Về biện pháp tạm giam

Một phần của tài liệu Đề tài khoa học sinh viên năm 2021 các biện pháp ngăn chặn trong luật tố tụng hình sự việt nam (Trang 51 - 53)

CHƯƠNG II PHÁP LUẬT QUỐC TẾ VỀ CÁC BIỆN PHÁP NGĂN CHẶN

4.1. Những bất cập trong quy định pháp luật về biện pháp ngăn chặn trong pháp

4.1.2. Về biện pháp tạm giam

Thứ nhất, căn cứ áp dụng biện pháp tạm giam theo quy định tại Khoản 1 Điều

119 BLTTHS là có thể áp dụng cho loại tội phạm rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng. Như vậy, việc “có thể áp dụng” này mang tính tùy nghi. Nghĩa là pháp luật

không quy định trường hợp cụ thể nào được áp dụng và trường hợp nào không được áp

43

dụng biện pháp tạm giam với bị can, bị cáo gây ra hậu quả bị can, bị cáo bỏ trốn hoặc tiếp tục thực hiện tội phạm thì người có thẩm quyền có thể bị truy cứu về tội thiếu

trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng được quy định tại Điều 360 BLHS 2015. Vì vậy, người có thẩm quyền ln có tâm lý an tồn rằng cứ phạm tội rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng thì sẽ áp dụng biện pháp tạm giam, điều này làm cho biện pháp tạm giam dễ bị lạm dụng. (Trường hợp không cần thiết phải áp dụng thì lại bị áp dụng). Vì vậy, cần có quy định cụ thể về căn cứ áp dụng biện pháp tạm giam. Cụ thể: như thế nào, trong trường hợp nào thì “có thể” áp dụng biện pháp tạm giam.

Thứ hai, quy định tạm giam bị cáo sau khi tuyên án theo Điều 329 BLTTHS 2015: “Trường hợp bị cáo đang bị tạm giam mà bị xử phạt tù nhưng xét thấy cần tiếp tục tạm giam để bảo đảm thi hành án thì HĐXX ra quyết định tạm giam” Nhưng như thế nào là “xét thấy cần tiếp tục”? Điều này được nhận định hoàn toàn theo ý chủ quan của HĐXX. Vì vậy, trong thực tiễn thi hành luật số người bị tạm giam trong giai đoạn sau khi tuyên án và chờ thi hành án chiếm tỷ lệ rất cao. Cũng tương tự, các quy định về căn cứ áp dụng, thay đổi biện pháp tạm giam trong các giai đoạn tố tụng cũng

khơng có căn cứ pháp lý rõ ràng, mang tính tùy nghi theo quy nhận định chủ quan của

người có thẩm quyền. Nếu sau khi thay thế biện pháp tạm giam sang BPNC khác mà bị cho là khơng hợp lý, thì người có thẩm quyền áp dụng biện pháp đó có thể bị khởi tố về tội “Tội tha trái pháp luật người bị bắt, người đang bị tạm giữ, tạm giam, người đang chấp hành án phạt tù” quy định tại điều 378 BLHS 2015 với mức hình phạt nghiêm khắc lên đến 10 năm tù. Chính từ việc BLTTHS khơng quy định rõ ràng căn cứ để thay đổi BPNC, nên khi người THTT thay đổi BPNC họ có thể bị phạm tội, dẫn tới tâm lý “an toàn” rằng không thay thế biện pháp tạm giam, mà cứ tiếp tục ra lệnh tạm giam với lý do : “để đảm bảo việc truy tố”, “đảm bảo việc xét xử”, “đảm bảo việc

thi hành án”, mà không xem xét tới quyền con người của bị can, bị cáo bị áp dụng

biện pháp tạm giam. Hậu quả của việc tiếp tục bị tạm giam là có thể làm quyền con người bị xâm phạm và bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Vì vậy, cần có căn cứ pháp lý cụ thể áp dụng thay đổi biện pháp tạm giam, nếu có sự quy định rõ ràng sẽ khắc phục được tình trạng người THTT khơng tự tin có quyết định kịp thời thay đổi biện pháp tạm giam để bảo đảm tốt nhất quyền con người.

Thứ ba, về khái niệm “khơng có nơi cư trú rõ ràng” theo quy định về tạm giam

tại khoản 2, Điều 119, BLTTHS 2015 mang nhiều cách hiểu khác nhau. Có ý kiến cho rằng để xác định được bị can, bị cáo khơng có nơi cư trú rõ ràng thì cần phải căn cứ vào quy định của Luật cư trú. Nhưng nếu căn cứ theo điều 12 của Luật cư trú thì việc xác định một cơng dân có nơi cư trú rõ ràng phải thuộc một trong các trường hợp sau:

là nơi tạm trú, nơi thường trú hoặc nơi người đó đang sinh sống. Nhưng thực tế, việc

xác định này rất khó khăn như: bị can, bị cáo vừa có nơi thường trú lại vừa có nơi tạm trú lại có nơi đang sinh sống hoặc bị can, bị cáo là người ngoại tỉnh. Vì vậy, cần phải quy định rõ như thế nào là khơng có nơi cư trú rõ ràng. Nếu bị can, bị cáo khơng có nơi cư trú rõ ràng, có thể áp dụng ngay một nơi cư trú được chỉ định cho bị can, bị cáo đó. Ví dụ như bị can, bị cáo đi làm ăn ở xa, có di chuyển nhiều nơi, có thể áp dụng nơi bị can, bị cáo có mối quan hệ gắn bó nhất. ( Nơi có thời gian cư trú dài nhất)

Thứ tư, về quy định hạn chế tạm giam đối với người già yếu, người bị bệnh nặng

mà có nơi cư trú và lý lịch rõ ràng. Thế nhưng, khái niệm “người già yếu” và “người bị bệnh nặng” vẫn chưa được giải thích rõ ràng. Hiện tại, chỉ có khái niệm “người quá già

yếu” được đề cập trong hướng dẫn của liên ngành của một số cơ quan. Một số văn bản quy phạm pháp luật khác thì chỉ có khái niệm “người mắc bệnh hiểm nghèo”, tuy nhiên các khái niệm này khơng thống nhất với nhau, chưa được giải thích rõ ràng là một thiếu sót, dẫn tới việc cơ quan THTT có thể đánh giá thiếu chính xác trong áp dụng thực tiễn, từ đó ít nhiều gây ra những hậu quả khơng đáng có. Vì vậy, cần có quy định cụ thể như thế nào là “người già yếu” và “người bị bệnh nặng”.

Thứ năm, có sự mâu thuẫn giữa thời hạn điều tra và thời hạn tạm giam để điều

tra. Trong khi thời hạn tạm giam để điều tra được quy định tại điểm a, khoản 2, Điều 173 BLTTHS 2015 rằng “đối với tội phạm ít nghiêm trọng có thể được điều tra một lần khơng q 01 tháng” thì tại điểm a, khoản 2, Điều 172 BLTTHS lại quy định là có thể được gia hạn điều tra một lần không quá 02 tháng. Quy định này dẫn tới việc khi thời hạn tạm giam đã hết nhưng thời hạn tạm giam để điều tra vẫn còn. Trong thực tế khi hết thời hạn tạm giam để điều tra nhưng thời hạn điều tra vẫn cịn mà do tính chất của vụ án khơng thể trả tự do cho bị can, bị cáo làm ảnh hưởng tới quyền con người của họ. Vì vậy, cần điều chỉnh hai khoảng thời gian này tương xứng với nhau cụ thể là

cần sửa đổi Bộ luật TTHS năm 2015 theo hướng cho phép kéo dài thời hạn tạm giam

đối với tất cả các loại tội phạm cho ngang bằng với thời hạn điều tra tương ứng với

loại tội phạm đó.

Một phần của tài liệu Đề tài khoa học sinh viên năm 2021 các biện pháp ngăn chặn trong luật tố tụng hình sự việt nam (Trang 51 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(59 trang)