Biện pháp tạm giữ, tạm giam

Một phần của tài liệu Đề tài khoa học sinh viên năm 2021 các biện pháp ngăn chặn trong luật tố tụng hình sự việt nam (Trang 31 - 35)

CHƯƠNG II PHÁP LUẬT QUỐC TẾ VỀ CÁC BIỆN PHÁP NGĂN CHẶN

2.1 các biện pháp ngăn chặn theo pháp luật tố tụng hình sự nước cộng hòa nhân

2.1.3. Biện pháp tạm giữ, tạm giam

Trước khi áp dụng biện pháp tạm giữ, tạm giam VKSND sẽ phê chuẩn hoặc

TAND sẽ ra quyết định và cơ quan công an sẽ thực hiện việc bắt bị can, bị cáo phạm tội.

Đối với bị can, bị cáo phạm tội có chứng cứ chứng minh tội phạm và có thể bị

phạt tù trở lên, nếu việc được tại ngoại chờ xét xử không đủ để ngăn chặn các nguy

hiểm cho xã hội sau đây thì bị bắt: Có thể phạm tội mới; Có nguy cơ thực sự gây nguy hiểm cho an ninh quốc gia, an ninh công cộng, trật tự xã hội; Bị can, bị cáo có thể tiêu hủy hoặc giả mạo chứng cứ, can thiệp vào lời khai của nhân chứng hay thông cung; Bị

23 can, bị cáo có thể trả thù các nạn nhân, người cung cấp thông tin hoặc người tố cáo; Bị can, bị cáo có thể tự sát hoặc bỏ trốn.

Bên cạnh đó, bị can, bị cáo được tại ngoại chờ xét xử hoặc đang trong trường hợp bị giám sát nơi cư trú có thể bị bắt nếu vi phạm nghiêm trọng các quy định liên quan

đến việc được tại ngoại trong khi chờ xét xử hoặc giám sát khu dân cư.

2.1.3.1. Biện pháp tạm giữ

Pháp luật TTHS CHND Trung Hoa quy định về biện pháp tạm giữ như sau:

Thứ nhất, trong bất kỳ trường hợp nào sau đây, cơ quan cơng an có tiến hành tạm

giữ: Người đang chuẩn bị phạm tội, đang trong quá trình phạm tội hoặc bị phát hiện

ngay sau khi phạm tội; Nạn nhân hoặc nhân chứng nhìn thấy người đó tại hiện trường và tố cáo, Chứng cứ phạm tội được tìm thấy gần hoặc tại nơi cư trú; Cố gắng tự sát hoặc bỏ trốn; Có thể tiêu hủy, giả mạo chứng cứ, thông đồng với việc tự thú; Khơng rõ danh tính về tên và địa chỉ thật; Có nghi vấn phạm tội nhiều lần, nhiều nơi, phạm tội có tổ chức.

Cơ quan công an khi tạm giữ, bắt người ở nơi khác thì phải thơng báo cho cơ quan công an nơi người bị tạm giữ, người bị bắt cư trú và cơ quan cơng an nơi đó có trách nhiệm phối hợp xử lý.

Thứ hai, ngồi cơ quan cơng an thì bất kỳ người nào cũng có quyền bắt giữ ngay

đối với những trường hợp sau và giao cho Cơ quan công an, VKSND hoặc TAND để

xử lý kịp thời:

a) Người đang phạm tội hoặc bị phát hiện ngay sau khi phạm tội;

b) Người đang bị truy nã

c) Người đã vượt ngục và đang bị truy đuổi để bắt giữ.

Thứ ba, Điều 83, BLTTHS CHND Trung Hoa quy định rằng sau khi tạm giữ người, Cơ quan công an phải xuất trình lệnh tạm giữ. Sau khi bị tạm giữ, người bị tạm

giữ phải được chuyển ngay đến trại tạm giam để tạm giam trong vịng 24 giờ. Gia đình của người bị tạm giữ phải được thông báo về việc tạm giữ trong vòng 24 giờ sau khi tạm giữ, trừ trường hợp không thể thông báo được hoặc người bị tạm giữ có liên quan

đến các tội gây nguy hiểm đến an ninh quốc gia hoặc tội hoạt động khủng bố và việc

thơng báo này có thể ảnh hưởng đến việc điều tra. Gia đình của người bị tạm giữ sẽ

được thông báo về các thông tin liên quan ngay sau khi các tình huống cản trở việc điều tra khơng cịn nữa.

Thứ tư, để bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của cơng dân, Điều 84, BLTTHS

CHND Trung Hoa quy định: Cơ quan cơng an có trách nhiệm thẩm vấn người bị tạm

giữ trong vòng 24 giờ sau khi bị tạm giữ. Khi phát hiện khơng có căn cứ áp dụng tạm giữ, cơ quan công an phải trả tự do ngay cho người đó và cấp giấy chứng nhận trả tự do. Và khi có u cầu bắt người bị tình nghi phạm tội, Cơ quan công an phải viết giấy phê chuẩn việc bắt kèm theo tài liệu, chứng cứ của vụ án và chuyển cho VKSND cùng cấp xem xét, phê chuẩn. Trong trường hợp cần thiết, VKSND có thể cử kiểm sát viên tham gia thảo luận của cơ quan công an về vụ án lớn.

Thứ năm, về vấn đề hỏi cung, sau khi xem xét và phê chuẩn việc bắt giữ, VKSND có thể thẩm vấn bị can, bị cáo trong các trường hợp sau:

a) Khi có nghi ngờ về việc bị can, bị cáo có đáp ứng các điều kiện bắt giữ hay

không;

b) Bị can, bị cáo u cầu trình bày trực tiếp với các cơng tố viên;

c) Có thể có các hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong các hoạt động

điều tra.

Trong quá trình xem xét, phê chuẩn việc bắt, VKSND có thể hỏi người làm chứng, những người tham gia tố tụng khác và nghe ý kiến của luật sư bào chữa nếu luật sư bào chữa yêu cầu.

Thứ sáu, Viện trưởng VKSND quyết định VKSND xem xét, phê chuẩn việc bắt

giữ nghi can. Trong trường hợp phạm tội nghiêm trọng, rất nghiêm trọng thì cần trình lên ủy ban kiểm sát thảo luận và quyết định. Sau khi VKSND xem xét vụ án do cơ

quan công an phê chuẩn việc bắt tùy từng trường hợp, VKSND ra quyết định phê chuẩn hoặc quyết định không phê chuẩn việc bắt. Cơ quan cơng an có trách nhiệm thi hành ngay quyết định phê chuẩn việc bắt và thông báo kịp thời cho VKSND biết. Đối với quyết định không phê chuẩn việc bắt thì VKSND phải giải thích lý do, nếu phải

điều tra bổ sung thì thơng báo cho Cơ quan cơng an.

Biện pháp tạm giữ theo PLTTHS CHND Trung Hoa có một số điểm khác

biệt với PLTTHS Việt Nam như sau:

PLTTHS CHND Trung Hoa quy định về đối tượng bị tạm giữ và căn cứ áp dụng

biện pháp tạm giữ như sau: Người đang chuẩn bị phạm tội, đang trong quá trình phạm tội hoặc bị phát hiện ngay sau khi phạm tội; Nạn nhân hoặc nhân chứng nhìn thấy

người đó tại hiện trường và tố cáo, Chứng cứ phạm tội được tìm thấy gần hoặc tại nơi cư trú; Cố gắng tự sát hoặc bỏ trốn; Có thể tiêu hủy, giả mạo chứng cứ, thông đồng với

việc tự thú; Không rõ danh tính về tên và địa chỉ thật; Có nghi vấn chính phạm tội

nhiều lần, nhiều nơi, phạm tội có tổ chức. Đây được xem là điểm khác biệt đầu tiên so với PLTTHS Việt Nam, bởi vì theo PLTTHS Việt Nam, đối tượng bị tạm giữ chính là

người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt trong trường hợp phạm tội quả tang, người phạm tội tự thú, đầu thú hoặc đối với người bị bắt theo quyết định truy nã. Thêm vào đó, về thẩm quyền áp dụng, BLTTHS Việt Nam quy định thẩm quyền

áp dụng biện pháp tạm giữ gồm những người được quy định tại khoản 2, Điều 110, BLTTHS 2015. Còn theo pháp luật TTHS CHND Trung Hoa, thẩm quyền áp dụng biện pháp tạm giữ gồm Cơ quan Công an, VKSND, TAND.

2.1.3.2. Biện pháp tạm giam

Thứ nhất, trường hợp xét thấy cần bắt người bị tạm giữ thì trong thời hạn ba ngày

kể từ ngày tạm giữ, cơ quan cơng an phải trình VKSND xem xét, phê chuẩn. Trong những trường hợp đặc biệt, thời gian yêu cầu xem xét và phê duyệt có thể kéo dài thêm từ một đến bốn ngày. Bên cạnh đó, đối với những đối tượng tình nghi phạm tội nghiêm trọng, phạm tội ở nhiều nơi, nhiều lần, phạm tội có tổ chức thì thời gian xem xét, phê chuẩn có thể kéo dài đến 30 ngày.

25

Thứ hai, thời hạn ra quyết định phê chuẩn việc bắt hoặc không phê chuẩn việc

bắt của VKSND là bảy ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị của cơ quan công an. Nếu VKSND ra quyết định không phê chuẩn việc bắt thì cơ quan cơng an có trách nhiệm trả tự do ngay sau khi nhận được tin báo và thông báo ngay cho VKSND biết về việc bắt giữ. Người nào được tại ngoại chờ xét xử hoặc giám sát tại nơi cư trú thì được tại ngoại chờ xét xử hoặc giám sát tại nơi cư trú theo quy định của pháp luật.

Trường hợp nếu CQĐT xét thấy quyết định không phê chuẩn của việc bắt giữ

của VKSND là sai thì có quyền yêu cầu xem xét lại nhưng người bị tạm giữ phải được trả tự do ngay lập tức. Nếu ý kiến đó khơng được chấp nhận thì có quyền u cầu VKSND cấp trên xem xét lại. VKSND cấp trên phải xem xét ngay và ra quyết định sửa đổi hay khơng. Sau đó thơng báo cho VKSND cấp dưới và cơ quan công an để

thực hiện.

Thứ ba, PLTTHS CHND Trung Hoa có quy định khi cơ quan cơng an bắt người

thì phải xuất trình lệnh bắt. Sau khi bắt, người bị bắt phải được đưa ngay về trại tạm giam. TAND hoặc VKSND tiến hành thẩm vấn trong vòng 24 giờ sau khi bắt. Cơ quan công an tiến hành hỏi cung người bị bắt khi có sự đồng ý của VKSND trong thời hạn 24 giờ, kể từ khi bị bắt. Nếu thấy khơng cần thiết bắt giữ thì phải trả tự do ngay cho

người đó và cấp giấy chứng nhận trả tự do.

VKSND xem xét sự cần thiết của việc tạm giam. Đối với những trường hợp không cần tiếp tục giam giữ, VKSND đề nghị trả tự do hoặc thay đổi biện pháp ngăn chặn cho họ. Các cơ quan có liên quan phải thơng báo cho VKSND về việc thụ lý vụ án trong thời hạn mười ngày.

Thứ tư, khi TAND, VKSND, CQĐT xét thấy biện pháp ngăn chặn đối với bị can,

bị cáo phạm tội là không phù hợp thì biện pháp đó bị hủy bỏ, sửa đổi hoặc bổ sung ngay lập tức. Trường hợp CQĐT trả tự do cho người bị bắt hoặc thay biện pháp bắt bằng biện pháp khác thì phải thơng báo cho VKSND đã phê chuẩn việc bắt.

Ngoài ra, bị can, bị cáo và người đại diện theo pháp luật, người thân thích hoặc

người bào chữa của họ có quyền yêu cầu thay đổi biện pháp bắt buộc. TAND, VKSND, CQĐT có liên quan quyết định trong thời hạn ba ngày kể từ ngày nhận được đơn và phải thơng báo cho người có đơn biết lý do nếu không chấp thuận những thay đổi đó.

Nếu vụ án liên quan đến bị can, bị cáo đang bị tạm giam không thể được kết thúc trong thời hạn quy định về việc tạm giữ để điều tra, thẩm tra trước khi truy tố, xét xử

sơ thẩm, bị can, bị cáo sẽ được trả tự do. Trong trường hợp cần thiết điều tra, xác minh

hoặc xét xử thêm, bị can hoặc bị cáo có thể được tại ngoại với quyền tự do bị hạn chế hoặc có thể bị giám sát nơi cư trú. Khi hết thời hạn luật định áp dụng các biện pháp bắt buộc thì TAND, VKSND, CQĐT trả tự do cho họ.

Biện pháp tạm giam được quy định ở mỗi quốc gia về căn cứ áp dụng, đối tượng áp dụng, thẩm quyền áp dụng và thời hạn áp dụng có những điểm giống cũng có những điểm khác nhau. Cụ thể như sau:

Một là, giống như PLTTHS CHND Trung Hoa, đối tượng áp dụng biện pháp tạm

Hai là, việc tạm giam theo PLTTHS CHND Trung Hoa do CQĐT quyết định.

Trong giai đoạn tiền xét xử, có thể áp dụng biện pháp giám sát nơi cư trú hoặc một số

biện pháp bắt buộc khác, ngồi ra, cịn quy định việc cho phép người đại diện của

người bị tình nghi có thể nộp đơn đề nghị thay đổi biện pháp khác thay thế tạm giam

tới CQĐT, VKSND hoặc Tịa án. Ngồi ra, CQĐT được chú trọng quy định về thẩm quyền hơn Tòa án trong vấn đề tạm giam, vì nếu giam người bị tình nghi trong trại tạm giam sẽ không cần cơ quan ra quyết định trung lập là Tòa án.

Ba là, trong thời hạn ba ngày, cơ quan cơng an phải trình VKSND xem xét, phê

chuẩn quyết định tạm giam. Những trường hợp đặc biệt, thời gian yêu cầu xem xét và phê duyệt có thể kéo dài thêm từ một đến bốn ngày. Vậy tổng cộng là 07 ngày. Bên cạnh đó, đối với những đối tượng tình nghi phạm tội nghiêm trọng, phạm tội ở nhiều

nơi, nhiều lần, phạm tội có tổ chức thì thời gian xem xét, phê chuẩn có thể kéo dài đến

30 ngày. Theo PLTTHS Việt Nam, thời hạn ra quyết định tạm giam được quy định là 03 ngày.

Một phần của tài liệu Đề tài khoa học sinh viên năm 2021 các biện pháp ngăn chặn trong luật tố tụng hình sự việt nam (Trang 31 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(59 trang)