùa vụ hợp lý, áp dụng các biện pháp kỹ thuật phù hợp nhằn thâm canh, tăng năng suất và sản lượng cỏ. Vì vậy, chúng tôi đã tiến hành theo dõi tình hình diễn biến của khí hậu thuỷ văn ở cơ sở thực tập. Kết quả theo dõi về điều kiện khí hậu thủy văn tại huyện Mộc Châu (được trình bày ở bảng 3.1).

Bảng 3.1: Tình hình khí hậu, thủy văn huyện Mộc Châu từ tháng 1 /2009 đến tháng 3 năm 2010 Tháng Nhiệt độ trung bình (0C) Tổng lƣợng mƣa (mm) Độ ẩm trung bình (%) Số giờ nắng (Giờ/tháng) 1/2009 10,8 8,3 84 161,4 2 18,8 8,9 82 187,9 3 18,2 11,8 82 124,8 4 20,5 84,0 85 152,8 5 22,0 195,2 88 140,9 6 23,9 89,7 82 148,6 7 23,5 444,0 89 137,5 8 23,5 301,3 89 195,0 9 22,7 154,1 86 169,9 10 20,4 68,2 90 131,9 11 15,8 4,6 81 166,7 12/2009 14,3 3,6 87 143,0 Tổng/năm 2009 1373,7 1705,8 01/2010 14,4 42,3 89 117,1 02/2010 17,0 13,3 75 203,3 3/2010 18,6 31,4 76 154,6 TB/15tháng 18,96 97,38 84,33 145,38

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Trong tháng 1, tháng 2 và tháng 3 lượng mưa thấp, ẩm độ giảm dần từ 84 xuống 82%, thời tiết khô hanh kéo dài. Nhiệt độ trung bình dao động từ 10,80C (tháng 1) đến 18,80

C (tháng 2). Tổng lượng mưa dao động từ 8,3 đến 11.8 mm.

Trong tháng 3, tổng lượng mưa là 11.8mm, thỉnh thoảng đã có mưa phùn. Đây là một trong những điều kiện thuận lợi để tiến hành trồng cỏ mới cho đồng cỏ.

Từ tháng 4 đến tháng 10 thời tiết khá ổn định, nhiệt độ trung bình dao động từ 20,40

C - 23,90C. Cao nhất ở tháng 6 là 23,90C và thấp nhất ở tháng 10 là 20,40C .

Tổng lượng mưa tăng lên rõ rệt so với 3 tháng đầu năm. và dao động từ 68,2 mm đến 444 mm, cao nhất ở tháng 7 và thấp nhất là tháng 10.

Độ ẩm trung bình dao động từ 82% - 90%, thấp nhất là tháng 6 (82%), cao nhất là tháng 10 (90%). Trong tháng 10 mặc dù lượng mưa thấp nhưng số giờ nắng và nhiệt độ cũng thấp nhất so với các tháng từ 4 - 10 nên đã làm cho ẩm độ đạt cao nhất đạt 90%.

Trong các tháng 5, 6, 7, 8, 9 nhiệt độ cao, lượng mưa lớn là điều kiện thuận lợi cho quá trình sinh trưởng và phát triển của cỏ. Tuy nhiên trong tháng 7 và tháng 8 có những đợt mưa lớn bất thường gây rửa trôi mạnh làm cho đất bạc màu, giảm độ phì nhiêu, ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng của cỏ.

Trong hai tháng cuối năm, thời tiết khô hanh, nhiệt độ giảm dần từ 15,80c(Tháng 11) xuống còn 14,30c(Tháng 12) và lượng mưa thấp nhất trong năm từ 4,6mm (Tháng 11) xuống chỉ còn 3,6mm (tháng 12), đây là điều kiện hết sức bất lợi cho sinh trưởng và phát triển của cỏ. Trong hai tháng này còn xuất hiện sương muối kéo dài từ ngày 18/12/2009 đến ngày 22/12/2009 làm toàn bộ diện tích đồng cỏ nói chung và diện tích cỏ thí nghiệm nói riêng bị lụi. Điều này đã ảnh hưởng rất lớn tới kết quả của thí nghiệm.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Sau hai tháng cuối năm từ tháng 1 đến tháng 3 năm 2010 lượng mưa và ẩm độ tăng lên đáng kể, lượng mưa cao nhất vào tháng 1 kéo theo ẩm độ cũng cao nhất trong 3 tháng đầu năm 2010. Điều này đã làm cho tốc độ phục hồi, tái sinh của cỏ diễn ra được nhanh chóng

3.2. ẢNH HƢỞNG CỦA CÁC MỨC BÓN PHÂN ĐẠM VÀ THAY THẾ BẰNG NEB - 26 ĐẾN SINH TRƢỞNG, NĂNG SUẤT, THÀNH PHẦN HOÁ HỌC CỦA CỎ VA 06

3.2.1. Tốc độ sinh trƣởng của cỏ VA 06 (cm/ngày)

Chúng tôi tiến hành theo dõi khả năng sinh trưởng của cỏ thí nghiệm từ 14 ngày tuổi đến 63 ngày tuổi. Kết quả được được trình bày ở bảng 3.2.

Bảng 3.2: Tốc độ sinh trƣởng của cỏ VA 06 (cm/ngày) Thời gian theo

dõi (ngày)

Công thức 1 Công thức 2 Công thức 3 TĐST (cm/ngày) TĐST (cm/ngày) TĐST (cm/ngày)

14 ĐC 0,89 1,04 0,97 TN 0,97 0,98 0,85 21 ĐC 1,86 1,80 1,85 TN 2,65 2,52 3,20 28 ĐC 2,93 3,00 3,21 TN 3,16 3,20 3,28 35 ĐC 3,47 4,05 3,96 TN 3,87 4,19 4,39 42 ĐC 4,19 4,29 4,98 TN 4,22 4,71 5,78 49 ĐC 4,78 5,12 5,64 TN 5,21 5,30 5,86 56 ĐC 4,28 4,68 5,14 TN 4,69 5,11 5,16 63 ĐC 3,07 3,62 4,06 TN 3,31 3,99 4,49

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Một phần của tài liệu nghiên cứu ảnh hưởng của phân neb - 26 đến năng suất, chất lượng của giống cỏ va 06 và ảnh hưởng của cỏ va 06 bón phân neb - 26 đến năng suất, chất lượng của sữa bò nuôi tại mộc châu, sơn la (Trang 51 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)