CHƯƠNG II PHÁP LUẬT QUỐC TẾ VỀ CÁC BIỆN PHÁP NGĂN CHẶN
2.1 các biện pháp ngăn chặn theo pháp luật tố tụng hình sự nước cộng hòa nhân
2.1.1. Biện pháp bảo lĩnh
Theo pháp luật TTHS của nước CHND Trung Hoa, biện pháp bảo lĩnh là một
BPNC độc lập. Tại điều 64, TAND, VKSND và cơ quan công an sẽ căn cứ vào các
tình tiết của vụ án để áp dụng biện pháp bảo lĩnh đối với bị can, bị cáo trong giai đoạn chờ xét xử.
Thứ nhất, các căn cứ áp dụng để thả tự do cho bị can, bị cáo có bảo đảm được bộ
luật này quy định cụ thể như sau: Có thể bị giám sát, tạm giữ hình sự hoặc áp dụng độc lập các hình phạt bổ sung; Có thể bị phạt tù có thời hạn tối thiểu và không gây nguy hiểm cho xã hội; Bị can, bị cáo bị mắc bệnh hiểm nghèo khơng thể tự chăm sóc được, phụ nữ đang mang thai hoặc đang cho con bú và họ sẽ không gây nguy hiểm cho xã
hội nếu họ được tại ngoại trong thời gian chờ xét xử; Hết thời hạn tạm giữ mà vụ án
chưa được giải quyết, cần thiết phải áp dụng biện pháp bảo lĩnh.
Và việc tại ngoại chờ xét xử sẽ do cơ quan công an thực hiện.
Thứ hai, về Chủ thể nhận bảo lĩnh, điều 66 bộ luật này cho phép người khác
đứng ra bảo lĩnh hoặc chính bản thân bị can, bị cáo tự trả tiền thế chân (tức là tự đóng
tiền bảo lĩnh cho mình)
Trong trường hợp bị can, bị cáo có người khác đứng ra bảo lĩnh, thì người này
phải đáp ứng các điều kiện như: Khơng liên quan đến vụ án; Có khả năng thực hiện nghĩa vụ bảo lĩnh; Quyền chính trị và tự do các nhân không bị hạn chế; Có nơi ở và
thu nhập cố định. (Điều 67)
Bên cạnh đó, trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ của người bảo lĩnh được quy định
như sau: Bảo đảm người được bảo lĩnh tuân thủ các quy định của pháp luật tại Điều
69; và khi phát hiện người được bảo lĩnh có hành vi vi phạm quy định của pháp luật thì phải báo cáo ngay cho cơ quan thi hành án. Nếu người bảo lĩnh không báo cáo thì sẽ bị phạt tiền, nặng hơn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
Thứ ba, khi được bảo lĩnh, bị can, bị cáo trong thời gian chờ xét xử phải tuân
thủ theo các quy định của pháp luật như: Khơng rời khỏi nơi sinh sống mà khơng có sự chấp thuận của cơ quan thi hành án; Nếu có thay đổi về địa chỉ, đơn vị cơng tác, thơng tin liên lạc thì trong vịng 24h phải báo cáo với cơ quan thi hành án; Bảo đảm việc có
mặt kịp thời khi được triệu tập; Không can thiệp vào lời khai của người làm chứng
dưới mọi hình thức; Khơng tiêu hủy, ngụy tạo bằng chứng hoặc thơng cung;
Tùy theo tình tiết vụ án, TAND, VKSND, Cơ quan cơng an có thể ra lệnh cho
những bị can, bị cáo phải tuân thủ một số quy định khác như: Không vào các địa điểm cụ thể; Không gặp gỡ những người cụ thể; Không tham gia vào các hoạt động cụ thể; Nộp hộ chiếu và các giấy tờ xuất nhập cảnh khác cũng như giấy phép lái xe cho cơ
quan thi hành án để bảo đảm.
Nếu bị can, bị cáo vi phạm các quy định này thì một phần hoặc tồn bộ số tiền bảo lĩnh đã nộp sẽ bị tịch thu; tùy theo trường hợp cụ thể mà bị can, bị cáo sẽ phải nộp tiền bảo lĩnh một lần nữa hoặc bị giám sát nơi cư trú thậm chí có thể bị bắt.
Trường hợp bị can, bị cáo khơng có vi phạm bất kỳ quy định nào trong thời gian được tại ngoại thì người đó sẽ nhận lại tiền bảo lĩnh khi hết thời hạn.
Thứ tư, thời hạn Tịa án nhân dân, VKSND, cơ quan cơng an áp dụng biện pháp
bảo lĩnh đối với bị can, bị cáo đang chờ xét xử là không quá mười hai tháng.
So với BLTTHS Việt Nam, biện pháp bảo lĩnh theo pháp luật TTHS CHND Trung Hoa có nhiều điểm khác biệt như sau:
Một là, biện pháp bảo lĩnh theo pháp luật TTHS là một BPNC dùng để thay thế biện pháp tạm giam. Còn theo pháp luật CHND Trung Hoa, đây là một BPNC độc lập,
không dùng để thay thế bất kỳ biện pháp nào. Mỗi vấn đề được phân thành từng điều
luật khác nhau, được chi tiết và cụ thể hóa rất rõ ràng không quy định chung thành một
điều luật như BLTTHS Việt Nam.
Hai là, trong khi dựa vào tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội và nhân thân bị can, bị cáo là căn cứ áp dụng biện pháp bảo lĩnh của
BLTTHS Việt Nam thì BLTTHS CHND Trung Hoa cho rằng hình phạt dự liệu mà bị can phải chịu như: giám sát ở nơi cư trú, giam hoặc áp đặt hình phạt tù có thời hạn tối thiểu và sẽ không gây nguy hại cho xã hội nếu được bảo lĩnh trong giai đoạn chuẩn bị xét xử là căn cứ áp dụng chính cho biện pháp này. Tuy nhiên, vấn đề này của
BLTTHS CHND Trung Hoa lại ảnh hưởng rất lớn đến nguyên tắc suy đốn vơ tội
trong TTHS nên cần phải xem xét thật kĩ lưỡng.
Thứ ba, khác với BLTTHS Việt Nam, trong BLTTHS CHND Trung Hoa bị can,
bị cáo được phép có một người bảo lĩnh và người nhận bảo lĩnh ngồi họ hàng thân thích, cịn có thể là chính bị can, bị cáo hoặc người đại diện theo pháp luật. Những
người này còn được quy định rõ ràng về nghĩa vụ của mình tại một điều luật cụ thể.
Thứ tư, BLTTHS CHND Trung Hoa khơng có quy định về biện pháp đặt tiền để
bảo đảm, nhưng trong quy định của biện pháp bảo lĩnh, có đề cập đến vấn đề bị can, bị cáo có thể tự trả tiền thế thân cho chính mình. Và nếu vi phạm các quy định của pháp luật thì bị can, bị cáo sẽ bị tịch thu một phần hoặc toàn bộ số tiền đó.
Thứ năm, thời hạn TAND, VKSND, Cơ quan công an áp dụng biện pháp bảo lĩnh
đối với bị can, bị cáo đang chờ xét xử là không quá mười hai tháng. Pháp luật Việt Nam không quy định cụ thể thời gian mà chỉ quy định “thời hạn bảo lĩnh không được
21
lĩnh đối với người bị kết án phạt tù không quá thời hạn kể từ khi tuyên án cho đến thời điểm người đó đi chấp hành án phạt tù”. Theo nhóm nghiên cứu, việc quy định thời
hạn này là chưa thực sự rõ ràng, cần có một thời hạn nhất định để nhân dân khi nghiên cứu pháp luật có thể hiểu rõ hơn, các cơ quan THTT có thể áp dụng thuận tiện hơn, đạt hiệu quả cao hơn.