CHƯƠNG II PHÁP LUẬT QUỐC TẾ VỀ CÁC BIỆN PHÁP NGĂN CHẶN
4.1. Những bất cập trong quy định pháp luật về biện pháp ngăn chặn trong pháp
4.1.3. Biện pháp “tạm hoãn xuất cảnh”
Thứ nhất, về căn cứ để áp dụng biện pháp này. Theo quy định tại khoản 1, Điều
124 BLTTHS 2015, căn cứ để áp dụng biện pháp tạm hoãn xuất cảnh là khi có “căn cứ” xác định việc xuất cảnh của người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố, bị can, bị cáo có dấu hiệu bỏ trốn. Tuy nhiên những “căn cứ” để xác định việc xuất cảnh của những người này nhằm mục đích bỏ trốn là gì thì lại khơng được giải thích trong bất kỳ văn bản pháp luật nào. Có ý kiến cho rằng, CQĐT phải nhận được thông báo người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố, bị can, bị cáo sẽ xuất cảnh; sau đó, sẽ đánh giá việc xuất cảnh này có nhằm mục đích bỏ trốn hay khơng để đưa ra quyết định có áp dụng niện pháp này hay không. Điều này là vô lý và nằm ngồi khả năng của CQĐT vì thực tế khơng ai đi ra nước ngồi mà có thơng báo với CQĐT cả. Quy định này cũng làm khó CQĐT: nếu không ra quyết định mà trông chờ bị can tự khai báo xuất cảnh, dẫn đến khi bị can bỏ trốn, thì CQĐT phải chịu trách nhiệm; cịn nếu cấm xuất cảnh khi chưa có căn cứ đang xuất cảnh và khơng có dấu hiệu bỏ trốn thì CQĐT có thể bị khiếu nại. Vì vậy, cần có quy định cụ thể về “ căn cứ” để áp dụng biện pháp này.
Thứ hai, quy định của pháp luật về biện pháp này cho thấy, về nguyên tắc, tạm
hỗn xuất cảnh có thể được áp dụng độc lập. Vậy biện pháp này có thể được áp dụng song song với một BPNC khác hay khơng, ví dụ như cấm đi khỏi nơi cư trú, đặt tiền để bảo đảm, bảo lĩnh. Hiện nay, pháp luật không cấm nhưng cũng không cho phép, trên thực tế, cơ quan có thẩm quyền ở nhiều địa phương đã áp dụng tạm hoãn xuất cảnh cùng lúc với cấm đi khỏi nơi cư trú. Đây là một điểm cần giải thích cụ thể, để việc thực thi pháp luật khơng bị lúng túng. Vì vậy, cần có quy định cụ thể rằng biện pháp này có thể áp dụng độc lập nhưng cũng có thể áp dụng đi kèm với một biện pháp khác như cấm đi khỏi nơi cư trú, đặt tiền để bảo đảm, bảo lĩnh,.. vì điều này làm cho cơ hội để bị can, bị cáo bỏ trốn giảm đi đáng kể.
Thứ ba, về đối tượng áp dụng biện pháp tạm hoãn xuất cảnh, theo khoản 1, điều
45
khởi tố, bị can, bị cáo. Nhưng, tại khoản 1 Điều 109 BLTTHS 2015 lại không đề cập đến người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố. Như vậy, có sự khơng tương thích giữa quy định chung về đối tượng áp dụng BPNC và quy định riêng về đối tượng áp dụng biện pháp tạm hoãn xuất cảnh. Để kịp thời, chủ động ngăn ngừa những đối tượng này xuất cảnh trốn sang nước ngoài cần phải bổ sung “người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố” vào khoản 1 Điều 109 để tương thích với quy định tại khoản 1 Điều 124.
4.1.4. Biện pháp bảo lĩnh
Thứ nhất, theo quy định tại khoản 1, Điều 121 BLTTHS 2015, bản chất của BPNC “Bảo lĩnh” là thay thế cho biện pháp tạm giam. Vậy vấn đề đặt ra là áp dụng BPNC ngay từ đầu khi khởi tố bị can hay chỉ áp dụng BPNC này sau khi bị can, bị cáo đang bị tạm giam? Vấn đề này chưa được hướng dẫn cụ thể, vì vậy khi áp dụng cịn nhiều khó khăn và lúng túng, ngoài những bị can, bị cáo đã bị tạm giam khi có đủ điều kiện áp dụng biện pháp này thì cịn có cả những bị can được áp dụng biện pháp này sau khi có quyết định khởi tố của cơ quan THTT hoặc bị can ra đầu thú trước cơ quan pháp luật. Vì vậy, cần có hướng dẫn để làm rõ thuật ngữ “biện pháp thay thế tạm giam” theo hướng biện pháp này cũng được áp dụng ngay từ đầu khi khởi tố bị can.
Thứ hai, điều kiện áp dụng biện pháp bảo lĩnh đối với bị can, bị cáo được quy
định rất chung chung, chưa cụ thể nên gây khó khăn cho việc áp dụng trong thực tiễn. Luật chỉ quy định căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi mà không xác định rõ trường hợp phạm loại tội nào và đối tượng có điều kiện, hồn cảnh, nhân thân như thế nào thì được áp dụng. Do đó, thực tế việc có áp dụng hay khơng áp dụng BPNC này vẫn tùy thuộc vào ý chí chủ quan của cơ quan, người có thẩm quyền; có trường hợp bị can, bị cáo có nơi cư trú rõ ràng, nhân thân tốt, phạm tội lần đầu, thành khẩn khai báo là người chưa thành niên, người khuyết tật, người trụ cột trong gia đình… nhưng vẫn khơng được cho bảo lĩnh.Vì vậy, cần bổ sung căn cứ pháp lý cụ thể về điều kiện áp dụng biện pháp bảo lĩnh để người có thảm quyền có căn cứ để xác định điều kiện áp dụng.
Thứ ba, về điều kiện đối với cơ quan, tổ chức nhận bảo lĩnh. Tại khoản 2, Điều
121 BLTTHS 2015 có quy định về tiêu chuẩn của cá nhân nhận bảo lĩnh, như sau: có
tư cách, phẩm chất tốt, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật nhưng lại không quy định về tiêu chuẩn của cơ quan, tổ chức nhận bảo lĩnh. Vậy, phải chăng mọi tổ chức đều có thể nhận bảo lĩnh cho bị can, bị cáo của tổ chức mình khi họ thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội. Nhóm nghiên cứu cho rằng khơng phải cơ quan, tổ chức nào cũng đủ tư cách cam đoan rằng bị can, bị cáo không tiếp tục phạm tội, khơng bỏ trốn; bảo đảm bị can, bị cáo có mặt theo triệu tập của cơ quan tố tụng và không vi phạm các quy định về điều kiện của bảo lĩnh. Vì vậy, cần bổ sung quy định về điều kiện của cơ quan, tổ chức nhận bảo lĩnh ; cụ thể chỉ các cơ quan, tổ chức nhà nước, đơn vị quân đội hoặc cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, tổ chức nước ngoại hoạt động hợp pháp tại Việt Nam mới được nhận bảo lĩnh cho bị can, bị cáo là cá nhân của cơ quan, tổ chức mình; cịn nếu bị can, bị cáo làm việc tại các tổ chức kinh tế, tổ chức khác thì sẽ khơng được phép nhận bảo lĩnh.